Trung
tá biệt cách dù Vũ Xuân Thông, một chiến binh, một bạn hiền vừa ra đi
Ngô Thế Vinh
23/04/2025
Vũ
Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng,
Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm
1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con
trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ
Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm hai
người em nữa là Vũ Hồng Vân và Vũ Văn Dũng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-101.jpg
Hình
1: Tốt nghiệp khóa 17 trường
Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt 1963, Vũ Xuân Thông tình nguyện gia nhập Lực Lượng Đặc Biệt,
một binh chủng mới của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Hình trên
là Đại Úy LLĐB Vũ Xuân Thông khi đang là
Liên Toán Trưởng Thám Sát của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta, sau này,
sát nhập với Tiểu Đoàn 81 để trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, một lực
lượng tổng trừ bị thiện chiến trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Nguồn: LĐ81 BCNDLLĐB
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-102-1000x420.jpg
Hình
2: Trường Puginier, là một
trường Dòng cổ xưa mang tên Giám mục Puginier được xây cất từ năm 1897 – được
coi như “một dấu ấn của Dòng La San Trên Đất Thần Kinh Bắc kỳ” chỉ sau trường
Taberd đã có trước đó tại Nam Kỳ (trái). Cậu học sinh 7 tuổi Vũ Xuân Thông, với
chiếc mũ beret đen (hàng sau, phải). Sau 1954, các công trình La San ở toàn Miền
Bắc bị chính quyền CS giải thể, trường Puginier sau này đổi tên thành trường
Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguồn: Tư liệu gia
đình VXT
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-103.jpg
HÌNH
3 : Hình
chụp gia đình Ba Mẹ Vũ Xuân Thông và các con ở Hà Nội năm 1951, Vũ Xuân Thông
là con trai cả đứng ở bìa phải, lúc ấy mới 12 tuổi đã bắt đầu “trổ giò” cao lớn
hơn hẳn các em. Nguồn:
Tư liệu gia đình Vũ Hồng Vân, em gái Vũ Xuân Thông
Có
bố là công chức từ thời vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954, ông quyết
định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp
tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT
phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học.
Sẵn
có năng khiếu về hội họa, Thông có giấc mơ đầu đời là trở thành kiến trúc sư,
nhưng rồi với học trình dài 6 năm rất tốn kém, với đồng lương công chức khiêm tốn
của bố, lại phải nuôi một gia đình 6 anh em đang ở tuổi ăn học, mà Thông là con
cả nên biết là gia đình không kham nổi. Vũ Xuân Thông đã chọn một hướng khác.
Là trai thời loạn, rồi cũng tới lúc phải “xếp bút nghiên”, Thông mơ ước trở
thành phi công. VXT viết:
“Ngay
từ những năm đầu ở Trung Học, tôi đã rất ngưỡng mộ Không Quân dù chỉ qua hình ảnh
của các anh phi công Mỹ, Pháp và Anh trong thời kỳ Thế Chiến thứ hai và
trong thời gian chiến tranh Việt Nam vào những năm 50. Tôi có ý định sẽ
gia nhập Không Quân Việt Nam, nhưng mộng không thành vì khi khám sức
khỏe ở Bệnh Viện Cộng Hòa tôi mới phát giác ra là thị lực con mắt phải của tôi
chỉ có 7/10. Thế là vỡ mộng…”
Mộng
phi công cũng không thành. Lựa chọn tiếp theo của Thông là thi vào trường Võ Bị
Quốc Gia Đà Lạt, một học viện quân sự danh tiếng của Đông Nam Á được ví như một
West Point của Mỹ hay một Saint-Cyr của Pháp thời bấy giờ.
Vũ
Xuân Thông gia nhập Khóa 17 Lê Lai từ trung tuần tháng 11 năm 1960 gồm hơn 200
thanh niên tuấn tú, nhưng rồi qua một chương trình huấn luyện sàng lọc khắt
khe, ngày ra trường 30 tháng 3 năm 1963 chỉ còn lại 180 tân sĩ quan. Thời gian
thụ huấn dự trù là 4 năm, khi ra trường, ngoài cấp bậc Thiếu úy Hiện dịch, mỗi
khóa sinh còn được cấp văn bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng, nhưng rồi do nhu cầu
chiến trường đang thiếu sĩ quan nên Khóa 17 đã mãn khóa sớm, với thời gian thụ
huấn được rút ngắn xuống chỉ còn là 2 năm 4 tháng.
ĐẠI
ĐỘI THÁM SÁT VÀ NHỮNG NGÀY NHẢY TOÁN
Trước
ngày tốt nghiệp, Vũ Xuân Thông đã có ý định tình nguyện gia nhập binh chủng Lực
Lượng Đặc Biệt (ARVNSF / Army of the Republic of Vietnam Special Forces),
được tổ chức giống như LLĐB Hoa Kỳ. Tổng Thống Kennedy đã khai sinh ra những
toán lính Mũ Xanh (Green Berets) này với ước mong đó là những chiến sĩ giải
phóng các dân tộc bị áp bức – De Oppresso Liber, và cũng nhằm đối
phó với mọi loại hình thức chiến tranh phi quy ước (unconventional warfare)
trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
No comments:
Post a Comment