Lý
Thận Chi và Phe dân chủ bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc
Phùng Sùng Nghĩa
Hồ
Như Ý dịch
Posted
on April 14, 2025
https://dcvonline.net/2025/04/14/ly-than-chi-va-phe-dan-chu-ben-trong-dang-cong-san-trung-quoc/
Thoạt
nhìn, cụm từ “phe dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc” dường như là một khái
niệm tự mâu thuẫn. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính đảng phi dân chủ
hoặc thậm chí phản dân chủ, thì làm sao có thể tồn tại “phe dân chủ” trong nội
bộ đảng? Sự phức tạp của vấn đề nằm ở chỗ, thực tế có không ít đảng viên tự nhận
hoặc được gọi là phe dân chủ hay phe tự do. Cách gọi này không phải là vô căn cứ
hay bịa đặt. Quá trình chuyển đổi của các quốc gia Đông Âu cộng sản sang nền
chính trị dân chủ chẳng phải đã diễn ra nhờ sự thúc đẩy của các lực lượng dân
chủ, trong đó có cả những người thuộc phe dân chủ trong các đảng cộng sản hay
sao? Trong quá trình đi theo con đường “cải cách”, sự phân hóa nhanh chóng và
tái cấu trúc nội bộ là một hiện tượng phổ biến ở tất cả các quốc gia cộng sản
trong giai đoạn chuyển đổi. Vậy so với các nước khác, phe dân chủ trong Đảng Cộng
sản Trung Quốc có niềm tin, sức mạnh và vai trò như thế nào? Đây rõ ràng là một
vấn đề đáng để nghiên cứu sâu hơn. Bài viết này sẽ lấy Lý Thận Chi làm trường hợp
nghiên cứu để phân tích vấn đề này.
Chuyển
đổi chính trị ở Trung Quốc và hệ sinh thái xã hội của phe dân chủ trong Đảng Cộng
sản
Xã
hội Trung Quốc ngày nay đang trải qua một cuộc chuyển đổi lớn, và những người sống
trong xã hội này đang cảm nhận sự phấn khích, kỳ vọng, đau đớn, bối rối, bất lực
và hoang mang giữa sự thay đổi của cũ và mới. Xét về kinh tế, Trung Quốc đang
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch truyền thống sang nền kinh tế thị trường; xét về
lịch sử xã hội, đang chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện
đại; xét về quan hệ đối ngoại, đang chuyển từ một xã hội khép kín sang một xã hội
mở; và xét về chính trị, đang chuyển từ một xã hội hậu toàn trị sang một xã hội
dân chủ.
Để
phân tích sâu hơn về phe dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như nguồn
gốc, hoàn cảnh và triển vọng của những người theo chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc,
trước tiên cần có một cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển đổi từ xã hội toàn
trị sang xã hội hậu toàn trị của Trung Quốc.
Về
mặt từ nguyên, thuật ngữ “chủ nghĩa toàn trị” (Totalitarianism) xuất hiện vào
những năm 1920, ban đầu mang ý nghĩa tự tán dương. Mussolini và những người ủng
hộ ông đã sử dụng khái niệm này để thể hiện tham vọng cải tạo toàn diện xã hội
nhằm đạt được sự thống nhất hữu cơ giữa nhà nước và xã hội. Đến những năm 1940,
những người theo chủ nghĩa tự do bắt đầu sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa toàn trị”
để phân tích Đức Quốc xã và Liên Xô dưới sự cai trị của Stalin, khiến thuật ngữ
này mang sắc thái tiêu cực.
Ngay
từ đầu, khuôn khổ phân tích về chủ nghĩa toàn trị đã bị giới trí thức cánh tả
phương Tây chỉ trích. Đặc biệt vào những năm 1950-1960, khi niềm đam mê đối với
chủ nghĩa xã hội trong giới trí thức cánh tả phương Tây đang ở đỉnh cao, họ
kiên quyết bác bỏ những mô tả về chủ nghĩa xã hội – nhà nước dựa trên lý thuyết
chủ nghĩa toàn trị. Họ rất không hài lòng với cách phân tích chủ nghĩa toàn trị
khi đặt chính quyền chủ nghĩa phát xít và chính quyền chủ nghĩa cộng sản vào
cùng một nhóm. Hơn nữa, xét từ góc độ phương pháp luận, khái niệm chủ nghĩa
toàn trị ban đầu coi các chế độ toàn trị là một khối thống nhất, điều này quá
đơn giản và thiếu chính xác. Chỉ khi lý thuyết về chủ nghĩa toàn trị tiếp thu
các thành tựu từ những lý thuyết như “nhóm lợi ích” thì nó mới dần trở nên hoàn
thiện.
Bài
viết này áp dụng khuôn khổ lý thuyết về chủ nghĩa toàn trị để phân tích Trung
Quốc đương đại, không nhằm mục đích phê phán hay ca ngợi chính trị hay hệ tư tưởng,
mà thuần túy dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học chính trị. Việc xác định các loại
hình chế độ chính trị (regime types) là một nhiệm vụ quan trọng trong ngành
khoa học chính trị, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị so sánh. Trong số nhiều
phương pháp phân loại, tác giả cho rằng mô hình “bốn tiêu chí, năm loại hình” của
Juan J. Linz và Alfred Stepan là đầy đủ nhất. “Bốn tiêu chí” dùng để phân loại
chế độ bao gồm:
·
1.
Sự tồn tại và mức độ phát triển của tính đa nguyên trong xã hội, kinh tế, văn
hóa và chính trị;
·
2.
Chức năng của ý thức hệ trong nhà nước và xã hội;
·
3.
Phương thức và phạm vi lựa chọn giới lãnh đạo của thể chế;
·
4.
Vai trò của sự huy động xã hội trong hoạt động của thể chế.
Dựa
trên bốn tiêu chí này, Linz và Stepan xác định năm loại hình chế độ chính trị:
dân chủ, độc tài, toàn trị, hậu toàn trị và sultanism (chế độ quân chủ kiểu
sultan). Ví dụ, xét theo tiêu chí đa nguyên:
·
Chế
độ dân chủ thể hiện sự phát triển toàn diện của tính đa nguyên trong xã hội,
kinh tế, văn hóa và chính trị.
·
Chế
độ độc tài/ chuyên chế có sự đa nguyên phát triển trong lĩnh vực xã hội, kinh tế,
văn hóa, nhưng hạn chế trong lĩnh vực chính trị.
·
Chế
độ toàn trị là sự hợp nhất giữa Đảng và Nhà nước, hoàn toàn triệt tiêu tính đa
nguyên.
·
Chế
độ hậu toàn trị mở cửa một phần đối với tính đa nguyên trong lĩnh vực xã hội,
kinh tế, văn hóa, nhưng vẫn ngăn cản đa nguyên chính trị.
·
Chế
độ sultan có thể tồn tại tính đa nguyên trong xã hội, kinh tế, văn hóa và chính
trị, nhưng không có sự đảm bảo pháp lý, mang tính tùy tiện và phụ thuộc vào ý
chí cá nhân của nhà lãnh đạo tối cao, giống như các hoàng đế thời phong kiến.
Những
đặc trưng cơ bản của năm loại hình chế độ này giúp người ta có thể nhận diện
chúng một cách rõ ràng.
Quả
thực, các quốc gia phát xít và chính quyền cộng sản từng là kẻ thù không đội trời
chung. Chủ nghĩa phát xít dựa trên chủ nghĩa chủng tộc và chủ nghĩa quân phiệt,
trong khi các chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin, đặc
biệt là học thuyết đấu tranh giai cấp—hai hệ tư tưởng này khác biệt một trời một
vực. Tuy nhiên, hai mô hình này lại có điểm chung đáng kinh ngạc: đó là sử dụng
một đảng chính trị đại chúng để thực thi sự thống trị toàn diện lên toàn bộ xã
hội.
Việc
dịch từ “Totalitarianism” thành ” 极 权
主
义
” (chủ nghĩa cực quyền) trong tiếng Trung thực sự là một lựa chọn truyền tải rất
sát nghĩa. Điểm tinh tế trong cách dịch này nằm ở chỗ nó phản ánh chính xác sự
tập trung quyền lực tuyệt đối của nhà nước, sự kiểm soát toàn diện của nhà nước
đối với xã hội, và sự tước đoạt đến tận cùng quyền tự do cá nhân. Như Linz và
Stepan đã chỉ ra, điểm khác biệt căn bản giữa chế độ toàn trị và các chế độ
chuyên chế khác trong lịch sử nhân loại là ở chỗ: chế độ toàn trị có thể triệt
tiêu hoàn toàn phe đối lập chính trị và kiểm soát chặt chẽ không gian tồn tại
và phát triển của cá nhân cũng như xã hội dân sự. Đối lập với toàn trị chính
là chủ nghĩa đa nguyên. Trong khi đó, các chế độ độc tài hiện đại
(Authoritarianism) vẫn chừa lại một số không gian đa nguyên trong các lĩnh vực
xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.
Tuy
nhiên, giới học giả nghiên cứu về chủ nghĩa toàn trị vẫn chưa thống nhất về đặc
điểm quan trọng nhất của mô hình này. Một số nhà nghiên cứu coi khủng bố
toàn diện(Mass Terror) là dấu hiệu quan trọng nhất, ví dụ như: Các trại tập
trung và cuộc thảm sát của Đức Quốc xã, cuộc Đại Thanh Trừng và hệ thống Gulag
thời Stalin, Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.’
Theo
họ, điều đầu tiên mà các chế độ toàn trị làm khi xuất hiện chính là tiêu diệt
các phe đối lập bằng bạo lực và cai trị dân chúng bằng khủng bố, khiến cả những
đối thủ tiềm năng cùng những người khác cũng phải khuất phục. Tuy nhiên, nhiều
học giả khác lại nhấn mạnh vào vai trò của ý thức hệ toàn trị. Họ cho rằng, sức
mạnh của ý thức hệ này chẳng khác gì một tôn giáo thế tục. Nó có thể dụ dỗ,
thuyết phục hàng triệu triệu người hoặc chủ động ủng hộ, hoặc thụ động chấp nhận
chế độ toàn trị. Dù là Liên Xô thời Stalin, Đức Quốc xã những năm 1930, hay
Trung Quốc giai đoạn cuối 1950 đến đầu 1970, người dân phổ biến đồng thuận với
chế độ toàn trị đến mức nhà cầm quyền có thể “dựa vào quần chúng” để giám sát
và đàn áp “kẻ thù của nhân dân” một cách hiệu quả mà không cần quá phụ thuộc
vào cảnh sát và cơ quan an ninh.
Đối
với những người Trung Quốc đương đại từng cuồng tín tin rằng chủ nghĩa
Marx-Lenin là hệ tư tưởng “khoa học” duy nhất, rằng chủ nghĩa xã hội kiểu Đảng-Nhà
nước ưu việt hơn bất kỳ thể chế nào trong lịch sử nhân loại, thì đến nay, khi
nhìn lại với tâm thế tỉnh táo, việc phản tỉnh về ý thức hệ toàn trị cũng như
giai đoạn bị “cầm tù tư tưởng” (Captive Mind) dường như trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết.
Dù
xét từ góc độ cưỡng chế bạo lực hay từ góc độ tẩy não ý thức hệ, Trung Quốc
trong thời kỳ Mao Trạch Đông đều có thể được xem là đỉnh cao của nền cai trị
toàn trị. Điều này có lẽ liên quan đến nhiều yếu tố:
·
Trung
Quốc có truyền thống chuyên chế kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại,
·
Tư
tưởng xem trọng quan lại (官本位/quan bản vị) và quyền lực hành chính
tối thượng đã ăn sâu bén rễ trong dư luận.
·
Chủ
nghĩa dân tộc vừa cuồng nhiệt, bi thương có từ thời cận đại.
Thời
kỳ Mao Trạch Đông là thời kỳ gắng liền một chuỗi không dứt các phong trào chính
trị và tư tưởng quy mô lớn, từ “cải tạo tư tưởng”(思想改造) vào đầu những năm
1950 (nếu không tính “chỉnh đốn tác phong cách mạng Diên An”延安整风 trước khi thành lập
chính quyền), cho đến CáchmạngVănhóa (文化大革命), vốn vẫn chưa kết
thúc khi ông qua đời. Số người bị đàn áp trong những phong trào này là vô kể.
Thế nhưng, ngay cả những người bị bức hại—từ quan chức, trí thức cho đến dân
chúng—cũng đều hoặc tự nguyện, hoặc bị ép buộc tham gia vào những phong trào
này, tạo nên vô số bi kịch nơi con người tự làm nhục bản thân và sát hại lẫn
nhau.
Khi
nhà nước Đảng trị hoàn toàn kiểm soát đời sống nhân dân thông qua quốc hữu hóa
và tập thể hóa, đồng thời tước đoạt hoàn toàn không gian riêng tư và tự do cá
nhân bằng các cơ chế toàn trị như chế độ đơn vị công tác (单位制度), chế độ hộ khẩu (户口制度), hồ sơ cá nhân (个人档案制度), thì đó cũng chính
là thời điểm toàn thể người dân khắp Trung Quốc, bao gồm giới trí thức, lại cảm
kích đến rơi nước mắt và tranh nhau thể hiện lòng trung thành với Đảng và Mao
Chủ tịch.
Khi
nào một xã hội toàn trị chuyển hóa thành xã hội hậu toàn trị? Vấn đề này vẫn
chưa có sự đồng thuận trong giới học thuật. Vì xã hội toàn trị là xã hội cai trị
bằng con người (xã hội nhân trị/ rule of man), nên những thay đổi lớn của nó
thường phụ thuộc vào quy luật sinh học—tức là sự biến mất của nhà lãnh đạo có
hào quang thần thánh (charisma).
Nhìn
chung, Đông Âu và Liên Xô bước vào xã hội hậu toàn trị từ sau cái chết của
Stalin năm 1953, còn Trung Quốc thì khởi đầu quá trình này từ Hội nghị Trung
ương 3 khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1978, tức hai năm sau khi
Mao Trạch Đông qua đời. Nếu như các hình thái xã hội khác thường được con người
chủ động tạo dựng, thì xã hội hậu toàn trị chỉ là sự thoái biến của xã hội toàn
trị, kết quả của sự bất lực khi hệ thống toàn trị suy thoái và trì trệ, niềm
tin sụp đổ và bộ máy cai trị không còn đủ khả năng duy trì phương thức thống trị
toàn diện ban đầu.
Tuy
nhiên, xã hội hậu toàn trị vẫn có tính kế thừa rõ rệt từ xã hội chủ nghĩa toàn
trị về cấu trúc quyền lực và nhận thức giá trị tư tưởng, khiến nó không thể được
xếp vào bất kỳ thể chế nào khác. Chính tính kế thừa này làm cho xã hội hậu toàn
trị khác biệt với xã hội chuyên chế kiểu độc đoán (Authoritarianism), dù hai mô
hình này có một số điểm tương đồng.
Theo
cách phân tích của Juan Linz và Alfred Stepan, khi một xã hội toàn trị chuyển
hóa thành hậu toàn trị, nó sẽ có một số đặc điểm sau: Xã hội, kinh tế, văn hóa
dần xuất hiện tính đa nguyên (pluralism), nhưng hệ thống chính trị vẫn giữ
nguyên tính độc quyền—tức là thể chế Đảng-Nhà nước độc đảng không thay đổi; Nhà
nước vẫn định hướng theo hệ tư tưởng Marx-Lenin, nhưng giấc mộng về chủ nghĩa cộng
sản đã tan vỡ. Niềm tin chân thành vào chủ nghĩa Marx-Lenin bị thay thế bằng chủ
nghĩa thực dụng; Giới lãnh đạo và quan chức không còn mặn mà với các phong trào
quần chúng, và phần lớn các cán bộ vẫn hô hào “chiến đấu vì lý tưởng cộng sản”,
nhưng thực chất chỉ là những kẻ cơ hội, chạy theo quyền lực và lợi ích; Quyền lực
tối cao của nhà lãnh đạo bị giới hạn, đồng thời giới kỹ trị (technocrats) bắt đầu
xuất hiện trong tầng lớp lãnh đạo cao nhất.
Nhà
kinh tế học Hungary János Kornai, người từng trực tiếp tham gia vào các nỗ lực
cải cách đầy khúc chiết ở Hungary và có những hiểu biết rất sâu sắc quá trình
này, mặc dù ông không sử dụng khuôn khổ phân tích toàn trị, nhưng ông cũng có
cái nhìn rất chính xác về cấu trúc và quỹ đạo vận hành của mô hình chủ nghĩa xã
hội hợp nhất đảng – nhà nước. Theo Kornai, hạt nhân của hệ thống này là hệ tư
tưởng thiêng liêng và quyền lực lãnh đạo tối thượng của Đảng Cộng sản, còn cơ
chế điều tiết kinh tế và sở hữu quốc doanh chỉ là ngoại vi. Do đó, muốn thực sự
biến đổi bản chất của hệ thống, thì cần phải bắt đầu từ sự thay đổi trong Đảng
và từ hệ tư tưởng.
