Saturday, April 5, 2025

THUẾ MỚI CỦA TRUMP : 'NHÀ ĐÀM PHÁN' HỒ ĐỨC PHỚC ĐẾN MỸ CÓ XOAY CHUYỂN ĐUỘC TÌNH THẾ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Thuế mới của Trump: 'nhà đàm phán' Hồ Đức Phớc đến Mỹ có xoay chuyển được tình thế?

BBC News Tiếng Việt

4 tháng 4 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c78j663ll5do

 

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ thăm Mỹ từ 6-14/4 để đàm phán lại mức thuế 46% mà chính quyền tổng thống Donald Trump vừa giáng lên nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

 

Ông Phớc có thể làm được những gì khi chỉ chưa đầy một tuần nữa, mức thuế này chính thức có hiệu lực vào 9/4.

 

Chuyến đi của ông Phớc diễn ra trong khuôn khổ chương trình Đối thoại chính sách cấp cao tại Đại học Columbia, New York, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

 

Trước chuyến đi của ông Phớc, Bộ Công Thương cho rằng, giữa Việt Nam và Mỹ "vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán, để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi".

 

Cụ thể, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài của bộ này, nói trên Báo Chính phủ rằng hàng Việt chủ yếu cạnh tranh với các nước thứ ba chứ không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường này.

 

Không những thế, hàng Việt xuất sang Mỹ còn "tạo điều kiện để người tiêu dùng của Hoa Kỳ được sử dụng hàng hóa giá rẻ".

 

Ông Linh cũng nhắc lại việc Việt Nam đã ban hành Nghị định hạ thuế MFN (thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường giữa các nước trong WTO), có hiệu lực ngày 31/3, cho 13 nhóm hàng của Hoa Kỳ như với nhiều mặt hàng có lợi cho phía Hoa Kỳ như ô tô, LNG, Ethanol, sản phẩm gỗ cùng nhiều mặt hàng nông sản khác như đùi gà đông lạnh, hạnh nhân và hạt dẻ.

 

Nhiều dự án của nước này tại Việt Nam cũng đã được tháo gỡ vướng mắc về thuế.

 

Tuy nhiên, đó vẫn là thông điệp nhắc lại những điều mà Bộ Công Thương đã gửi cho phía Mỹ trước chuyến đi đàm phán thuế của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hôm 13/3.

 

 

HÌNH : Mức thuế Mỹ áp dụng với các nền kinh tế

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c78j663ll5do

 

 

Chuyến công tác đến Mỹ của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chính thức công bố áp thuế đối ứng lên nhiều quốc gia.

 

Việt Nam, với mức thuế 46%, nằm trong số các quốc gia bị đánh thuế cao nhất.

 

Nhiều chuyên gia nhận định mức thuế này là "khủng khiếp", có thể "chặn cửa" nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

 

Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại Mỹ cũng có nguy cơ giảm so với các đối thủ chính chịu mức thuế nhẹ hơn, như Thái Lan chịu mức thuế 36%, Ấn Độ 26%, Indonesia 32%, Malaysia 24%, Bangladesh 37%, Philippines 17%, Pakistan 29%...

 

 Hiện chưa có mức thuế cụ thể cho từng ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, nhưng các chuyên gia dự báo các ngành hàng máy tính, điện tử, điện thoại, phụ tùng linh kiện và dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, hạt điều... sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.

 

 

HÌNH : Sáu nhóm hàng Việt Nam xuất sang Mỹ đạt 1 tỷ USD trở lên  (hai tháng đầu 2025)

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c78j663ll5do

 

 

Hy vọng đàm phán thuế về 10%

 

Cộng đồng doanh nghiệp đã họp khẩn hôm 3/4, ngay sau khi mức thuế mới được công bố.

Các doanh nghiệp, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam phản ứng tiêu cực, và thị trường chứng khoán châu Á đỏ rực, bày tỏ lo lắng rằng chính phủ, và đặc biệt là chuyến đi của ông Phớc, sẽ giúp hai bên đạt được "một thoả thuận cân bằng hơn" giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp.

 

Trong báo cáo báo công bố hôm 4/4, ông Đồng Thanh Tuấn của Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset cho hay các chuyên gia "duy trì sự lạc quan nhất định rằng việc áp thuế đối ứng ở thời điểm hiện tại tiếp tục đóng vai trò là đòn bẩy" cho các đàm phán thương mại trước thời điểm 9/4.

 

Ông Tuấn cũng bày tỏ kỳ vọng trong chuyến đi Mỹ, ông Phớc sẽ đàm phán thành công, giúp hạ mức thuế đối ứng về mức tối thiểu (10%) "với các động thái chủ động nhượng bộ như giảm thuế suất nhập khẩu MFN cho hàng hoá xuất khẩu Mỹ; tăng nhập khẩu khí hoá lỏng LNG của Mỹ và tăng mua máy bay do Mỹ sản xuất để thu hẹp thâm hụt thương mại.

 

XEM TIẾP >>>>>

 

 

 

 



No comments: