Thuế
quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam
Vũ Minh Khương
| LKYSPP
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên
dịch
HÌNH : https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2025/04/27.-US-Vietnam-tariff.jpg
Việc
Mỹ áp dụng thuế quan thương mại toàn diện đối với khoảng 90 quốc gia trên thế
giới đã làm bùng nổ cuộc tranh luận về khả năng phục hồi kinh tế và vai trò chiến
lược của ngoại giao trong việc định hình tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam
hiện đang đứng trước ngã ba của cả rủi ro và cơ hội – đặc biệt là trong lĩnh vực
kỹ thuật số.
Đối
với Việt Nam, thách thức nằm ở việc vượt qua hậu quả tiềm tàng trong khi vẫn định
vị mình là nền kinh tế hướng đến xuất khẩu hàng đầu ở Đông Nam Á. Dưới đây,
Giáo sư Kinh tế Vũ Minh Khương – Giáo sư Thực hành tại Trường Chính sách Công
Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore – khái quát ba kịch bản thương mại có
thể xảy ra và ý nghĩa của chúng đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam. Ông cũng giải thích cách đàm phán thông minh, chủ động với Mỹ có thể thúc
đẩy quá trình chuyển đổi lâu dài.
Thuế
quan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam?
Để
đánh giá tác động của đợt áp thuế quan gần đây của Mỹ đối với nền kinh tế Việt
Nam, cần xem xét ba kịch bản toàn cầu tiềm ẩn:
Kịch
bản 1: Trường hợp tốt nhất
Hầu
hết các quốc gia đều nhượng bộ đáng kể với Mỹ – bao gồm đồng ý áp dụng mức thuế
quan bằng 0, mạnh mẽ xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, và cam kết tăng mua hàng
hóa của Mỹ. Đổi lại, chính quyền Trump cũng phản ứng một cách xây dựng, tham
gia vào các nỗ lực hợp tác để giảm mất cân bằng thương mại song phương.
Tác
động: Sự
ổn định kinh tế toàn cầu được duy trì và Việt Nam tiếp tục tăng cường hội nhập
quốc tế trong khi tận dụng động lực để đẩy nhanh cải cách kinh tế trong nước.
Kịch
bản 2: Thương chiến leo thang
Thương
chiến nổ ra giữa Mỹ và các đối tác chính, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Tác
động: Dù
Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng bất ổn trong ngắn hạn, nhưng nước
này có thể hưởng lợi từ việc gia tăng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và sự quan tâm
ngày càng lớn từ các công ty toàn cầu đang tìm kiếm giải pháp thay thế cho
Trung Quốc – đặc biệt là trong các dịch vụ kỹ thuật số, sản xuất công nghệ cao,
và cơ sở hạ tầng.
Kịch
bản 3: Trả đũa toàn cầu
Mỹ
liều lĩnh lạm dụng đòn bẩy của mình và gây ra một phản ứng toàn cầu thống nhất
– chẳng hạn như lệnh đóng băng xuất khẩu được phối hợp bởi hầu hết các quốc gia
trên thế giới – thì cả người tiêu dùng Mỹ và thương mại toàn cầu sẽ phải hứng
chịu sự gián đoạn nghiêm trọng. Trong kịch bản này, Mỹ sẽ là bên gánh hậu quả nặng
nề nhất: chính phủ sẽ không thu được doanh thu thuế quan, trong khi người tiêu
dùng sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, ngay cả đối
với các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Tác
động: Bất
chấp tình trạng trì trệ toàn cầu, một cuộc khủng hoảng như vậy có thể đóng vai
trò như một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ. Đối với Việt Nam, nó có thể châm ngòi cho một
làn sóng cải cách cơ cấu sâu sắc mới trong nền quản trị, khuôn khổ pháp lý, và
tự do hóa khu vực dịch vụ – được thúc đẩy bởi ý thức sâu sắc về sự sống còn và
tính cấp bách về mặt chiến lược.
Trong
cả ba kịch bản, Việt Nam có khả năng sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn – đặc biệt là trong
các hoạt động có giá trị gia tăng cao và nền kinh tế số. Gia tăng bất ổn toàn
cầu có thể đóng vai trò là chất xúc tác để cả chính phủ và khu vực tư nhân đẩy
nhanh cải cách cơ cấu và chuyển đổi số. Động lực này dự kiến sẽ khuyến khích đầu
tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng xanh, thúc đẩy đổi mới
sáng tạo, và tăng cường khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ tăng trưởng bền vững, dài hạn.
Cuộc
đàm phán với Mỹ sẽ có ý nghĩa gì đối với tương lai kinh tế của Việt Nam?
Việt
Nam đang tích cực tham gia đàm phán với Mỹ, hướng tới Kịch bản 1 – một kết quả
mang tính xây dựng, dựa trên sự nhượng bộ. Nếu thành công, điều này sẽ giúp tạo
ra một môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với các công
ty lớn của Mỹ như Qualcomm, Nvidia, Intel, Meta, Amazon, Google, và Boeing.
Một kết quả
đàm phán thành công sẽ có thể:
·
Khuyến
khích đầu tư công nghệ lớn hơn và quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ hơn của Mỹ
tại Việt Nam.
·
Thúc
đẩy một hệ sinh thái số cởi mở và năng động hơn, cho phép các công ty khởi nghiệp
và người tiêu dùng ở cả hai quốc gia tham gia mạnh mẽ hơn.
·
Tăng
cường vị thế của Việt Nam như một trung tâm khu vực về dịch vụ số, tận dụng được
dân số trẻ, am hiểu công nghệ, cũng như cơ sở hạ tầng đang mở rộng nhanh chóng.
Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch của đất nước sang xuất khẩu dịch vụ
số có giá trị cao.
Tóm
lại, hoạt động ngoại giao hiệu quả với Mỹ có thể mở ra kỷ nguyên tăng trưởng
kinh tế mới cho Việt Nam – đưa đất nước trở thành một nhân tố chủ chốt trong
chuỗi cung ứng có giá trị cao trong khu vực và trở thành nước xuất khẩu hàng đầu
của các ngành công nghiệp kỹ thuật số và dịch vụ.
No comments:
Post a Comment