« Thuế
đối ứng » : Mỹ tạm hoãn 90 ngày với thế giới, nhưng tăng thuế với
Trung Quốc lên 125%
Thanh
Hà|Thùy
Dương|Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 10/04/2025 - 13:39 - Sửa đổi ngày: 10/04/2025 - 17:03
Chỉ
13 giờ đồng hồ sau khi « thuế đối ứng » của Mỹ bắt đầu có
hiệu lực, chiều 09/04/2025, tổng thống Donald Trump loan báo tạm dừng biện pháp
này trong 90 ngày, chỉ áp mức thuế đồng bộ 10% với các nước. Washington để ngỏ
cánh cửa đàm phán với các đối tác thương mại. Cùng lúc Hoa Kỳ quyết định tăng
thuế hải quan lên 125% với hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, có hiệu lực « ngay
lập tức », trong khi Bắc Kinh duy trì mức thuế 84% đối với hàng Mỹ.
HÌNH
:
Trên
màn ảnh truyền hình tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt : Tổng thống Mỹ
Donald Trump loan báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày,
10/04/2025. AP - Martin Meissner
Guillaume
Naudin, thông tín viên RFI từ Washington cho biết thêm về sự thay đổi đột ngột
này của tổng thống Donald Trump :
« Biện
pháp thuế đối ứng mới chính thức có hiệu lực trong nửa ngày, nhưng từ những
ngày trước đã làm chao đảo các thị trường tài chính thế giới. Donald Trump lên
tiếng trên mạng xã hội của ông. Trong một tin nhắn, ông thông báo tạm ngưng áp
dụng biện pháp thuế đối ứng trong 90 ngày.
Mỹ
duy trì mức thuế hải quan 10% với toàn thế giới, ngoại trừ Trung Quốc.
Washington tăng thuế hải quan 125% đánh vào hàng Trung Quốc do Bắc Kinh không
tôn trọng các thị trường. Đúng là Bắc Kinh đã nhất quyết không nhượng bộ và đáp
trả chính sách thuế quan Mỹ đã ban hành.
Sau
đó, phát ngôn viên Nhà Trắng và bộ trưởng Tài Chính đã giải thích quyết định
này là 'chiến thuật từ đầu để buộc các quốc gia trên thế giới phải đàm phán
song phương về một thỏa thuận có lợi hơn cho Hoa Kỳ'. Đây là một sự thay
đổi ngoạn mục, nhất là 4 giờ đồng hồ trước đó, ông Trump đã khuyên mọi người
bình tĩnh. Với những thay đổi này, không dễ mà hiểu được chính sách của Mỹ. Đó
chính là điều mà giới tài chính và kinh tế tối kỵ. Mức thuế quan 10% vừa ấn định
và cuộc đọ sức giữa hai siêu cường kinh tế thế giới sẽ đem lại những hậu quả
nghiêm trọng. »
Sự
im lặng chiến lược của Tập Cận Bình
Hôm
nay 10/04/2025, Trung Quốc bắt đầu áp mức thuế quan 84% đối với mọi hàng hóa nhập
từ Mỹ. Cho dù tổng thống Mỹ Donald Trump « vừa đấm vừa xoa »,
một mặt nâng mức thuế nhập khẩu lên 125% nhắm vào hàng Trung Quốc, mặt khác
tuyên bố sẵn sàng đối thoại với chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vẫn kín
tiếng, dường như không muốn nhượng bộ vào lúc này.
Từ
Bắc Kinh, thông tín viên Clea Broadhurst tường trình :
« Những con số này,
gần như không thực tế, lại có hậu quả rất cụ thể : mọi hàng hóa lưu thông
giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đều trở nên quá đắt đỏ. Từ đồ chơi sản
xuất tại Trung Quốc, linh kiện điện tử, cho đến quần áo, người tiêu dùng Mỹ đều
có thể phải trả giá cao hơn gấp đôi. Về phía Trung Quốc, ngô, đậu nành hay ô tô
của Mỹ đang trở thành hàng xa xỉ. Và kết quả là giao thương đình đốn, các doanh
nghiệp bị bóp nghẹt và tình trạng bất ổn ngày càng tăng.
Logic
'ăn miếng trả miếng' này làm dấy lên viễn cảnh về sự tách rời kinh tế lâu dài
giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bắc Kinh, ngày càng nghi ngờ Mỹ, đang tìm cách tăng
cường quan hệ với các đối tác khác, chẳng hạn như với Liên Hiệp Châu Âu, mà
cánh cửa đối thoại vẫn được để ngỏ.
Trong
cuộc đọ sức này, Tập Cận Bình đang đặt cược vào một sự im lặng mang tính chiến
lược, không đưa ra một tuyên bố công khai nào sau khi Hoa Kỳ áp dụng mức thuế
quan mới. Nhưng trong nội bộ, Tập Cận Bình định hướng rõ ràng : tăng cường, củng
cố các quan hệ liên minh trong khu vực và bảo đảm chuỗi cung ứng. Ông ủy quyền
cho các nhà ngoại giao và các blogger ái quốc đưa ra các tuyên bố cứng rắn.
Đối
với Tập Cận Bình, cuộc xung đột này không chỉ là về kinh tế, mà đó còn là một
thử thách về chính trị, đối với sự sống cũng như đối với tính chính danh của đảng
Cộng Sản Trung Quốc. Sự thỏa hiệp trở nên gần như không thể có. Nhưng vẫn còn một
câu hỏi đang treo lơ lửng : Bên nào sẽ lùi bước trước ? »
Thuế
đối ứng : Việt Nam và Mỹ đồng ý khởi động đàm phán
Phó
thủ tướng Việt Nam Hồ Đức Phớc đang có mặt tại Washington hôm qua, 09/04/2025,
tuyên bố Việt Nam và Hoa Kỳ « trên nguyên tắc sẽ nhanh chóng đàm
phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng » nhằm thúc đẩy « những
mối quan hệ kinh tế và thương mại ổn định và có lợi cho cả đôi bên ».
Báo
Điện tử Chính phủ của Việt Nam cho biết « trong khuôn khổ chuyến
thăm Hoa Kỳ với tư cách là đặc phái viên của tổng bí thư Tô Lâm để trao đổi về
các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã gặp đại
diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer » vào chiều qua tại
Washington. Theo trang tin này, « Hoa Kỳ nhất trí là hai bên sẽ khởi
động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thoả
thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành trao đổi ngay ».
Trong
khi đó, hãng hàng không giá rẻ VietJet Air chiều qua thông báo đã « ký
kết một thỏa thuận 300 triệu đô la với tập đoàn AV AirFinance ». Đây
là « một phần trong loạt thỏa thuận tài chính trị giá 4 tỷ đô la
mà VietJet Air đã thực hiện cùng các đối tác hàng đầu Hoa Kỳ. Các thỏa thuận phục
vụ kế hoạch phát triển đội máy bay mới, bao gồm gần 300 máy bay dự kiến được
bàn giao trong giai đoạn 2025-2027 ».
Phản
ứng của châu Âu
Chủ
tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm nay, 10/04/2025, đã hoan nghênh
quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng với nhiều quốc
gia, bao gồm các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU). Bà xem đây là một bước
quan trọng để ổn định nền kinh tế toàn cầu và nhắc lại là đã nhiều lần ủng hộ một
thỏa thuận thương mại không thuế quan giữa Liên Âu và Mỹ.
Đối
với nhiều quan chức khác tại châu Âu, việc Donald Trump hoãn áp thuế « đối
ứng » là dấu hiệu cho thấy tổng thống Mỹ dường như bắt đầu tỉnh ngộ về
thiệt hại kinh tế mà ông gây ra, theo tường thuật của thông tín viên Pierre
Benazet từ Bruxelles :
«
Ủy Ban Châu Âu thừa nhận rằng tuyên bố của Donald Trump không rõ ràng, nhưng thống
đốc Ngân hàng Pháp cũng nhận thấy sự đảo ngược lập trường của tổng thống Mỹ phản
ánh một cái nhìn thực tế hơn một chút và bắt đầu trở lại với 'tính hợp lý
kinh tế'. Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz tuyên bố ngắn gọn rằng việc
Mỹ hoãn áp thuế trong 90 ngày là một 'phản ứng trước quyết tâm của châu Âu'.
Donald
Trump đã viết rõ rằng ông hoan nghênh thái độ của các quốc gia không đáp trả
Hoa Kỳ. Nhưng chỉ vài giờ trước đó, Liên Hiệp Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua các
biện pháp trả đũa, áp thuế quan đối với 180 sản phẩm của Mỹ.
Tuyên
bố của tổng thống Trump chỉ liên quan đến các loại thuế mà ông gọi là 'đối ứng',
nhưng Liên Âu cũng đang bị áp thuế quan đặc biệt đối với ô tô, thép, nhôm, và
chính vì thế mà khối 27 nước hôm qua đã quyết định phản ứng. Các quốc gia thành
viên Liên Âu sẽ vẫn giữ lập trường của mình cùng với các biện pháp trả đũa vì họ
vẫn trong tình thế bị đe dọa. »
No comments:
Post a Comment