Thuế đối ứng của
ông Trump khiến các nước cạnh Trung Quốc lâm vào thế kẹt
BBC News Tiếng Việt
19
tháng 4 năm 2025 16:53 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5yrlk0gxkyo
Koh
Ewe, Nick Mars và Astudestra Ajengrastri
Vai
trò,BBC News và BBC Indonesia
19
tháng 4 2025, 15:17 +07
Khi
Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu
thì doanh nhân Lê Song Hào từ Việt Nam đã nhìn thấy cơ hội.
Công
ty của ông Hào là một trong hàng trăm doanh nghiệp đã xuất hiện để cạnh tranh với
hàng xuất khẩu của Trung Quốc – những mặt hàng ngày càng bị phương Tây hạn chế.
SHDC
Electronics của ông Hào đặt tại trung tâm công nghiệp đang phát triển ở Hải
Dương, mỗi tháng công ty này xuất khẩu phụ kiện điện thoại và máy tính trị giá
khoảng 2 triệu USD sang Mỹ.
Tuy
nhiên, nguồn thu đó có thể biến mất nếu Tổng thống Trump áp thuế 46% lên hàng
hóa Việt Nam – một kế hoạch hiện đang tạm hoãn đến đầu tháng Bảy.
Quảng
cáo
Điều
đó sẽ là "thảm họa cho doanh nghiệp của chúng tôi," ông Hào nói.
Việc
chuyển sang bán cho người tiêu dùng trong nước cũng không mấy khả thi, ông giải
thích rằng công ty ông không thể cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc.
"Đây
không chỉ là khó khăn của riêng công ty chúng tôi. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam
cũng đang chật vật ngay trên sân nhà."
Thuế
quan mà ông Trump áp vào năm 2016 đã khiến một lượng lớn hàng Trung Quốc giá rẻ,
ban đầu định xuất khẩu sang Mỹ, bị đẩy sang thị trường Đông Nam Á, gây tổn thất
cho nhiều nhà sản xuất nội địa.
Nhưng
điều đó cũng mở ra cánh cửa mới cho các doanh nghiệp khác – đặc biệt là những
công ty có thể chen vào chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang tìm cách giảm sự phụ
thuộc vào Trung Quốc.
Tuy
nhiên, chính sách Trump 2.0 lại đe dọa đóng lại những cánh cửa đó, với lập luận
rằng đấy là một kẽ hở không thể chấp nhận. Và đó là một đòn giáng vào các nền
kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam và Indonesia – những nước đang đặt
tham vọng trở thành những nhân tố chủ chốt trong các ngành công nghiệp như chất
bán dẫn và xe điện.
Các
quốc gia này cũng đang rơi vào thế kẹt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới –
Trung Quốc, một láng giềng hùng mạnh đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn
nhất, và Mỹ – thị trường xuất khẩu chủ lực, có thể đang tính đến việc đạt được
một thỏa thuận gây bất lợi cho Bắc Kinh.
Vì
thế, chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam, Malaysia và Campuchia
trong tuần này – vốn đã được lên kế hoạch từ lâu – lại mang một ý nghĩa cấp
bách mới.
Cả
ba quốc gia đều tiếp đón ông bằng nghi thức trọng thị, nhưng ông Trump lại coi
đó là việc tăng thêm bằng chứng cho thấy họ đang "âm mưu chơi xỏ" nước
Mỹ.
No comments:
Post a Comment