Mua
F-16 của Mỹ : Việt Nam chọn đúng thời điểm, không chọc giận Trung Quốc và Nga ?
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 24/04/2025 - 14:57
Giảm thặng
dư thương mại với Mỹ liệu có phải là lý do chính đáng và nay có phải là thời điểm
tốt nhất để Việt Nam mua chiến đấu cơ F-16, nếu thông tin này là xác thực, mà
không “chọc giận” Trung Quốc, đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông, và Nga, nhà cung cấp vũ khí cho Hà Nội từ hơn 70 năm qua?
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Chiến đấu cơ F-16 của không quân Ukraina bat trên không phận Ukraina
ngày 04/08/2024. © Efrem Lukatsky / AP
Theo
trang 19FortyFive ngày 19/04/2025, “sau các cuộc đàm phán dài, Việt Nam
sắp trở thành khách hàng mới của chiến đấu cơ F-16”, sẽ đặt mua ít nhất là
24 chiếc, dù chưa có số liệu chính thức nào được công bố.
Mỹ thay
Nga trở thành đối tác an ninh thực chất nhất ?
Dù
nghi ngờ về số lượng lớn như thế, giới chuyên gia cho rằng nếu thực sự có một
thỏa thuận như vậy, Hà Nội khẳng định chiến lược từ năm 2022 giảm phụ thuộc vào
Nga, từng cung cấp đến hơn 80% kho vũ khí của Việt Nam. Mỹ sẽ thay Nga trở
thành “đối tác quốc phòng thực chất nhất” của Việt Nam, theo
nhà nghiên cứu Ian Storey của viện ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore,
khi trả lời báo mạng Hồng Kông South China Morning Post ngày 23/04.
Vấn
đề vũ khí, quốc phòng đã được hai nước đề cập từ chuyến công du Hà Nội của tổng
thống Mỹ Joe Biden năm 2023 và đánh dấu một chương mới trong hợp tác an ninh giữa
hai cựu thù. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi vấn về thông tin nói trên, vì cả Hà
Nội và Washington đều chưa xác nhận thương vụ F-16. Hơn nữa, theo chuyên gia
Ian Storey, cho đến giờ “quân đội Việt Nam vẫn tin tưởng Nga hơn là Mỹ”.
Mua
F-16 vì lý do thương mại với Mỹ, không nhằm chọc giận Trung Quốc
Mua
vũ khí, trang thiết bị quân sự của Mỹ vẫn là vấn đề tế nhị mà Việt Nam phải cân
nhắc từ lâu vì không muốn “chọc giận” Trung Quốc trong khi mối
quan hệ giữa hai nước đang bớt căng thẳng, đặc biệt là sau chuyến công du của
chủ tịch Tập Cận Bình vận động Việt Nam cùng phản đối chính sách đơn phương áp
thuế quan của chính quyền Donald Trump. Nhà nghiên cứu Abdul Rahman Yaacob của
chương trình Đông Nam Á, Viện Lowy ( Úc ), nhận định Bắc Kinh có thể coi “việc
mua F-16 là một quyết định mang tính chất gây hấn”, cho nên Hà Nội sẽ “rất
thận trọng”.
Tuy
nhiên, đây cũng có thể là thời điểm lý tưởng để Hà Nội mua vũ khí Mỹ mà Bắc
Kinh không thể phản ứng dữ dội. Nghiên cứu sinh về an ninh hàng hải Nguyễn Thế
Phương, Đại học New South Wales, Úc, nhận định mua F-16 có thể là “chiến
thuật trong đàm phán” với chính quyền Donald Trump. Vào đầu tháng
04/2025, thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố Việt Nam sẽ mua nhiều vũ khí của Mỹ
hơn trong nỗ lực tái cân bằng thương mại giữa hai nước. Vẫn theo Nguyễn Thế
Phương, “quyết định mang tính chính trị nhằm xoa dịu chính quyền Trump
lại có lợi thực sự cho lực lượng không quân”, vì Việt Nam đang tìm giải
pháp thay thế cho đội bay MiG-21 già cỗi.
Nhưng
24 chiếc F-16 là một số lượng “rất lớn và rất tốn kém” vì phải
tính đến cả chi phí huấn luyện, bảo trì và mua sắm hệ thống vũ khí đi kèm. Nguyễn
Thế Phương cho rằng “điều này có vẻ đi ngược lại với truyền thống mua sắm
của quân đội Việt Nam. Con số thực tế hơn có lẽ sẽ vào khoảng từ 6 đến 8 chiến
đấu cơ”, bởi vì mỗi chiếc F-16 có giá từ 25 đến 70 triệu đô la tùy theo mức
độ hiện đại.
Mua
F-16 cũ hay mới ?
Một
thắc mắc khác cũng được giới chuyên gia nêu lên là Việt Nam sẽ mua F-16 mới hay
đã qua sử dụng ? “Nếu là máy bay mới, Mỹ có sẵn sàng bán cho Việt
Nam phiên bản mới nhất không ? Nếu đã qua sử dụng, những chiến đấu cơ đó
có đối phó được chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc không ?”.
Hà
Nội muốn giảm phụ thuộc vào nhà cung cấp vũ khí Nga. Nhưng nếu mua một số lượng
lớn chiến đấu cơ của Mỹ, vô hình chung, Việt Nam lại bị phụ thuộc vào một nhà
cung cấp duy nhất là Mỹ, vẫn nổi tiếng với những quy định khắt khe về chuyển
giao linh kiện, bản quyền… Chuyên gia Rahman nhắc lại, dù phụ thuộc vào vũ khí
Nga, Việt Nam vẫn dễ dàng tìm được các nguồn cung cấp thiết bị, linh kiện từ những
nước khác như Ấn Độ và Israel.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
- MỸ - THUẾ QUAN
Hà
Nội họp khẩn sau khi Trump thông báo áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam
VIỆT
- MỸ - THUẾ QUAN
Việt
Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán thuế quan, tìm một lộ trình đạt thỏa thuận phù hợp
No comments:
Post a Comment