Chính
vì vậy, Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 năm 1978 được xem là cột mốc đánh dấu sự
chuyển hóa của Trung Quốc sang xã hội hậu toàn trị, vì đây là hội nghị đã thay
đổi đường lối tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau
khi thức tỉnh khỏi cơn ác mộng Cách mạng Văn hóa, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn
chưa hết bàng hoàng. Họ nhận ra rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể có
thêm một lãnh tụ như Mao Trạch Đông, người đã thao túng quyền lực một cách vô
pháp vô thiên. Cũng như Trung Quốc không thể chịu đựng thêm những cơn bão chính
trị tàn khốc và sự hỗn loạn cực đoan giống như Cách mạng Văn hoá. Vì vậy, họ bắt
đầu phê phán “chuyên chính toàn diện”, nhấn mạnh “dân chủ và pháp chế”, mục
đích là nhằm tránh bị lãnh tụ tối cao tùy ý trấn áp, bức hại, bảo đảm sự an
toàn cá nhân cho các quan chức cấp cao; Thoát khỏi sự gò bó của ý thức hệ cực
đoan, chán ngán với đường lối “đấu tranh giai cấp” và “ý chí chính trị là trên
hết”, cố gắng thúc đẩy những chính sách thực dụng, có thể mang lại lợi ích thiết
thực. Hệ quả là, bộ máy Đảng-Nhà nước buộc phải nới lỏng kiểm soát xã hội, mở
ra một thời kỳ được gọi là “Cải cách và mở cửa”.
Sau
20 năm tiến hành Cải cách Mở cửa, Trung Quốc đã có những thay đổi lớn như sau:
Tỷ trọng kinh tế quốc doanh giảm dần, các cơ chế kiểm soát toàn trị như chế độ
đơn vị công tác, chế độ hộ khẩu, hồ sơ cá nhân dần bị nới lỏng; Kinh tế thị trường
và không gian tư nhân bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ; Nông dân, vốn từng là “nông nô
tập thể” dưới hệ thống hợp tác xã, nay được giải phóng khỏi gông cùm đó; Kinh tế
tư nhân bùng nổ, với khoảng 80 triệu lao động, đóng góp khoảng 25% GDP; Mối
quan hệ với thế giới bên ngoài, đặc biệt là các quốc gia dân chủ phương Tây,
ngày càng khăng khít. Xét theo tỷ trọng vốn đầu tư và thương mại quốc tế trên
GDP, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa nhất thế giới.
Nhưng
mặt khác, do sự chậm trễ, trì trệ nghiêm trọng trong tiến hành cải cách thể chế
chính trị, nền kinh tế thị trường không thể phát triển bình thường, tham nhũng
tràn lan, tình trạng suy thoái đạo đức và mất phương hướng trong xã hội trở nên
nghiêm trọng; Các quyền tự do mới manh nha xuất hiện nhưng không được luật pháp
bảo vệ, khiến chúng luôn có nguy cơ bị Đảng-Nhà nước thu hồi bất cứ lúc nào; Những
thành quả của cải cách mở cửa trở nên mong manh, nguy cơ dễ dàng mất đi một lần
nữa hơn rõ ràng hơn bao giờ hết.
Chính
trong bối cảnh đầy mâu thuẫn này, một phe nhóm tư tưởng và chính trị mới—phe
dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hình thành và phát triển. Họ
không ngừng vật lộn và chìm nổi giữa dòng chảy cải cách, vừa cố gắng duy trì
không gian tự do mới mở ra, vừa đối mặt với nguy cơ bị đàn áp bất cứ lúc nào.
Tiêu
chí xác định phe dân chủ bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc
“Phe
dân chủ” là một thuật ngữ mà ngày nay thường được sử dụng khi nhận xét về những
nhân vật trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc có khuynh hướng dân chủ. Tuy
nhiên, việc xác định chính xác thuật ngữ này không hề dễ dàng. Khó khăn lớn nhất
đến từ sự lạm dụng của mọi người đối với từ “dân chủ.” Những khái niệm đẹp đẽ
thường bị lạm dụng, cũng giống như một mỹ nhân khó tránh khỏi sự mộng tưởng của
nhiều người. Những giá trị đẹp đẽ của nền dân chủ có sức hấp dẫn đến mức rất ít
phe phái chính trị ngày nay công khai phản đối dân chủ. Nhiều chế độ độc tài thậm
chí còn trang trọng đưa từ “dân chủ” vào tên quốc gia của mình. Tuy nhiên, dù
đã nhiều lần bị xuyên tạc, bản chất của dân chủ vẫn không thay đổi. Những người
trung thành với dân chủ có trách nhiệm bảo vệ sự trong sáng của khái niệm này.
Chúng ta có thể thừa nhận rằng nền dân chủ có nhiều nhánh khác nhau, nhưng những
nhánh đó là hữu hạn, không phải không có biên giới. Chính trị dân chủ có những
quy định nội tại và cố hữu từ nội dung đến hình thức. Nếu một hệ thống chính trị
không có những yếu tố cơ bản này thì không thể được gọi là chính trị dân chủ.
Trong lịch sử, các hình thức dân chủ từng tồn tại có thể được chia thành hai loại
chính: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Trong
bối cảnh hiện đại, thuật ngữ “dân chủ” thực chất là viết tắt của “dân chủ tự
do” (Liberal Democracy), và “người theo chủ nghĩa dân chủ” chính là “người theo
chủ nghĩa dân chủ tự do.” Dân chủ tự do là một hệ thống dân chủ dựa trên nền tảng
lý luận của chủ nghĩa tự do. Nó không chỉ đơn thuần là một khái niệm trừu tượng
mà là một thực tế kinh nghiệm, bao gồm ít nhất ba yếu tố bổ trợ nhau:
·
1. Họcthuyếtnhânquyềntựdovàtưtưởngchủnghĩahiếnpháp:
Chính phủ tồn tại để bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cá nhân. Những quyền tự
do này được hiến pháp quy định ở địa vị tối cao và hạn chế sự can thiệp của
chính phủ vào tự do cá nhân.
·
2. Nguyêntắcchủquyềnnằmtrongtayngườidân(PopularSovereignty)
và quy trình bầu cử tương ứng: Xem sự đồng thuận của đa số công dân là cơ sở
duy nhất cho tính hợp pháp của chính quyền. Phổ thông đầu phiếu với cuộc bầu cử
công khai, công bằng là phương thức duy nhất để chính quyền nhận được sự ủy quyền
từ nhân dân.
·
3. Hệthốngcạnhtranhđảngpháihợpphápvàphânquyềnđểkiểmsoát
lẫnnhau: Ngăn chặn chế độ độc đảng hoặc sự độc tài cá nhân, đồng thời đảm bảo
quyền lực chính trị được chuyển giao một cách hòa bình, công bằng và có trật tự.
Cũng
cần đặc biệt nhấn mạnh rằng, nếu như trong thời kỳ đầu của lịch sử loài người
đã từng tồn tại “dân chủ trực tiếp” và “dân chủ bạo dân” thì trong thế giới
ngày nay, không còn tồn tại một mô hình dân chủ phản tự do nào nữa xét về mặt hệ
thống chính trị. Hệ giá trị của dân chủ chính trị ngày nay chính là chủ nghĩa tự
do. Những gì mà các chế độ toàn trị gọi là “dân chủ đại chúng” hay “dân chủ
toàn trị” thực chất cần phải được gọi tên rõ ràng thành “độc tài đại chúng” hoặc
“chủ nghĩa độc tài toàn trị.”
Lenin,
Mao Trạch Đông và những người cùng chí hướng thực sự coi hai khái niệm “độc
tài” và “dân chủ” là có thể hoán đổi cho nhau. Điều họ gọi là “độc tài” thực chất
là độc tài đúng nghĩa, còn điều họ gọi là “dân chủ” thực chất là sự báng bổ dân
chủ. Hơn nữa, nguyên tắc chủ quyền nhân dân phải được thực hiện thông qua bầu cử
và trưng cầu dân ý, chứ không thể bị đánh tráo bằng những khái niệm mơ hồ như
“ý chí nhân dân” không thể kiểm chứng hay những lời hứa hoa mỹ. Các nhà độc tài
trong lịch sử đều là bậc thầy trong việc thao túng khái niệm “ý chí nhân dân.”
Một nền “dân chủ” không có đảng đối lập thì chỉ có thể là nguỵ dân chủ.
Với
định nghĩa Với định nghĩa về dân chủ như vậy, chúng ta dễ dàng xác định được những
người không thể được coi là phe dân chủ. Trước tiên, cần phải chỉ ra rằng những
người kiên trì với “dân chủ của giai cấp vô sản” vốn chiếm đa số trong Đảng Cộng
sản Trung Quốc không phải là phe dân chủ. Lý do rất đơn giản, chủ thể và đối tượng
của dân chủ (dân chủ tự do) phải là tất cả công dân, bất kỳ giai cấp hay tầng lớp
nào làm chủ thể và đối tượng đều vi phạm những nguyên tắc cơ bản của dân chủ và
do đó không xứng đáng được gọi là phe dân chủ. Một khi bỏ đi nền tảng của dân
chủ hiện đại, đó là quyền con người phổ quát của chủ nghĩa tự do, và biến dân
chủ thành đặc quyền chỉ có thể được hưởng bởi một hoặc một số giai cấp, thậm
chí công khai tuyên bố rằng “dân chủ” là chế độ chuyên chế của một nhóm người đối
nhũng nhóm người còn lại, thì kiểu “dân chủ” này chắc chắn sẽ trở thành công cụ
của những kẻ độc tài.
