Năm lá bài Trung Quốc
đang nắm trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ
Koh Ewe
BBC
News
24
tháng 4 2025, 11:17 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/creq047evy3o
Cuộc
chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đã bước
vào giai đoạn căng thẳng nhất.
Hàng
xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ phải đối mặt với mức thuế cao nhất lên đến
245%.
Bắc
Kinh đã đáp trả bằng cách đánh thuế 125% đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Người
tiêu dùng, doanh nghiệp và thị trường đang chuẩn bị cho thời kỳ nhiều bất ổn
hơn khi nỗi lo về suy thoái trên toàn cầu gia tăng.
Chính
phủ Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đối thoại,
nhưng cảnh báo, nếu cần thiết, họ sẽ "chiến đấu đến cùng".
Dưới
đây là những công cụ mà Bắc Kinh có trong tay để đối phó với các mức thuế của Tổng
thống Mỹ Donald Trump.
Trung
Quốc có thể chịu thương đau (trong giới hạn nhất định)
Không
giống như Trump, Tập Cận Bình sẽ không phải chịu trách nhiệm trước người dân
Trung Quốc thông qua một cuộc bầu cử
Trung
Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, điều đó có nghĩa là họ có thể hấp thụ
tác động của thuế quan tốt hơn các quốc gia nhỏ hơn khác.
Với
hơn một tỷ người, nước này cũng có một thị trường nội địa khổng lồ có thể giảm
bớt một số áp lực cho các nhà xuất khẩu đang phải vật lộn với thuế quan.
Bắc
Kinh vẫn đang loay hoay tìm cách thúc đẩy tiêu dùng vì người dân Trung Quốc chi
tiêu chưa đủ nhiều. Tuy nhiên, với hàng loạt biện pháp kích cầu – từ hỗ trợ mua
đồ gia dụng đến các "chuyến tàu bạc" dành cho người nghỉ hưu đi du lịch
– tình hình có thể sẽ thay đổi.
Các
mức thuế quan mà Tổng thống Trump áp đặt càng thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc
quyết tâm khai thác tiềm năng tiêu dùng nội địa của đất nước.
Giới
lãnh đạo Trung Quốc có thể "sẵn sàng chịu đau thương để tránh phải nhượng
bộ trước điều họ cho là hành động gây hấn từ phía Mỹ", chuyên gia thương mại
Mỹ - Trung Mary Lovely tại Viện Peterson ở Washington DC nói với BBC Newshour hồi
đầu tháng.
Là
một chế độ độc tài, Trung Quốc cũng có ngưỡng chịu đau cao hơn vì họ không phải
lo ngại nhiều về dư luận trong ngắn hạn. Không có cuộc bầu cử nào sắp tới để
người dân phán xét các nhà lãnh đạo của họ.
Tuy
nhiên, tình trạng bất ổn vẫn là mối lo ngại, đặc biệt vì đã có sự bất mãn về khủng
hoảng bất động sản đang diễn ra và tình trạng mất việc làm.
Bất
ổn kinh tế về thuế quan là một đòn giáng nữa vào giới trẻ vốn chỉ biết đến một
Trung Quốc đang trỗi dậy.
Đảng
Cộng sản đã kêu gọi tinh thần dân tộc để biện minh cho các biện pháp trả đũa
thuế quan. Truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi người dân hãy "cùng
nhau vượt qua giông bão".
Chủ
tịch Tập Cận Bình có thể đang lo lắng, nhưng cho đến nay, Bắc Kinh vẫn giữ giọng
điệu cứng rắn và tự tin.
Một
quan chức Trung Quốc từng trấn an người dân: "Bầu trời sẽ không sụp xuống."
Đầu
tư vào tương lai
Trung
Quốc đã dựa vào các ngành công nghiệp mới nổi từ xe điện đến trí tuệ nhân tạo
Trung
Quốc luôn được biết đến là công xưởng của thế giới - nhưng họ đã đổ hàng tỷ đô
la Mỹ để trở thành một công xưởng tiên tiến hơn nhiều.
Dưới
thời ông Tập Cận Bình, nước này đã chạy đua với Hoa Kỳ để giành quyền thống trị
công nghệ.
Trung
Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ do nước này phát triển, từ năng lượng
tái tạo đến chip và AI.
Chẳng
hạn như chatbot DeepSeek, được ca ngợi là đối thủ đáng gờm của ChatGPT, và BYD,
đã đánh bại Tesla vào năm ngoái để trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) lớn nhất
thế giới. Apple mất thị phần đáng giá của mình vào tay các đối thủ cạnh tranh
trong nước như Huawei và Vivo.
