The Economist
Đỗ
Đặng Nhật Huy,
biên dịch
https://nghiencuuquocte.org/2025/04/18/the-gioi-hom-nay-18-04-2025/
Donald
Trump tiếp
tục thể hiện sự không hài lòng với Jerome Powell, ám chỉ rằng chủ tịch
Cục Dự trữ Liên bang sẽ rời khỏi vị trí “nếu tôi yêu cầu ông ấy làm vậy.” (Năm
ngoái ông Powell đã phủ nhận khả năng từ chức trước khi hết nhiệm kỳ.) Trước
đó, ông Trump nói việc “sa thải” ông Powell “không thể đến sớm hơn” và kêu gọi
ngân hàng trung ương — một cơ quan độc lập về chính trị — nhanh chóng giảm lãi
suất.
Ông
Trump cho biết một thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine sẽ
được ký vào tuần tới. Thỏa thuận này, ban đầu được phê duyệt vào tháng 2, nhưng
đổ vỡ sau một cuộc họp thất bại tại Nhà Trắng giữa ông Trump và tổng thống
Ukraine, Volodymyr Zelensky. Sau đó các quan chức hai bên đã nối lại đàm phán.
Hôm thứ Tư, bà Yulia Svyrydenko, phó thủ tướng thứ nhất của Ukraine, cho biết
đã đạt được “tiến triển đáng kể”.
Trong
khi đó, ông Zelensky cáo buộc Trung Quốc cung
cấp vũ khí cho Nga và cho biết một số loại đạn được sản xuất ngay trên lãnh thổ
Nga. Tổng thống Ukraine cho biết ông dự định chia sẻ chi tiết vào tuần tới. Dù
có quan hệ gần gũi với Nga, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn liên tục khẳng định lập
trường trung lập và cẩn trọng tránh dính líu quân sự trực tiếp. Tháng này, lực
lượng Ukraine đã bắt giữ hai công dân Trung Quốc chiến đấu cho Nga.
Một
thẩm phán tòa án quận của Mỹ đã phán quyết Google vi
phạm luật chống độc quyền để duy trì thế độc quyền với một số công cụ quảng cáo
kỹ thuật số. Phán quyết cho rằng gã khổng lồ công nghệ đã gây hại cho “quá
trình cạnh tranh” và người dùng Internet. Bộ tư pháp Mỹ cùng một số bang đã đệ
đơn kiện công ty. Một thẩm phán khác cũng đã phán quyết bất lợi cho Google
trong một vụ tương tự hồi tháng 8.
Ngân
hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm xuống
còn 2,25%. Lạm phát trong tháng 3 giảm còn 2,2%, gần sát mức mục tiêu 2% của ECB;
lạm phát trong ngành dịch vụ — vốn dai dẳng — cũng đã giảm. Tuy nhiên ngân hàng
cảnh báo “căng thẳng thương mại gia tăng” có thể cản trở tăng trưởng. Các nhà
phân tích dự đoán sẽ có thêm hai lần giảm lãi suất nữa trước cuối năm 2025.
Ngân
hàng Trung ương Ai Cập hạ lãi suất 2,25 điểm phần trăm xuống
còn 25%. Đây là lần cắt giảm đầu tiên trong gần năm năm do lạm phát đã giảm mạnh.
Trước đó vào thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tăng lãi suất chủ
chốt từ 42,5% lên 46%. Động thái này nhằm trấn an nhà đầu tư sau khi ông Ekrem
Imamoglu, một chính trị gia đối lập, bị bắt giữ khiến đồng lira rớt giá.
Ông
Rafael Grossi cảnh báo Mỹ và Iran “không còn
nhiều thời gian” để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran. Người
đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ, sau khi đến Tehran trước thềm cuộc
đàm phán Mỹ-Iran, cho biết đầu tuần này rằng Iran “không còn xa” việc phát triển
vũ khí hạt nhân. Trước đó, ngoại trưởng Iran cho biết khả năng làm giàu uranium
của nước này là “không thể thương lượng.”
Con
số trong ngày:
tỷ lệ ủng hộ của Donald Trump đã giảm 14 điểm kể từ khi ông nhậm chức, theo
theo dõi của The Economist.
TIÊU
ĐIỂM
Các nhà
ngoại giao Mỹ đến Paris bàn về Ukraine
Ngoại
trưởng Mỹ Marco Rubio và Steve Witkoff, đặc phái viên của tổng thống Donald
Trump, sẽ kết thúc chuyến thăm Paris vào thứ Sáu. Cặp đôi này đã có cuộc hội
đàm hôm qua với tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Elysée, cũng như với các
quan chức và bộ trưởng từ Anh, Đức, và Ukraine.
Ông
Witkoff đến thủ đô nước Pháp sau khi đã nói chuyện trực tiếp với tổng thống
Nga, Vladimir Putin, vào ngày 11 tháng 4. Sau đó, ông tuyên bố rằng mình đã “nhận
được câu trả lời” về những gì Nga muốn để đổi lấy một thỏa thuận hòa bình,
nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể. Ông Macron đang cùng thủ tướng Anh, Sir
Keir Starmer, dẫn đầu nỗ lực thành lập một lực lượng “bảo an” gồm các nước châu
Âu và các đồng minh khác để hỗ trợ Ukraine nếu đạt được thỏa thuận. Tổng thống
Pháp vẫn chưa từ bỏ hy vọng Mỹ có thể được thuyết phục tham gia hỗ trợ lực lượng
này. Ông Macron cũng cố gắng nhấn mạnh với các vị khách Mỹ rằng việc chơi theo
“ván cờ của Nga” ở Ukraine không phải là lợi ích của họ.
