Trump chơi ván bài
thuế quan, đó chỉ là 'khởi đầu'
Anthony Zurcher
Phóng
viên Bắc Mỹ
9
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9w8pqerqw1o
Trước
thời điểm các mức thuế "đối ứng" của Mỹ dự kiến có hiệu lực, Tổng thống
Donald Trump dường như đang tham gia vào một trò thi gan đầy rủi ro khi nền
kinh tế thế giới đang chơi vơi bên bờ vực.
Mức
thuế mới có phải là một chiêu bài đàm phán, hay là một chiến lược dài hạn nhằm
tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu và vị thế của Mỹ?
Một
số quốc gia bị coi là "những kẻ vi phạm tồi tệ nhất" đang vội vã tìm
cách xoa dịu Nhà Trắng để kết thúc trò chơi trước khi nó đạt đến một cao trào
thảm khốc.
Ngược
lại, Trung Quốc đang chơi một trò chơi khác - trò chơi trả đũa và chống cự.
Trong
khi đó, ông Trump vẫn kiên định với nước đi của mình, ngay cả khi một số đồng
minh của ông ở Quốc hội và Phố Wall đang tự hỏi rằng liệu tổng thống có đang đi
quá xa hay không.
Vào
hôm 6/4, khi được hỏi rằng thị trường sụt giảm tới mức nào thì ông sẽ chấp nhận
đổi hướng, ông Trump đã gắt gỏng, nói rằng đó là một "câu hỏi ngu ngốc".
Liệu
đây chỉ là chiêu bài đàm phán như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư và chính trị
gia, hay là một chiến lược dài hạn nhằm tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu
và vị thế của Mỹ?
Trong
thế giới mới này, một quốc gia được coi là đồng minh hay kẻ thù của Mỹ phụ thuộc
vào lợi ích quốc gia đó có thể mang tới cho Mỹ.
Vào
chiều 7/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, lãnh đạo quốc gia đầu tiên tới
gặp ông Trump sau buổi công bố thuế quan mới, đã có bước đi của mình trong trò
chơi của ông Trump.
Ông
Netanyahu tuyên bố rằng Israel - trước mức thuế mới 17% - sẽ bỏ rào cản thương
mại và hướng tới cân bằng thương mại với Mỹ.
"Chúng
tôi tin rằng đây là bước đi đúng đắn," ông Netanyahu nhấn mạnh.
"Israel có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác noi theo."
Các
quốc gia khác dường như cũng đang theo đuổi chiến lược tương tự với hy vọng đạt
được kết quả tích cực.
Sáng
thứ Hai 7/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gọi điện cho ông Trump, dẫn tới
tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent rằng Washington đang bắt đầu đàm
phán với Tokyo để "triển khai tầm nhìn của tổng thống [Trump] về Thời đại
Vàng son mới của Thương mại Toàn cầu".
Chủ
tịch ủy ban Liên minh châu Âu (EU) Ursula von der Leyen nói rằng châu Âu đã
"sẵn sàng đàm phán" với Mỹ, đề xuất giảm thuế song phương về 0% đối với
hàng hóa công nghiệp – một đề xuất mà ông Trump đã khen ngợi trong bài phát biểu
tại Phòng Bầu dục, nhưng cũng đồng thời nói rằng nó vẫn "chưa đủ".
Trung
Quốc thì không làm vậy. Sáng hôm 7/4, đối thủ kinh tế hàng đầu của Mỹ đã tuyên
bố rằng họ sẽ đáp trả mức thuế 34% của ông Trump bằng cách áp dụng thuế 34% đối
với hàng Mỹ.
Điều
này khiến ông
Trump đe dọa sẽ tăng thêm thuế 50% đối với Trung Quốc nếu Bắc
Kinh họ không rút lui vào thứ Ba 8/4.
"Trung
Quốc đã lựa chọn cô lập chính mình bằng cách trả đũa và tăng cường thái độ tiêu
cực đã có từ trước," ông Bessent viết trên X.
"Hơn
50 quốc gia đã phản ứng tích cực và công khai trước hành động lịch sử của ông
Donald Trump nhằm tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu công bằng và thịnh vượng
hơn."
Phản
ứng của Trung Quốc trước động thái mới nhất của ông Trump cũng thẳng thừng
không kém.
"Chúng
tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng việc gây áp lực hoặc đe dọa Trung Quốc không phải
là phương thức đúng đắn để giao thiệp với chúng tôi," người phát ngôn Đại
sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lưu Bằng Vũ nói với CBS News – đối
tác tại Mỹ của BBC.
"Trung
Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
No comments:
Post a Comment