Gần
đây, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch chi hơn một ngàn tỷ đô la Mỹ trong thập kỷ tới
để hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong AI.
Các
công ty Hoa Kỳ đã cố gắng chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, nhưng họ đã
phải đánh vật để có thể tìm ra được quy mô cơ sở hạ tầng và lao động có tay nghề
tương tự ở nơi khác.
Các
nhà sản xuất Trung Quốc ở tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng đã mang lại
cho đất nước này lợi thế kéo dài hàng thập niên và để có được điều này sẽ phải
mất thời gian để sao chép.
Kinh
nghiệm về chuỗi cung ứng, vốn không có đối thủ, và sự hỗ trợ của nhà nước đã biến
Trung Quốc thành kẻ thù đáng gờm trong cuộc chiến thương mại này.
Theo
một cách nào đó, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến này kể từ nhiệm kỳ trước của
Trump.
Bài
học từ Trump 1.0
Tập
Cận Bình (ở giữa) gần đây đã có chuyến công du ngoại giao tới Đông Nam Á để củng
cố mối quan hệ với các đối tác thương mại quan trọng
Kể
từ khi thuế quan của ông Trump đánh vào các tấm pin mặt trời của Trung Quốc vào
năm 2018, Bắc Kinh đã đẩy nhanh kế hoạch cho tương lai vượt ra ngoài trật tự thế
giới do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Họ
đã bơm hàng tỷ đô la Mỹ vào một chương trình thương mại và cơ sở hạ tầng gây
tranh cãi, được biết đến với tên gọi Sáng kiến Vành đai
và Con đường, để củng cố mối
quan hệ với cái gọi là Nam Bán cầu.
Việc
mở rộng thương mại với Đông Nam Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi diễn ra khi Trung
Quốc cố gắng tự tách mình khỏi Hoa Kỳ.
Nông
dân Hoa Kỳ từng cung cấp 40% lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc - con số
đó hiện chỉ còn ở mức 20%. Sau cuộc chiến tranh thương mại lần trước, Bắc Kinh
đã đẩy mạnh trồng đậu nành trong nước và mua khối lượng đậu nành kỷ lục từ
Brazil - nước hiện là nhà cung cấp đậu nành lớn nhất của họ.
"Chiến
thuật này là nhất tiễn hạ song điêu, vừa tước đi thị trường vốn đã có sẵn của Mỹ,
vừa đánh bóng uy tín về an ninh lương thực của Trung Quốc," Marina Yue
Zhang, phó giáo sư tại Viện Quan hệ Úc-Trung Quốc của Đại học Công nghệ Sydney,
cho biết.
Hoa
Kỳ không còn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc nữa: vị trí đó giờ
thuộc về Đông Nam Á. Trên thực tế, Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất
của 60 quốc gia vào năm 2023 - gần gấp đôi so với Hoa Kỳ. Là quốc gia xuất khẩu
lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã đạt được thặng dư kỷ lục một ngàn tỷ đô la Mỹ
vào cuối năm 2024.
Điều
đó không có nghĩa là Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, không phải là đối
tác thương mại quan trọng đối với Trung Quốc.
Nhưng
điều đó không có nghĩa là Washington sẽ dễ dàng dồn Trung Quốc vào chân tường.
Sau
các báo cáo cho rằng Nhà Trắng sẽ sử dụng các cuộc đàm phán thương mại song
phương để cô lập Trung Quốc, Bắc Kinh đã cảnh báo các quốc gia không nên
"đạt được thỏa thuận bằng cách đánh đổi lợi ích của Trung Quốc".
Đó
sẽ là một lựa chọn bất khả thi đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
"Chúng
tôi không thể lựa chọn, và chúng tôi sẽ không bao giờ lựa chọn [giữa Trung Quốc
và Hoa Kỳ]", Bộ trưởng Thương mại Malaysia Tengku Zafrul Aziz nói với BBC
vào tuần trước.
Trung
Quốc biết khi nào Trump sẽ nhượng bộ
Thị
trường trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đã chứng kiến đợt
bán tháo mạnh khi ông Trump công bố mức thuế quan cao đối với hầu hết các quốc
gia
Ông Trump vẫn giữ vững lập trường khi cổ phiếu
lao dốc sau thông báo áp thuế toàn diện của ông vào đầu tháng Tư, ví các khoản
thuế khổng lồ của mình như "thuốc".