Kết
quả không mong muốn (Unintentional Result) là trong thực tế, chính trị dân chủ
có thể mang lại lợi ích cho một số giai cấp hay tầng lớp nhất định, nhưng không
nhất thiết là có hại cho các giai cấp và tầng lớp khác. Mọi tầng lớp trong xã hội
đều có thể nhận được những lợi ích lớn nhỏ khác nhau trong quá trình vận hành của
chính trị dân chủ. Có một phần sự thật trong lời chỉ trích của chủ nghĩa Marx rằng
nền dân chủ tự do hiện đại thiên vị giai cấp tư sản. Tuy nhiên, việc các ông chủ
kiếm được nhiều tiền có thể cũng mang lại lợi ích cho người lao động, chẳng hạn
như việc tăng lương, tạo thêm cơ hội việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và
cơ sở hạ tầng, cũng giống như việc tăng khả năng chi tiêu của người lao động có
thể giúp giới chủ tư bản mở rộng thị trường hàng hóa. “Phong trào Khai sáng” ở
châu Âu, với hệ thống giá trị dựa trên nhân quyền tự do, mong muốn xây dựng một
“vương quốc lý tính” không chỉ dành riêng cho giai cấp tư sản. Một điểm yếu chết
người trong phân tích giai cấp của chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa giản lược của
nó, khi cố gắng biến các yếu tố chính trị tương đối độc lập thành các yếu tố
kinh tế, hay chỉ nhìn nhận mọi vấn đề qua lợi ích giai cấp, dẫn đến kết luận
phi lý rằng các đảng phái dân chủ phương Tây luôn đại diện cho giai cấp tư sản,
còn Đảng Cộng sản luôn đại diện cho giai cấp vô sản. Trong xã hội loài người,
các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa tất nhiên có sự tác động qua lại,
nhưng mỗi lĩnh vực đều có tính độc lập riêng, không thể chỉ căn cứ vào lý thuyết
mà gộp chúng lại với nhau mà bỏ qua những sự kiện thực nghiệm.
Về
sự kiện lịch sử, nền “dân chủ vô sản” mà Lenin khởi xướng không thực sự nhằm mục
đích thực hiện dân chủ, mà từ đầu đã thể hiện sự phản dân chủ, chống lại sự tự
do và dân chủ theo mô hình chủ nghĩa tự do hiện đại.
Vào
tháng 11 năm 1918, đúng một năm sau “Cách mạng Tháng Mười,” Lenin đã công bố cuốn
sách nhỏ “Giai cấp vô sản và kẻ phản bội Kautsky(1)”,
trong đó ông đề xuất một lý thuyết dân chủ dựa trên giai cấp. Ông tuyên bố rằng,
chỉ cần giai cấp vẫn còn tồn tại, thì sẽ không có “dân chủ phổ quát” hay “dân
chủ thuần túy,” mà chỉ có “dân chủ giai cấp.” Việc bàn luận về “dân chủ thuần
túy” chỉ che đậy bản chất tư sản của “dân chủ hiện đại, tức là dân chủ của chủ
nghĩa tư bản.” Dân chủ của giai cấp tư sản chỉ có thể là “dân chủ hẹp hòi,
không đầy đủ, giả dối và lừa bịp.” Theo ông, chuyên chế và dân chủ là những
khái niệm đồng nghĩa: “dân chủ tư sản” chính là “chuyên chế tư sản,” còn
“chuyên chế vô sản” chính là “dân chủ vô sản.” Lenin cho rằng “chuyên chế cách
mạng vô sản là quyền lực mà giai cấp vô sản sử dụng bạo lực để giành lấy và duy
trì, và quyền lực đó không bị ràng buộc bởi bất kỳ luật pháp nào.” Khi Đảng
Bolshevik tiêu diệt các đảng đối lập chính trị, hệ thống bầu cử, tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do hội họp và tự do lập hội, vốn là những biểu hiện của “dân
chủ tư sản” và thay thế bằng “chuyên chính vô sản,” Lenin đã tuyên bố: “Dân chủ
của giai cấp vô sản tốt hơn bất kỳ nền dân chủ tư sản nào khác hàng triệu lần,”
và “Chính quyền Xô Viết, hình thức chuyên chế vô sản này, còn dân chủ hơn hàng
triệu lần so với bất kỳ nền cộng hòa tư sản nào.” Tuy nhiên, giai cấp vô sản,
dù trên danh nghĩa là “chủ nhân của nhà nước”, lại không có quyền thành lập các
công đoàn độc lập hoặc lựa chọn người lãnh đạo doanh nghiệp, huống chi là quyền
bầu cử và giám sát các lãnh đạo đảng và nhà nước. Đối với những giai cấp và tầng
lớp trên danh nghĩa còn không có quyền là “chủ nhân nhà nước”, thì việc thực
thi quyền công dân càng không thể bàn tới.
[(1) Karl
Johann Kautsky (1854 – 1938) là một triết gia Séc-Đức, nhà báo, và lý thuyết
gia Mác-xít. Kautsky được công nhận là một trong những người truyền bá có uy
tín nhất của chủ nghĩa Marx chính thống sau cái chết của
Friedrich Engels vào năm 1895 cho tới khi sắp nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất
vào năm 1914 và một số người
gọi ông là ‘Đức Giáo hoàng của chủ nghĩa Mác’. Sau chiến tranh, Kautsky là một
nhà phê bình thẳng thắn cuộc Cách mạng Bolshevik và sự thái quá của nó, tham
gia những cuộc bút chiến với Lenin và Leon Trotsky về bản chất của nhà nước Xô
viết. ]
Thể
chế đảng-nhà nước mà Lenin xây dựng, thực chất chỉ là một chế độ chuyên chế
hoàn chỉnh nhất trong lịch sử nhân loại, kết hợp giữa học thuyết đấu tranh giai
cấp của Marx với chủ nghĩa chuyên chế phương Đông và truyền thống Đế quốc
Byzantine, dưới danh nghĩa “dân chủ vô sản” hoặc “chuyên chính vô sản.” Lenin
không xây dựng nền dân chủ, mà thực ra lại chống lại những thành tựu dân chủ mà
nhân loại đã đạt được. Đây là điều rõ ràng ngay cả đối với Lenin, người đã từng
được học tập tại các trường đại học chính quy của phương Tây, còn với những người
theo sau ông, đặc biệt là các lãnh đạo đảng cộng sản ở các quốc gia lạc hậu
hơn, khi họ tiếp tục theo đuổi “dân chủ vô sản” thì còn tồi tệ hơn nữa. Phần lớn
các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có không ít học giả uyên bác,
vì sự thúc đẩy từ lợi ích cá nhân và sự che đậy của chủ nghĩa Marx-Lenin như một
tôn giáo thế tục, dù lịch sử đã chỉ rõ sự thật, nhưng đến nay vẫn còn mê muội với
những luận điệu hoang đường về “dân chủ của giai cấp vô sản,” khiến họ không thể
từ chuyển đổi sang lý tưởng dân chủ thực sự. Đây thực sự là một bi kịch lớn.
Tuy
nhiên, sau khi loại trừ những người không phải là phe dân chủ, vẫn còn có những
khó khăn trong việc xác định những ai là phe dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Về lý thuyết, phe dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc là những người
trong Đảng tin tưởng vào nền dân chủ tự do và hành động theo lý tưởng đó. Tuy
nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng sự tồn tại xã hội của cá nhân là vô cùng phức
tạp, và hầu như không tồn tại hiện tượng cá nhân hoặc xã hội thuần túy. Vì vậy,
chúng ta phải tìm ra các tiêu chuẩn phân biệt có thể áp dụng thực tế. Dựa trên
thực tế chính trị của Trung Quốc và kinh nghiệm từ Liên Xô và các quốc gia Đông
Âu, tiêu chuẩn phân biệt phe dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc phải xem
xét các yếu tố chính sau đây: Nhận thức và thái độ đối với chính quyền Đảng Cộng
sản Trung Quốc, nhận thức và thái độ đối với nền chính trị dân chủ tự do, cũng
như mối quan hệ với cải cách chính trị dân chủ hóa. Do đó, tiêu chí để phân biệt
phe dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ít nhất bao gồm những yếu tố sau:
·
1. Tánthànhhệthốnggiátrịcủadânchủtựdo,
dù mức độ nhận thức về dân chủ tự do có thể khác nhau.
·
2. Phảnđốichếđộđộcđảng.
Những người phản đối sự tôn thờ cá nhân, độc tài lãnh đạo từ góc độ dân chủ,
nhưng không rõ ràng phản đối chế độ độc đảng, nhiều nhất cũng chỉ có thể được
xem là một phần phe dân chủ.