Lạm
phát tăng ở Nhật Bản
Một
cuộc khủng hoảng về gạo đã trở thành biểu tượng cho chi phí sinh hoạt ngày càng
tăng ở Nhật Bản, sau một mùa vụ thất bát vào năm 2023. Vào tháng 3, giá gạo ở
Tokyo đã cao hơn gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thực phẩm tăng vọt có thể
đẩy chỉ số lạm phát giá tiêu dùng cho năm kết thúc vào tháng 3 (sẽ được công bố
vào thứ Sáu) vượt mức 3%.
Dữ
liệu này sẽ ảnh hưởng đến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trước cuộc họp
chính sách vào ngày 30 tháng 4. Ngân hàng trung ương này đã chấm dứt chính sách
lãi suất âm kéo dài hàng thập kỷ vào năm ngoái. Kể từ đó, họ đã tăng lãi suất
hai lần; và một đợt tăng nữa có thể sẽ sớm đến. Song con đường phía trước còn
nhiều bất định. Đồng yên đã mạnh lên giữa những lo lắng của thị trường do chính
sách của Donald Trump gây ra. Điều này làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn và có thể
giảm lạm phát, làm suy yếu lý do để tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ.
Cùng
lúc đó, các mức thuế mới của ông Trump có thể làm chậm tăng trưởng — một lý do
khác khiến BoJ cần cẩn trọng. Thống đốc BoJ, ông Ueda Kazuo, gần đây cảnh báo rằng
các chính sách của Mỹ đã đẩy nền kinh tế tiến gần hơn đến một “kịch bản tồi tệ.”
Trump
đánh mất sự ủng hộ của cử tri
Tổng
thống Donald Trump đang phá kỷ lục của chính mình về tốc độ khiến người Mỹ khó
chịu. Kể từ chiến thắng sít sao hồi tháng 11, ông đã tuyên bố mình nhận được một
“ủy nhiệm to lớn” từ cử tri. Nhiều người Mỹ thật ra đã có quan điểm ưu ái ông,
nhưng theo công cụ theo dõi mới về mức độ ủng hộ của ông, điều đó đã thay đổi.
Kể từ lễ nhậm chức, tỷ lệ ủng hộ ròng của ông đã giảm 14 điểm phần trăm, sâu
hơn mức giảm 5 điểm ở cùng thời điểm trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Ông
Trump vẫn được ủng hộ mạnh mẽ từ nhóm cử tri trung thành là các đảng viên Cộng
hòa cứng rắn, nhưng nhiều cử tri mà ông thu hút năm ngoái đang lo lắng về các
chính sách của ông. Cứ năm cử tri của ông thì có một người cho biết họ không đồng
tình với cách ông xử lý lạm phát và giá cả, trong khi 12% không đồng tình với
các quyết định của ông về việc làm và nền kinh tế nói chung. Dù ông sẽ không phải
đối mặt với cử tri nữa, các cuộc thăm dò dư luận đang mang đến thông tin đáng
lo ngại cho các nhà lập pháp Cộng hòa — những người mà ông Trump đang trông cậy
để thông qua chương trình lập pháp của mình.
DOGE đối
đầu với các đơn vị tư vấn
Mười
công ty tư vấn Mỹ có một thời hạn quan trọng vào thứ Sáu. Các công ty này đã được
yêu cầu phản hồi yêu cầu từ Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp Mỹ (GSA) giải thích cách họ
sẽ cắt giảm phí mà họ thu của chính phủ liên bang, theo một bức thư bị rò rỉ
cho Financial Times. GSA là một trong những cơ quan gắn bó chặt chẽ
nhất với DOGE — nhóm có nhiệm vụ cắt giảm ngân sách do Elon Musk dẫn đầu. (Tòa
nhà của cơ quan này là nơi nhóm nhân viên trẻ của DOGE dựng lên các “buồng ngủ”.)
Yêu
cầu của DOGE về việc rà soát lại các hợp đồng hiện tại phù hợp với các hoạt động
của nhóm ở nơi khác. Tuần này, Viện Vera — một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về
cải cách tư pháp — cho biết DOGE đã yêu cầu được tiếp cận tổ chức để điều tra
cách họ sử dụng tiền liên bang — một phần trong kế hoạch của ông Musk nhằm cử
nhân viên đến “mọi viện hoặc cơ quan có ngân sách do Quốc hội phân bổ.” Sự can
thiệp đó giờ đây còn bao gồm cả các nhà thầu tư nhân. Niềm tin của ông Musk dường
như là chính phủ — bao gồm cả những công ty được thuê — phải tuân theo ý chí của
Donald Trump.
=====================
The Economist
Đỗ
Đặng Nhật Huy, biên
dịch
https://nghiencuuquocte.org/2025/04/17/the-gioi-hom-nay-17-04-2025/
No comments:
Post a Comment