Nhưng
ông đã quay xe sau đó, tạm dừng hầu hết các mức thuế đó trong 90 ngày sau đợt
bán tháo mạnh trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Còn được gọi là Kho bạc, những trái
phiếu này từ lâu đã được coi là khoản đầu tư an toàn. Nhưng cuộc chiến tranh
thương mại đã làm lung lay niềm tin vào các tài sản này.
Kể
từ đó, ông Trump đã đánh tiếng về việc giảm căng thẳng thương mại với Trung Quốc,
nói rằng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ "giảm đáng kể, nhưng sẽ
không xuống bằng không.
Vì
vậy, các chuyên gia chỉ ra rằng, giờ đây Bắc Kinh biết rằng thị trường trái phiếu
có thể làm lung lay Trump.
Trung
Quốc cũng nắm giữ 700 tỷ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.
Nhật
Bản, một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ, là quốc gia duy nhất ngoài Hoa Kỳ nắm
giữ lượng trái phiếu này nhiều hơn Trung Quốc.
Một
số người cho rằng điều đó tạo đòn bẩy cho Bắc Kinh: truyền thông Trung Quốc thường
xuyên đưa ra ý tưởng bán hoặc hoãn mua trái phiếu Hoa Kỳ như một "vũ
khí".
Nhưng
các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sẽ không thoát khỏi tình huống như vậy mà
không bị sứt mẻ.
Thay
vào đó, điều này sẽ dẫn đến tổn thất lớn cho các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào
thị trường trái phiếu và làm mất ổn định đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Trung
Quốc chỉ có thể gây sức ép với trái phiếu chính phủ Mỹ "cho đến một mức độ
nhất định", Tiến sĩ Zhang nói. "Trung Quốc sở hữu một quân bài mặc cả,
chứ không phải một vũ khí tài chính."
Thế
độc quyền đất hiếm
Đất
hiếm rất quan trọng trong sản xuất chất bán dẫn
Tuy
nhiên, điều mà Trung Quốc có thể biến thành vũ khí là thế gần như độc quyền
trong việc khai thác và tinh chế đất hiếm, một loạt các nguyên tố quan trọng đối
với sản xuất công nghệ tiên tiến.
Trung
Quốc có trữ lượng lớn các nguyên tố này, chẳng hạn như dysprosi, được sử dụng
trong nam châm xe điện và tua bin gió, và Yttrium, cung cấp lớp phủ chịu nhiệt
cho động cơ phản lực.
Bắc
Kinh đã phản ứng với mức thuế mới nhất của Trump bằng cách hạn chế xuất khẩu bảy
loại đất hiếm, trong đó có một số loại thiết yếu trong sản xuất chip AI.
Theo
ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc chiếm khoảng 61% sản
lượng đất hiếm và 92% hoạt động tinh luyện.
Dù
Úc, Nhật Bản và Việt Nam đã bắt đầu khai thác đất hiếm, sẽ còn mất nhiều năm nữa
mới có thể loại Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vào
năm 2024, Trung Quốc cũng đã cấm xuất khẩu một khoáng sản thiết yếu khác là
antimon – chất quan trọng đối với nhiều quy trình sản xuất.
Giá
của loại khoáng sản này đã tăng hơn gấp đôi giữa làn sóng tích trữ hoảng loạn
và cuộc tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Đáng
lo ngại là tình huống tương tự có thể xảy ra với thị trường đất hiếm, điều này
sẽ gây gián đoạn nghiêm trọng cho nhiều ngành công nghiệp – từ xe điện đến quốc
phòng.
"Bất
cứ thứ gì bạn có thể bật hoặc tắt đều có khả năng điều khiển bằng đất hiếm,"
ông Thomas Kruemmer, Giám đốc Công ty Thương mại và Đầu tư Quốc tế Ginger, từng
nói với BBC.
"Tác
động đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ rất lớn."
---------------------------
Tin
liên quan
·
Nhà đầu tư Trung Quốc
thể hiện lòng yêu nước bằng cách đầu tư cổ phiếu
23
tháng 4 năm 2025
·
Thuế đối ứng của ông
Trump khiến các nước cạnh Trung Quốc lâm vào thế kẹt
19
tháng 4 năm 2025
·
Ông Tập thăm Hà Nội:
Việt Nam có xích lại gần Trung Quốc để 'chơi' Mỹ?
16
tháng 4 năm 2025
No comments:
Post a Comment