Thursday, April 10, 2025

MỸ & TRUNG QUỐC THƯƠNG CHIẾN LEO THANG : HÀ NỘI XÍCH LẠI GẦN BẮC KINH? (BBC News Tiếng Việt)

 



Mỹ và Trung Quốc thương chiến leo thang: Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh?

BBC News Tiếng Việt

9 tháng 4 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpwzzr1zdkro

 

Sau khi Trung Quốc từ chối dỡ bỏ biện pháp trả đũa thuế quan, Mỹ thông báo chính thức áp thuế 104% đối với hàng Trung Quốc từ ngày 9/4. Hàng loạt quốc gia mắc kẹt trong cuộc chiến của hai siêu cường, trong đó có Việt Nam với đường lối ngoại giao cây tre.

 

HÌNH : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/dc54/live/d0d655a0-1506-11f0-b1b3-7358f8d35a35.png.webp

Việt Nam có thể sẽ phải xích lại gần Trung Quốc vì nhu cầu kinh tế

 

"Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Trung Quốc sẽ lùi bước và đơn phương dỡ bỏ thuế quan," ông Alfredo Montufar-Helu, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Trung Quốc thuộc tổ chức nghiên cứu The Conference Board, nhận định.

 

Theo ông Montufar-Helu, việc nhượng bộ không chỉ khiến Trung Quốc trông yếu thế, mà còn tạo đòn bẩy cho Mỹ đưa ra thêm yêu sách.

 

"Chúng ta hiện đã rơi vào thế bế tắc, và nhiều khả năng điều này sẽ dẫn đến những tổn thương kinh tế kéo dài," ông nói.

 

Thực chất, Tổng thống Donald Trump đã áp đặt các mức thuế đáng kể đối với Trung Quốc từ nhiệm kỳ đầu – thứ mà người kế nhiệm Joe Biden giữ nguyên và thậm chí bổ sung thêm.

 

Theo đó, các rào cản thương mại đã khiến lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc từ 21% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm 2016 giảm xuống còn 13% vào năm 2024.

 

Mức độ phụ thuộc của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại vì thế mà sụt giảm đáng kể trong thập kỷ qua.

 

Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng một phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hiện đang được chuyển hướng thông qua các quốc gia Đông Nam Á, mà Việt Nam là cái tên thường xuyên được nhắc tới như một "trạm trung chuyển" cho hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ.

 

 

Ngả sang Trung Quốc, hay mua thêm hàng Mỹ?

 

Có những ý kiến cho rằng Việt Nam có thể tiến gần hơn vào "vòng tay" của Trung Quốc, khi mà uy tín của Mỹ ở Đông Nam Á đã bị tổn hại và chỉ còn vài ngày nữa là tới thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến tới Việt Nam vào hôm 14/4.

 

Mặc dù Việt Nam luôn cảnh giác trước việc trở nên gần gũi với Trung Quốc, xét tới lịch sử xung đột kéo dài và mối kèn cựa năng lực sản xuất, thuế quan của ông Trump có thể đẩy Việt Nam xích lại người hàng xóm phương Bắc vì nhu cầu kinh tế, theo tờ The Economist của Anh.

 

Trung Quốc được cho là sẽ tận dụng tình hình hỗn loạn hiện tại trong chuyến công du sắp tới của ông Tập tới Việt Nam, Malaysia và Campuchia để "khắc họa Trung Quốc như một đối tác kiên định và đáng tin cậy — trái ngược với Mỹ", tờ The Guardian của Anh dẫn đánh giá của ông Kevin Chen, nghiên cứu viên cộng tác của Chương trình nghiên cứu về Mỹ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore.

 

Dự kiến sẽ có hàng loạt thỏa thuận kinh tế được ký kết giữa Trung Quốc và các quốc gia nói trên vào cuối chuyến thăm.

 

Trước thềm chuyến thăm dự kiện này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tuyên bố lập trường độc lập của Việt Nam, không chấp nhận hội nhập bằng mọi giá hay ỷ lại vào bất cứ một đối tác nào.

 

"Hội nhập không chỉ có thảm đỏ và hoa hồng, hội nhập có rất nhiều khó khăn, rất nhiều chông gai, phải nỗ lực bắt kịp, tiến cùng và vượt lên thì mới có thể hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ,'' ông nói tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 hôm 8/4.

 

Trong viễn cảnh "tích cực nhất", uớc tính đến năm 2026, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm 3,5% so với mức cơ sở trước thuế quan, theo nghiên cứu của công ty tư vấn Oxford Economics. Điều này tương đương với việc giảm một nửa tốc độ tăng trưởng của Việt Nam.

 

Ngoài mức 46% cho Việt Nam, hàng loạt quốc gia khác trong khu vực cũng chịu mức thuế mới: Campuchia (49%), Lào (48%), Thái Lan (36%), Indonesia (32%), Malaysia (24%), Brunei (24%), Philippines (17%) và Singapore (10%).

 

XEM TIẾP >>>>>  






No comments: