Thương chiến khét lẹt,
‘phe ta bắn phe mình’
Trúc Phương/Người Việt
April
3, 2025 : 5:02 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/thuong-chien-khet-let-phe-ta-ban-phe-minh/
Lúc
0 giờ 1 phút sáng ngày 3 Tháng Tư, phát đại bác bắn phá thương mại và mậu dịch
toàn cầu của Tổng Thống Donald Trump bắt đầu có hiệu lực. Trước đó, ngày 26
Tháng Ba, Trump công bố kế hoạch áp thuế 25% nhằm vào xe hơi và phụ tùng xe hơi
nhập cảng, để “lấy lại việc làm trong ngành sản xuất xe hơi Mỹ” và nhằm giải
quyết “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/BL-Thue-Trump-1536x1024.jpg
Tổng
Thống Donald Trump tại Rose Garden, chiều 2 Tháng Tư, khi công bố danh sách các
quốc gia bị áp thuế. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)
Viết
trên Politico ngày 3 Tháng Tư, cây bút kinh tế Victoria Guida bình luận rằng cuộc
chiến thương mại của Trump “không thể nào xấu hơn” khi Mỹ thay đổi toàn diện
quan hệ kinh tế với toàn bộ thế giới, với lý do nhằm hồi sinh nền sản xuất nội
địa. Trong thực tế, việc Trump làm mang lại ảnh hưởng tệ hại nghiêm trọng cho
chính người Mỹ và kinh tế Mỹ.
Thuế
quan không phải là lá bùa toàn năng
Quyết
định tăng thuế đối với xe nhập cảng là thách thức trực tiếp và nguy hiểm đối với
một ngành công nghiệp chưa bao giờ phụ thuộc nhiều vào thương mại xuyên biên giới
như công nghiệp chế tạo xe hơi. Theo Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (Census Bureau), tổng
giá trị nhập cảng xe hơi, phụ tùng và động cơ vào Mỹ lên đến $474.3 tỷ.
Xe
được bán tại thị trường Mỹ được sản xuất bởi các hãng GM, Ford hoặc Stellantis…
chẳng hạn đều có nguồn gốc từ chuỗi cung ứng qua lại giữa biên giới Mỹ với
Mexico và Canada, cùng với nhiều linh kiện nhập từ Châu Âu và Châu Á. Theo lập
luận của Trump, sự phụ thuộc vào các quốc gia khác đối với khoảng ½ trong khoảng
16 triệu chiếc xe được mua vào năm 2024 cho thấy ngành công nghiệp xe hơi nội địa
Mỹ suy yếu như thế nào.
Thuế
quan xe hơi cho thấy Mỹ đang đối mặt nhiều rủi ro chính trị hơn so với cuộc tấn
công thương mại trong nhiệm kỳ đầu của Trump. Với mức giá một xe hơi mới trung
bình gần $50,000, chính sách thuế quan mới có thể tăng thêm hơn $10,000/chiếc.
Ngay thời điểm hiện tại, cái gánh thuế nặng hơn đã đè lên vai người dân Mỹ.
Trong
bài viết ngày 27 Tháng Ba, tờ The Atlantic cho biết, hai tháng qua, vợ chồng
Stuart và Susan Rosen đã phải trả gần $30,000 tiền thuế cho chính phủ Mỹ. Doanh
nghiệp nhỏ của họ có trụ sở tại Burbank chuyên thiết kế đồ trang sức giả, sản
xuất tại Trung Quốc, nhập ngược vào Mỹ và bán lại cho các siêu thị. Thế rồi
Trump áp thuế 10% đối với hàng nhập cảng của họ, tiếp đó đánh thêm 10%. Vợ chồng
Rosen chết đứng. Susan Rosen mỉa mai: “Trump lên mạng nói, ‘Điều này thật tuyệt!
Với chính sách thuế quan này, chúng ta sẽ kiếm được rất nhiều tiền’”; tuy
nhiên, “ông ấy đang đánh cắp tiền của tôi.”
Về
lý thuyết, sau “thời gian điều chỉnh,” Trump hứa, thuế quan sẽ “bảo vệ doanh
nghiệp và người dân chúng ta.” Giới chủ doanh nghiệp sẽ từ bỏ các đối tác
thương mại nước ngoài; trong khi đó, và công ty nước ngoài sẽ đầu tư vào Mỹ,
thuê công nhân Mỹ, mở nhà máy Mỹ và mua hàng hóa Mỹ. Thâm hụt thương mại sẽ giảm
và việc làm sẽ tăng. “Thuế quan là để làm cho nước Mỹ giàu có trở lại,” Trump
nói trước Quốc Hội, “Điều đó đang xảy ra”… Nghe rất bùi tai.