·
3. HànhđộngtíchcựctừbêntrongĐảngđểthúcđẩycảicáchchínhtrị
dânchủhóatạiTrungQuốc, phân biệt với những người trong Đảng có tư tưởng
nhưng không hành động (phe dân chủ tiềm ẩn), và phân biệt với những người bên
ngoài Đảng tham gia vào phong trào dân chủ công khai. Những tiêu chuẩn phân biệt
này thực sự chỉ liên quan những đồng thuận cơ bản. Còn những vấn đề tương đối
nhỏ liên quan đến quá trình dân chủ hóa, như thái độ đối với chủ nghĩa
Marx-Lenin, đối với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, đối với lịch sử và văn hóa
Trung Quốc, thái độ với sở hữu tư nhân và nền kinh tế thị trường, đối với các
quốc gia dân chủ phương Tây, thái độ với chủ nghĩa xã hội dân chủ, hay thái độ
đối với toàn cầu hóa, v.v., rất có thể sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, và khó có
thể phân biệt rõ ràng.
Dựa
trên bộ tiêu chí này, chúng ta có thể xác định rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
tồn tại một số nhân tố dân chủ ngay cả trước khi thành lập chính quyền, bao gồm
các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc thế hệ đầu tiên kế thừa ảnh hưởng của
phong trào Ngũ Tứ (May Fourth Movement) cùng những người tham gia phong trào cứu
quốc dân chủ trong thời kỳ chống Nhật và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy
nhiên, họ vẫn chưa đủ điều kiện để được gọi là phe dân chủ trong Đảng, lý do là
bởi họ bị che khuất bởi “quan điểm dân chủ” của chủ nghĩa Marx-Lenin và chưa
hoàn toàn thừa nhận thể chế dân chủ tự do. Sau những năm đầu thập niên 1950, với
sự tẩy não và sự đàn áp của chiến dịch Phản Hữu (1957), các nhân tố dân chủ
trong Đảng Cộng sản Trung Quốc hầu như chỉ còn lại một vài những cá nhân như Cố
Chuẩn, người có tư tưởng cá biệt nhưng vẫn giữ được một phần “dòng máu” dân chủ.
Thảm
họa Cách mạng Văn hóa và sự kết thúc của thời đại Mao Trạch Đông đã khiến các
nhân tố dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ, và vào đầu thập
niên 1980, nó thực sự đã bùng lên mạnh mẽ, hình thành một phong trào dân chủ thực
sự trong Đảng. Cụ thể, điều này được thể hiện qua những tiếng nói của các trí
thức nổi bật trong đảng như Vương Nhược Thủy, Lưu Tân Nhạn, Ngô Tổ Quang, Vương
Nhược Vọng, Phương Lệ Chi, Hứa Lương Anh, v.v., hàng triệu thanh niên trong Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi tự do, thậm chí khuynh hướng dân chủ tự
do cũng được các lãnh đạo cao cấp như Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương
hay các quan chức lãnh đạo cấp tỉnh như Hạng Nam, Nhậm Trọng Di lên tiếng bày tỏ.
Nói một cách nghiêm túc, phe dân chủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự chỉ
bao gồm hai nhóm người gồm một nhóm cực kỳ ít ỏi những người theo đuổi chủ
nghĩa dân chủ (theo đúng nghĩa đen của từ này) và nhóm có xu hướng dân chủ tự
do ở các mức độ khác nhau, nhưng chưa hoàn toàn thừa nhận dân chủ tự do, được gọi
là “phe dân chủ nửa vời”. Nếu phe dân chủ này có chút may mắn, Trung Quốc có thể
đã tiến tới con đường dân chủ hóa giống như các quốc gia Đông Âu và Liên Xô.
Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 1989, những chiếc xe tăng trên Đại lộ Trường An ở Bắc
Kinh đã chấm dứt quá trình lịch sử đầy hy vọng này.
Tư
tưởng, tài năng chính trị và những đóng góp của Lý Thận Chi
Cuộc
đời của Lý Thận Chi mang một số màu sắc truyền kỳ, nhưng điều khiến ông trở
thành một nhân vật công chúng được cả thế giới chú ý chính là bài viết “50
năm mưa gió/ Phong vũ thương hoàng ngũ thậpniên” vào năm 1999.
Nhiều người đã chỉ ra rằng hành động can đảm vào cuối đời của ông đại diện cho
hiện tượng “lão nhân tạo phản” trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, tức là những
nhân vật “hai mặt”. Tháng 4 năm 2003, khi Lý Thận Chi qua đời, rất nhiều bài viết
tưởng niệm đã xuất hiện, và nhiều người xem ông là “người đi đầu” của chủ nghĩa
tự do tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự đánh giá cao về ông đã gây tranh cãi ngay
trong giới ủng hộ tự do dân chủ ở Trung Quốc. Tiêu biểu là quan điểm của Tào
Trường Thanh và Trọng Duy Quang, họ cho rằng Lý Thận Chi thậm chí không đủ tư
cách để được gọi là một người theo chủ nghĩa tự do. Dĩ nhiên, tư tưởng của Lý
Thận Chi vẫn còn nhiều điểm có thể dẫn tới tranh luận. Nhưng việc Tào, Trọng hạ
thấp ông một cách nghiêm khắc có lẽ bắt nguồn từ sự khác biệt quan điểm của họ
với bối cảnh thực tế của Trung Quốc cũng như tình hình tư tưởng ở nước này.
Viện
hoover thu thập hồ sơ cá nhân của Lý Thận Chi/Li Shenzhi (李慎之), một chuyên gia khoa
học xã hội nổi tiếng, một trí thức công chúng và là cố vấn chính cho giới lãnh
đạo cao cấp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ảnh: Lý Thận Chi (T), Triệu Tử
Dương (G). Hoover.org
Trong
một bài viết tưởng niệm, tôi đã định vị Lý Thận Chi là “lãnh tụ phe tự do trong
nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc”, có vẻ như đây là cách đánh giá thận trọng, an
toàn hơn. Trên thực tế, cái giá phải trả cho sự tiến bộ về mặt tư tưởng của người
Trung Quốc là vô cùng to lớn. Họ hiếm khi học được sự thông thái từ kinh nghiệm
và tư duy logic từ những sự kiện quốc tế, họ luôn chỉ nhận ra điều đó sau khi đất
nước hoặc cá nhân gặp phải những biến cố, thảm họa to lớn.
Những
nhân vật hai mặt trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có chung một cuộc đời
đầy cay đắng với nước mắt và máu, có thể chia thành ba giai đoạn: Bước đầu tiên
đó là khi còn trẻ, họ bị cuốn hút bởi những lý tưởng và lời hứa về chủ nghĩa cộng
sản, dân chủ, tự do của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ đó dốc sức cống hiến tuổi
thanh xuân quý giá của mình; Bước thứ hai là họ dần nhận ra khoảng cách giữa hiện
thực và lý tưởng trong thể chế và giang sơn màu đỏ của Đảng, chứng kiến sự phản
bội và chế nhạo đối với những lời hứa chính trị, chịu những đòn giáng và thất bại
bất ngờ (thường là nhiều hơn một đòn giáng hay biến cố). Khi cố gắng khuyên can
lãnh đạo để điều chỉnh sai lầm, thực hiện những cam kết ban đầu, họ lại liên tiếp
bị trừng phạt và đàn áp; Bước thứ ba là khi về già, họ mới hoàn toàn tỉnh ngộ,
nhận ra sai lầm của quá khứ, và quay đầu lại, coi dân chủ hóa chính trị là con
đường cứu rỗi cho Trung Quốc.
Cuộc
đời và tư tưởng của Lý Thận Chi là một ví dụ tiêu biểu cho mô típ tam bộ khúc
này. Khi còn trẻ, ông rời bỏ gia đình giàu có của mình cũng như bỏ học chuyên
ngành kinh tế tại Đại học Yên Kinh để tham gia phong trào cách mạng của Đảng Cộng
sản. Ông nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp chính trị, có thể nói là “thiếu
niên đắc chí”. Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, ông chưa đến
30 tuổi đã giữ chức Phó chủ nhiệm Ban Quốc tế của Tân Hoa Xã, phụ trách biên tập
tờ “Tư liệu Tham khảo/参考资料” dành cho lãnh đạo cấp
cao,
cũng
như “Tin tức Tham khảo/参考消息” dành cho cán bộ Đảng bình thường. Ông cũng
là một cố vấn hàng đầu về các vấn đề quốc tế, thường xuyên tiếp xúc với những
nhân vật quyền lực, bao gồm cả Thủ tướng Chu Ân Lai. Thế hệ thanh niên cánh tả
mà Lý Thận Chi đại diện đã nhiệt tình ủng hộ quá trình chuyển đổi của Trung Quốc
từ thể chế chuyên chế /威权主义 sang thể chế toàn trị
极权主义. Thể chế Đảng-Nhà nước mà Quốc dân Đảng
xây dựng có một số yếu tố toàn trị, nhưng về cơ bản vẫn là một thể chế chuyên
chế/ authoritarianism.
Vào
những năm 1940, viễn cảnh của một xã hội toàn trị thậm chí còn có sức hấp dẫn
và lôi cuốn hơn một xã hội chuyên chế. Thể chế chuyên chế dựa nhiều vào quân đội,
cảnh sát và tầng lớp tinh hoa truyền thống để củng cố quyền lực, khiến nó bị tầng
lớp dưới đáy xã hội và trí thức xa lánh, thậm chí căm ghét. Ngược lại, thể chế
toàn trị lại có sức hấp dẫn riêng, nó huy động quần chúng tham gia vào các
phong trào chính trị rầm rộ, tạo ra một mô hình về “dân chủ tham dự” để củng cố
sự đồng thuận của “quần chúng nhân dân”; Nó vẽ ra viễn cảnh về xã hội không tưởng
(utopia) và đề cao tinh thần hy sinh vì tập thể, đáp ứng nhu cầu về định hướng,
sứ mệnh và lý tưởng cao cả của nhiều người; Nó độc quyền việc phân phối tài
nguyên, quyền lực và danh vọng để ban thưởng cho những “phần tử tích cực”, từ
đó càng khuyến khích sự trung thành. Từ góc độ phát triển văn minh chính trị,
chuyển từ chuyên chế sang toàn trị thực chất là một bước thụt lùi lịch sử. Tuy
nhiên, vào những năm 1940, rất ít trí thức Trung Quốc nhận thức được điều này.
Hồ
Thích/ 胡适, với lập trường ủng hộ Quốc dân Đảng, bị giới
trí thức phê phán nặng nề. Chỉ có một số ít người trong giới trí thức cánh tả
như Trữ An Bình , mới tỉnh táo nhận ra rằng, dưới sự cai trị của chế độ Quốc
dân Đảng, tự do là vấn đề nhiều hay ít; trong khi đó thì dưới chế độ Cộng sản,
tự do là vấn đề có hay không. Tuy nhiên, nhận thức chính trị sắc bén như vậy
trong giới trí thức cánh tả khi đó chỉ như “phượng mao lân giác” – cực kỳ hiếm
hoi.
Sau
khi đạt được thành công khi còn trẻ, Lý Thận Chi đã trải qua một cú sốc lớn, mà
theo ông, là “tai họa từ trên trời ập đến”. Vì tính chất công việc, ông có cơ hội
tiếp xúc với các tài liệu liên quan đến Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô,
trong đó tiết lộ những vấn đề về Stalin, cùng với các sự kiện năm 1956 tại Ba
Lan và Hungary. Những tài liệu này đã kích thích ông suy ngẫm về thể chế chính
trị của các quốc gia cộng sản. Ông đi đến kết luận rằng nguyên nhân gốc rễ của
những vấn đề ở Liên Xô và Đông Âu là do không thiết lập được hệ thống dân chủ
sau khi cách mạng thắng lợi.
Ngoài
ra, ông còn bị ảnh hưởng bởi những thông tin từ trong nội bộ về những chỉ trích
đối với Mao Trạch Đông bằng chính sách “ngu dân” và “chủ nghĩa độc đoán” ở
Trung Quốc. Điều này đã thôi thúc ông tham gia vào phong trào Trăm hoa đua nở
năm 1956, kêu gọi xây dựng “đại dân chủ”, đòi hỏi “xây dựng Tòa án Hiến pháp”,
“trả quyền lực cho nhân dân”, và “mở cửa tự do báo chí”.
Lý
Thận Chi (hàng đứng, thứ tư từ phải) giữa thập niên 1950 là bí thư cho Thủ tướng
CHNDTH Chu Ân Lai (hàng ngồ,i thứ tư từ phải). Hoover.org
Kết
quả là ông bị xử phạt nặng nề trong Phong trào chống Hữu khuynh, bị đuổi khỏi Đảng
và bị đưa đi lao động cải tạo. Tuy nhiên, khác với nhiều người cùng chung số phận,
Lý Thận Chi không đổ lỗi cho Đảng hay Mao Trạch Đông, Thay vào đó, ông đào sâu
và tìm kiếm gốc rễ độc hại trong suy nghĩ của chính mình, tin rằng ông thực sự
đã phạm sai lầm và rằng ông bị oan chỉ vì Đảng không đánh giá đầy đủ thiện chí
và sự chăm chỉ của ông, và rằng hình phạt quá nghiêm khắc. Trên thực tế, phần lớn
những phần tử “cánh hữu” bị Đảng và Nhà nước trừng phạt trong phong trào này đều
là những phần tử “hữu khuynh giả mạo”, họ không thực sự có tư tưởng “chống Đảng”
hay “chống chủ nghĩa xã hội”, cũng không mang trong mình tư tưởng tự do và dân
chủ. Họ chỉ đơn giản là trung thành với chủ nghĩa xã hội của Đảng và cảm thấy
mình bị oan ức sau khi bị trừng phạt, mà không nhận thức được bản chất chống tự
do và chống dân chủ của thể chế hợp nhất đảng quốc này. Điều khiến Lý Thận Chi
vượt lên trên những người khác là từ thập niên 1960 ông đã nhận ra rằng chân lý
nằm trong tay mình, và ông đã tự hào khi bản thân trở thành một trong số những
người bị Đảng đẩy ra ngoài, coi đó là “vinh dự của người cánh hữu”. Tuy nhiên,
sau khi trải qua cú sốc từ phong trào phản hữu, ông không còn đủ dũng khí như
khi còn trẻ để thách thức chế độ. Theo lời của chính ông, vào thời điểm đó ông
“im lặng một cách đầy sợ hãi”. Hơn nữa, vào giai đoạn này, ông vẫn chưa hoàn
toàn nhận ra bản chất “phản dân chủ” của những khái niệm như “nền dân chủ chủ
nghĩa kiểu mới” hay “nền dân chủ của giai cấp vô sản”. Sau này, trong một bức
thư gửi Thư Vu vào tháng 10 năm 2000, ông viết: “Hai năm trước, khi đọc những
phát biểu của Trần Độc Tú trước khi qua đời vào năm 1942, tôi mới đột nhiên nhận
ra, không có sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản, cũng chẳng có
sự khác biệt giữa dân chủ cũ và dân chủ mới. Dân chủ chỉ là dân chủ mà thôi.”
Điều này chứng tỏ rằng bước nhảy vọt về tư tưởng của Lý Thận Chi diễn ra vào
khoảng thời gian 1997-1998. Chính trong thời gian này, ông bắt đầu phát biểu
các quan điểm về chủ nghĩa tự do, bắt đầu bằng bài viết bình luận về Cố Chuẩn
vào năm 1997.
Sự
thức tỉnh của Lý Thận Chi còn phải trải qua một cú sốc và khó khăn nữa để hoàn
toàn tỉnh ngộ. Năm 1973, ông được Chu Ân Lai chỉ định rời khỏi trại cải tạo và
quay lại làm việc tại Tân Hoa Xã ở Bắc Kinh. Sau đó, ông lại được “trọng dụng”:
năm 1979, ông tháp tùng Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là
cố vấn ngoại giao, năm 1982 ông được giao nhiệm vụ tham gia soạn thảo các tài
liệu cho Đại hội XII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đến năm 1985, ông được bổ
nhiệm làm Phó viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một chức vụ cấp thứ
trưởng. Có vẻ như để báo đáp sự giúp đỡ của Đảng, ông đã giữ khoảng cách với
phong trào “tự do hóa giai cấp tư sản” trong thời kỳ này. Cho đến năm 1989, ông
mới công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với phong trào dân chủ. Sau sự kiện Thiên An
Môn, ông không muốn cúi đầu xin lỗi lần nữa, “không muốn làm quan dưới sự đe dọa
của lưỡi lê”, do đó lần thứ hai ông lại bị xử phạt, bị bãi chức và điều tra.
Sau đó, những sự kiện lớn như biến cố ở Liên Xô và Đông Âu đã khiến ông thật sự
nghi ngờ về hệ thống chủ nghĩa cộng sản, và cuối cùng ông đạt được sự tỉnh ngộ
sâu sắc về thể chế chuyên chế, chính thức chia tay thể chế Đảng-Nhà nước và
công khai chuyển sang tư tưởng tự do vào những năm 1990.
Quả
thực, việc thoát ra khỏi những ràng buộc tư tưởng đã tồn tại hàng chục năm, đồng
thời dũng cảm đón nhận tín ngưỡng mới về chủ nghĩa tự do, là điều vô cùng khó
khăn đối với các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguyên nhân chính là, phần
lớn họ hoặc bị quyền lực thao túng, hoặc bị quán tính của thể chế chi phối. Những
người bị quyền lực thao túng thì “mông ngồi đâu, tư duy sẽ suy nghĩ ở đó”, cho
dù có nhận ra sự thay đổi thì họ vẫn không thể rời bỏ vị trí quyền lực của
mình. Những người bị quán tính lười biếng chi phối thì sau khi lý tưởng cộng sản
sụp đổ, họ không còn sức để tiếp tục khơi dậy ngọn lửa lý tưởng, mà chỉ sống
qua ngày, mong rằng “sức mạnh tự nhiên” sẽ đưa Trung Quốc tiến lên, hoặc đành
chấp nhận miễn cưỡng rơi vào chủ nghĩa hoài nghi nơi họ không có niềm tin cao cả.