Nhưng
“điều đó” không xảy ra. Những doanh nghiệp nhỏ như Rosen bây giờ phải bán giá
cao hơn; và một khi hàng chục ngàn công ty Mỹ phụ thuộc vào hàng hóa nhập cảng
cũng buộc phải nâng giá thì sức mua người tiêu dùng sẽ giảm. Trong khi đó, giá
nhân công ở Mỹ không bao giờ có thể rẻ hơn giá nhân công ở nước ngoài. Tóm lại,
“nếu chúng ta cố sản xuất mọi thứ ở đây (Mỹ) thì đó là con đường dẫn đến nghèo
mạt,” nhận xét của Kimberley Clausing, kinh tế gia thuộc UCLA, “việc khăng
khăng rằng sẽ có một số lợi ích lâu dài thật sự là rất vô lý.”
Cây
bút bình luận Annie Lowrey viết: Tòa Bạch Ốc tạo ra một đống hổ lốn gây xáo trộn
khiến cho nước Mỹ không giàu có trở lại mà nghèo đói trở lại. Thuế quan có thể
khuyến khích các công ty Mỹ sử dụng nhiều sản phẩm nội địa và công nhân bản địa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chính sách thuế thúc đẩy việc làm hoặc cải
thiện cuộc sống người dân Mỹ.
Trong
thực tế, Washington nói chung luôn muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất nội địa. Cả
hai đảng đều mong như vậy và chính sách này đã tồn tại trước Trump hơn một thập
niên. Tổng Thống Barack Obama từng thúc đẩy nghị sự “Make It in America.” Năm
2016, cả Trump lẫn Bernie Sanders và Hillary Clinton đều đề cập các chính sách
cạnh tranh nhằm thúc đẩy việc đầu tư nhà máy sản xuất nội địa. Năm 2021, Joe
Biden gọi sản xuất công nghiệp là “động lực thịnh vượng của Mỹ.” Tổng Thống
Biden thậm chí chi hàng trăm tỷ đôla hỗ trợ các khoản tín dụng thuế và trợ cấp
cho các nhà máy bán dẫn và nhà máy năng lượng sạch.
Với
Trump, ông trở nên cực đoan khi nhai đi nhai lại rằng Mỹ là nạn nhân đáng
thương của trò lừa đảo từ các quốc gia bên ngoài. Trump chỉ trích toàn cầu hóa,
vì “nó khiến hàng triệu công nhân chúng ta không còn gì ngoài nghèo đói và đau
khổ.” Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc sử dụng chính sách
thương mại để tạo ra việc làm mới và lấy lại những việc làm bị “cướp mất.”
Trump
lập luận rằng sự mất cân bằng thương mại của Mỹ cho thấy các quốc gia khác
“đang lợi dụng chúng ta,” có nghĩa “chúng ta bán ít hàng hóa và dịch vụ cho nước
ngoài hơn là chúng ta mua từ họ.” Do đó, việc sản xuất mọi thứ trên đất Mỹ sẽ
thúc đẩy tốc độ tăng GDP. Đó chỉ là lý thuyết.
Với
các kinh tế gia, chính sách thương mại và thuế quan thật ra không thể đảo ngược
xu hướng thời đại, khi các doanh nghiệp luôn chọn những nơi có giá nhân công rẻ.
Việc xây dựng nhà máy ở Mỹ không thể là một quyết định duy ý chí, có nghĩa muốn
là được. Nó liên quan đến các ưu đãi về thuế, quy tắc lao động, vị trí cảng hay
xa lộ, và điều kiện làm việc tại địa phương.
Đó
là lý do một chiếc xe hơi được ráp hoàn chỉnh tại Illinois thường chứa các
thành phần từ Mexico, Canada, Nhật và Đức. Thậm chí nhiều phụ tùng được đưa vào
và đưa ra khỏi nước Mỹ nhiều lần trong quá trình lắp ráp.
Nói
cách khác, thuế quan sẽ khiến việc sản xuất tại Mỹ trở nên khó khăn chứ không
phải dễ dàng hơn. Một công ty sẽ chỉ phải trả một mức thuế quan duy nhất để nhập
cảng một chiếc xe được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài, nhưng nếu có nhiều đợt
thuế quan “đổ lên đầu” một chiếc xe được sản xuất trong và ngoài nước Mỹ thì
ngành công nghiệp xe hơi Mỹ không thể phát triển và việc mua xe giá rẻ “made in
America” sẽ chỉ là giấc mơ.
Làm
cho nước Mỹ trở nên… nghèo hơn
Một
cách tổng quát, không phải Mỹ có thể sản xuất mọi thứ thì nước Mỹ sẽ giàu hơn.
Kinh tế gia Kimberley Clausing thuộc UCLA nhận định: Nước Mỹ sẽ phân bổ lại sản
xuất, khi ôm đồm và làm cả những thứ mà người Mỹ không giỏi hoặc người Mỹ không
đáng phải làm. Thay vì chỉ sản xuất vũ khí, pin và chip bán dẫn,… Mỹ giờ đây
“ôm” luôn việc sản xuất máy nướng bánh mì, thiết bị thể thao và đồ trang sức giả…
Thử vào trang web mua sắm Amazon, có thể thấy hằng hà sa số món hàng linh tinh
nhập từ mọi nơi trên thế giới, đặc biệt Trung Quốc. Liệu người Mỹ có thể sản xuất
được tất cả những thứ linh tinh như cái kẹp tóc hoặc miếng lót chuột máy tính?
Thập
niên 1930, để chống lại cuộc Đại Suy Thoái, Mỹ ban hành Đạo Luật Thuế Quan
Smoot-Hawley, áp dụng mức thuế hơn 50% nhằm vào gần 2,000 loại hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài, khiến kim ngạch xuất cảng Mỹ giảm 66% trong những năm tiếp theo.
Đầu những năm 2000, để cứu ngành công nghiệp thép đang suy thoái, Mỹ áp mức thuế
“bảo hộ” 30% đối với thép nhập cảng. Điều này không chỉ gây ra sự phản đối mạnh
từ các đối tác thương mại mà còn làm tăng chi phí cho các ngành công nghiệp Mỹ
vốn phụ thuộc vào thép. Hậu quả, gần 200,000 người Mỹ mất việc làm…
Chính
sách thuế quan của Trump có thể có lợi cho một số nhà sản xuất và nhà bán lẻ nội
địa nhưng cùng lúc người Mỹ phải đối mặt với chi phí nhập cảng nguyên liệu thô,
chưa kể việc gián đoạn chuỗi cung ứng.
Theo
S&P Global Ratings, nếu thuế quan đánh vào Trung Quốc, Canada và Mexico có
hiệu lực hoàn toàn, giá tiêu dùng ở Mỹ có thể tăng tới 0.7% chỉ sau một đêm. Dữ
liệu từ tổ chức tư vấn The Conference Board cho thấy sau khi chính sách thuế
quan được công bố, chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Mỹ đã giảm từ 105.3 vào
Tháng Giêng xuống 98.3 vào Tháng Hai, đánh dấu mức giảm hàng tháng lớn nhất kể
từ Tháng Tám, 2021.
Cần
nhắc lại, cuộc thương chiến trước đây của Mỹ với Trung Quốc đã không làm giảm
thâm hụt thương mại giữa hai nước; thay vào đó, thặng dư thương mại của Trung
Quốc đã tăng từ $323 tỷ vào năm 2018 lên $361 tỷ vào năm 2024.
Dĩ
nhiên, với một số nước, “máu phải trả bằng máu.” Ngoài thái độ dứt khoát và mạnh
mẽ trong việc đương đầu của Canada đối với chính sách thuế của Trump, Châu Âu
cũng chuẩn bị phản công. Một số chính phủ Châu Âu, đặc biệt Pháp, đang “mài
dao” để sử dụng “công cụ chống cưỡng ép.”
Công
cụ pháp lý này, ban đầu được tạo ra nhằm vào Trung Quốc, cho phép EU áp đặt các
biện pháp trừng phạt thương mại đối với những nước muốn bắt nạt Châu Âu để thay
đổi chính sách kinh tế của họ.
Bây
giờ, công cụ này có thể được dùng để đối phó Mỹ, bắt đầu bằng mức thuế trả đũa
mà EU có thể áp dụng vào Tháng Tư, nhằm vào xe máy, thịt bò và whisky nhập từ Mỹ,
để đáp trả mức thuế thép và nhôm của Trump. EU thậm chí có thể tăng thêm một bậc,
bằng cách cấm nhập một số mặt hàng cụ thể từ Mỹ hoặc ngăn cản các công ty Mỹ đấu
thầu hợp đồng. Còn nữa, EU có thể ngừng thực thi các biện pháp bảo vệ sở hữu
trí tuệ đối với các công ty Mỹ tại Châu Âu.
Trong
một xã luận ký tên “Ban Biên Tập” (The Editorial Board), tờ Wall Street Journal
viết, “nếu phá hoại nước Mỹ bằng chủ nghĩa bảo hộ, ông Trump có thể không thể
ngạc nhiên nếu các chính phủ khác sẵn sàng tự làm hại họ để trả đũa (Mỹ). Và sự
thật là, họ có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho Mỹ trong quá trình này.” [kn]
No comments:
Post a Comment