Để
chuyển mình từ một người Mácxít sang một người theo chủ nghĩa tự do khi đã ở tuổi
xế chiều, các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có lòng dũng cảm và sự quyết
tâm, giống như “dù có hàng triệu người phản đối, tôi vẫn tiếp tục đi lên phía
trước”. Họ cần có hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa tự do, và cũng cần có tỉnh ngộ
về những sai lầm cơ bản của chủ nghĩa Mácxít. Mặc dù một số người đã vượt qua
được những trở ngại của quyền lực và quán tính lười biếng để tiếp tục đấu
tranh, nhưng nhiều người trong số đó vẫn chưa thể nhận ra những khiếm khuyết nội
tại của tư tưởng Mácxít, và từ đó không thể tìm đến chủ nghĩa tự do. Sau khi
hoàn thành sự chuyển hóa thành một người theo chủ nghĩa tự do, Lý Thận Chi đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong ba lĩnh vực cụ thể liên quan đến phong trào
dân chủ trong Đảng Cộng sản mà trước đó đã được đề cập. Một trong những thành tựu
lớn nhất của ông là công khai giương lên ngọn cờ tự do trong Đảng và chỉ ra con
đường để những người cộng sản hoàn toàn chuyển đổi thành người theo chủ nghĩa tự
do. Sau khi bị đả kích nghiêm trọng trong sự kiện mùa xuân 1989, phong trào dân
chủ trong Đảng Cộng sản gần như đã tan rã, và lá cờ tranh đấu cho tự do dân chủ
của Trung Quốc đã được chuyển giao cho các lực lượng dân chủ ngoài Đảng. Tuy
nhiên, Lý Thận Chi không gia nhập vào liên minh với các lực lượng dân chủ ngoài
Đảng, mà ông tiếp tục theo đuổi hệ tư tưởng dân chủ tự do trong Đảng, vốn đã được
Trần Độc Tú và Cố Chuẩn xây dựng từ trước. Điều này vừa phản ánh sự phát triển
tư tưởng của chính Lý Thận Chi, vừa cho thấy rằng mục tiêu chính của ông là
giúp các đồng chí trong Đảng chuyển mình thành những người theo chủ nghĩa tự
do.
Vào
năm 1998, Lý Thận Chi, người đã trải qua những niềm vui, gian truân, nỗi đau và
sự tuyệt vọng trong cách mạng cộng sản, đã viết những lời sau đây: “Thế giới
sau hai ba trăm năm công nghiệp hóa và Trung Quốc qua một trăm năm thử nghiệm với
quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người, chúng ta đã có đủ lý do để chứng minh
rằng, chủ nghĩa tự do là giá trị tốt nhất, có tính phổ quát nhất. Sự phục hưng
truyền thống chủ nghĩa tự do bắt nguồn từ Đại học Bắc Kinh ngày nay chắc chắn sẽ
đưa một Trung Quốc tự do hoà nhập vào thế giới toàn cầu hóa, đồng thời mang lại
phúc lợi và vinh quang cho toàn thế giới!” Đoạn văn này rõ ràng là tuyên ngôn về
chủ nghĩa tự do mà Lý Thận Chi gửi đến các đồng chí trong Đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Những
tư tưởng mà Lý Thận Chi đào xới, phát triển này đã khiến ông khác biệt với các
đồng cấp dân chủ nửa vời trong Đảng. Khi tác giả bài viết hỏi trực tiếp ông về
số lượng người cùng thế hệ ở cấp độ của ông có cùng tư tưởng tự do, ông vừa tự
hào vừa thở dài, chỉ vào ngực bằng ngón tay cái: “Chỉ còn tôi mà thôi.”
Trước
sự kiện Lục Tứ Thiên An Môn 1989, trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một nhóm
những nhân vật có tư tưởng chủ nghĩa tự do nhất định, và họ đã cố gắng cải cách
hệ thống chính trị dựa trên lý thuyết và hê giá trị của chủ nghĩa tự do ở các mức
độ khác nhau. Hai Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang và Triệu
Tử Dương, đã bị mất chức vì mắc phải “sai lầm tự do hoá của giai cấp tư sản”;
Lưu Tân Nhạn, Vương Nhược Vọng, Vương Nhược Thủy, Ngô Tổ Quang, Phương Lệ Chi
và những người khác đã bị khai trừ khỏi Đảng vì có “tư tưởng tự do hoá của giai
cấp tư sản”; Trong sự kiện Thiên An Môn, thậm chí còn có nhiều cán bộ đảng và
chính phủ các cấp đã bị thanh trừng và trừng phạt vì tư tưởng và hành động “tự
do hóa của giai cấp tư sản.”
Tuy
nhiên, những người này vẫn chưa hoàn toàn có thể thoát ra khỏi khuôn khổ của chủ
nghĩa Marx-Lenin, cũng chưa từ bỏ niềm tin vào chủ nghĩa Mácxít để chuyển sang
chủ nghĩa tự do. Những gì họ yêu cầu chỉ là “cải cách trong hệ thống”. Họ thật
lòng khao khát tự do và dân chủ, nhưng tâm trí của họ vẫn chưa thể thoát ra khỏi
giới hạn của hệ tư tưởng Marx-Lenin. Họ vẫn mơ màng không nhận ra mình là người
khách lạ trong giấc mơ của chính họ, và thay vào đó lại đau đầu vì sự “hiểu nhầm”
của các lãnh đạo Đảng Cộng sản và hầu hết các đảng viên về những lời chỉ dẫn,
những ý nghĩa hoành tráng, vi diệu và tốt đẹp về tự do và dân chủ của Marx và
Engels.
Những
đồng nghiệp, tri âm cấp bộ trưởng của Lý Thận Chi như Lý Duệ, Lý Xương, Lý Phổ,
Chu Hậu Trạch, Vu Quang Viễn, Hồ Tích Vĩ, Vương Nhược Thủy, v.v. cũng có cùng nỗi
lo âu này. Sau sự kiện Thiên An Môn, Lý Duệ và Vương Nhược Thủy là những ví dụ
điển hình về vấn đề này. Trong những năm cuối đời, Lý Duệ không ngừng phê phán
và kiểm điểm những sai lầm của Mao Trạch Đông, và không ngừng đòi hỏi cải cách
thể chế chính trị một cách có hệ thống và thực chất, để đạt được mục tiêu “dân
chủ trong Đảng” và “dân chủ hoá quốc gia”, tuy vậy ông vẫn kiên trì bảo vệ vai
trò chỉ đạo của chủ nghĩa Marx và vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ảnh
chụp tháng 5, 1998: Lý Thận Chi (P) và Lý Nhuệ (G) cựu bí thư của Mao Trạch
Đông cả hai là người chỉ trích chính phủ/đảng CSTH. Hoover.org
Lý
Duệ đã nhiều lần ca ngợi Vương Nhược Thủy là nhà lý luận có trình độ cao nhất ở
Trung Quốc đương đại. Vương Nhược Thủy bị ám ảnh bởi chủ nghĩa nhân đạo và lý
thuyết về sự tha hóa, ông đã thực hiện một cuộc phê phán và thanh trừng có hệ
thống đối với chủ nghĩa Marx – Lenin truyền thống, đồng thời phân tích một cách
thấu đáo những khuyết điểm trong hệ tư tưởng Mácxít chính thống. Có thể nói,
ông là người đi xa nhất về mặt lý thuyết trong số những người này. Tuy vậy, ông
vẫn bị kẹt trong khuôn khổ của chủ nghĩa nhân đạo Mácxít, mà không thoát ra và
chuyển sang chủ nghĩa tự do.
Chủ
nghĩa nhân đạo Mácxít là một vũ khí phê phán mạnh mẽ, có thể vạch trần và phê
phán rất sâu sắc sự tha hóa lao động trong xã hội tư bản và sự tha hóa quyền lực
trong chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản thiết lập. Tuy nhiên, lý tưởng tối cao
mà những người theo chủ nghĩa nhân đạo Mácxít sử dụng để phê phán hai xã hội
này chính là sự hiện thực hoá “bản chất loài người” và sự giải phóng toàn thể
nhân loại. Vương Nhược Thủy vẫn chưa nhận thức được mối quan hệ logic giữa chủ
nghĩa xã hội đảng quốc và những nỗ lực cải tạo bản chất con người thực sự của
chủ nghĩa Marx, tham vọng hiện thực hoá “bản chất loài người” và ước mơ không
tưởng về giải phóng loài người như một tổng thể. Do đó, ông luôn phàn nàn rằng
các đảng viên cộng sản cầm quyền ở các quốc gia đều phản bội lại những lời chỉ
dạy và lý tưởng của Marx và Engels.
Theo
nghĩa này, tư tưởng của ông vẫn dừng lại ở mức độ của những người cộng sản châu
Âu và những người bất đồng chính kiến ở Đông Âu và Liên Xô vào những năm
1950-1960. Ông sử dụng lý thuyết “tha hóa quyền lực” để phê phán sự biến chất của
các chế độ cộng sản, và lý thuyết này có sức thuyết phục và chiều sâu lý thuyết
nhất định . Tuy nhiên, sự thật không thể phủ nhận là Marx quan tâm nhiều hơn đến
việc khắc phục “sự tha hóa lao động” trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, và ông đã
mê tín vào “chính trị của giai cấp vô sản” để vượt qua sự tha hóa này, từ đó
gieo mầm cho sự tha hóa quyền lực trong các chế độ Đảng quốc sau này. Vương Nhược
Thủy bị cuốn hút bởi sự chú ý của Marx đối với con người trong những năm đầu,
và ông bị rối trí bởi những tuyên bố mơ hồ của Marx về “giải phóng cá nhân”, mà
không nhận thấy sai lầm cơ bản của Marx trong quan điểm về bản chất con người.
Marx
thực sự rất quan tâm đến “nhân đạo,” “nhân tính” và “tự do của con người.” Tuy
nhiên, quan điểm về “nhân tính” của Marx đi theo mô hình “ý chí tổng thể” của
Rousseau. Đối với Marx, bản chất tự nhiên của con người thể hiện trong các cá
nhân không đại diện cho “bản tính loài người” mà còn thấp hơn so với “bản tính
loài người.” Marx phủ nhận vị trí chủ thể của cá nhân trong xã hội và giá trị nội
tại của sự lựa chọn đa dạng của cá nhân, cố gắng phê phán tính giả dối của chủ
nghĩa tự do khi tôn trọng “nhân tính tự nhiên” và khẳng định rằng “nhân tính tự
nhiên” là ảo tưởng, chỉ phản ánh những dục vọng xấu xa do chế độ tư hữu làm biến
dạng, vì vậy cần phải cải tạo. Và chỉ khi xóa bỏ chế độ tư hữu xấu xa, sự cải tạo
này mới có thể thành công. Khi đó, “bản tính loài người” tươi sáng mới có thể
được thể hiện. Để thực hiện “bản tính loài người,” tức là sự giải phóng của
toàn thể loài người, phải cải tạo nhân tính hiện tại và sẵn sàng hy sinh tự do
của các cá nhân để đạt được điều đó. Chính quan điểm về bản chất con người này
cũng như thiết kế nhân tính này tạo ra cơ sở lý luận cho chủ nghĩa chuyên chế.
Mặc dù trong “Tuyên ngôn Cộng sản,” Marx có đề cập rằng “sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người,” nhưng tự
do mà ông nói đến không phải là quyền tự do cá nhân được bảo vệ bởi pháp luật để
tránh sự áp bức của chính phủ, mà là quyền tự do “phát triển toàn diện” của những
người sống trong “cộng đồng chung” sau khi đã tiêu diệt nhà nước và phân công
lao động. Theo mô tả cụ thể của ông trong “Ý thức hệ Đức,” con người tự do phát
triển toàn diện có thể “săn bắn vào buổi sáng, đánh cá vào buổi chiều, chăn
nuôi vào buổi tối, và sau bữa tối thì tham gia vào phê phán xã hội.” Một nền tự
do cao cấp như vậy chắc chắn sẽ khiến người ta ngưỡng mộ, đặc biệt là ở những
nơi đã đạt được quyền tự do chính trị cơ bản.
Quan
điểm sai lầm của Marx và nhiều người theo chủ nghĩa Marxist thường mắc phải khi
dùng khái niệm tự do “phát triển toàn diện” cao siêu để hạ thấp và phủ nhận giá
trị của tự do chính trị. Theo họ, so với tự do “phát triển toàn diện,” tự do
chính trị đạt được trong các hệ thống dân chủ tự do dường như quá tầm thường. Họ
cho rằng tự do tín ngưỡng chỉ là để con người chấp nhận sự nô lệ tôn giáo, tự
do tư tưởng chỉ là để con người truyền bá những tà thuyết dị đoan, v.v..
Hơn
nữa, các lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa Marx bao gồm chủ nghĩa thế giới quan tổng
thể, tư tưởng kinh tế cục bộ, thuyết quyết định lịch sử, phương pháp phân tích
giai cấp, niềm tin vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng cộng sản, chủ
nghĩa nhân đạo của Marxism chỉ là một khía cạnh của hệ thống lý thuyết Marxist.
Thực tế là việc thực thi chủ nghĩa Marx ở tất cả các quốc gia cộng sản đều gặp
phải vấn đề và mang lại thảm họa, điều này đủ để chỉ ra rằng lý thuyết xã hội
này có vấn đề, cho dù là trong việc chẩn đoán xã hội hay trong các phương thuốc
mà nó đưa ra. Sai lầm căn bản của Marx là đã đi lệch khỏi lập trường cơ bản của
chủ nghĩa tự do hiện đại: cá nhân xã hội có vị trí tối cao về mặt đạo đức, xã hội
và bản thể học. Khi rời xa lập trường này, Marx đã rơi vào những mâu thuẫn
không thể điều hòa, ví dụ như vừa nói về “tự do” của con người lại vừa nhấn mạnh
vào “quy luật tất yếu”, vừa khao khát một cuộc “giải phóng” từ dưới lên lại vừa
ủng hộ một kế hoạch từ trên xuống, v.v..
Đóng
góp thứ hai của Lý Thận Chí là sử dụng chủ nghĩa tự do làm cơ sở lý thuyết để
chỉ trích “thể chế chuyên chế Trung Quốc.” Lý Thận Chí đã mượn lời của Václav
Havel để chỉ trích thực tế của thể chế hậu toàn trị ở Trung Quốc, lên án rằng
“nguyên tắc tối cao của xã hội này là ‘ổn định.’ Và để duy trì ổn định, điều kiện
cơ bản để nó vận hành vẫn là: sự sợ hãi và dối trá. Nỗi sợ hãi lan tỏa, hiện diện
khắp nơi đã tạo ra dối trá lan tỏa, hiện diện khắp nơi.” Tuy nhiên, Lý Thận Chi
rốt cuộc không quen thuộc với khuôn khổ phân tích chế độ toàn trị, và trong bối
cảnh Trung Quốc, ông cũng không có cơ hội sử dụng khuôn khổ phân tích toàn trị
để phê phán thực tế. Vì vậy, Lý Thận Chí tập trung vào việc chỉ trích “chủ
nghĩa chuyên chế Trung Quốc.”
Trong
quá khứ đã từng có phong trào “phản truyền thống” như phong trào Ngũ Tứ đến “phản
phong kiến” những năm 1980, một số người có thể cho rằng việc Lý Thận Chi phê
phán “chủ nghĩa chuyên chế Trung Quốc” chỉ là điều sáo rỗng, lặp lại những quan
điểm cũ, thậm chí là ông đang nhắm sai mục tiêu. Nếu chỉ đọc riêng một số bài
viết của ông chuyên nhắm đến phê phán “chủ nghĩa chuyên chế Trung Quốc”, quả thực
có thể dẫn đến ấn tượng như vậy. Tuy nhiên, quan điểm của Lý Thận Chi về “chủ
nghĩa chuyên chế Trung Quốc” có ít nhất hai điểm mới. Đầu tiên, ông đã vượt ra
khỏi khuôn khổ tư duy của chủ nghĩa Marx và rõ ràng vận dụng lập trường lý luận
của chủ nghĩa tự do. Theo quan điểm lịch sử của mình, ông hoàn toàn từ bỏ thuyết
quyết định kinh tế của Marx cũng như lý luận năm giai đoạn phát triển của xã hội
loài người. Ông cho rằng, muộn nhất là từ thời Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung
Quốc, quốc gia này đã bước vào xã hội “chủ nghĩa chuyên chế hoàng quyền.” Trong
mô hình xã hội này, chính trị chuyên chế và hệ tư tưởng quyết định thể chế kinh
tế, chứ không phải ngược lại. Đặc biệt, nó đã kìm hãm sự phát triển của các yếu
tố kinh tế mới cũng như các tư tưởng mới. Hơn nữa, sự cai trị lâu dài của thể
chế “chủ nghĩa chuyên chế hoàng quyền” đã hình thành một truyền thống văn hóa
chuyên chế ăn sâu vào tư duy người dân Trung Quốc, “sâu đến mức khó có thể nhận
thức rõ ràng, sâu đến mức không thể thực sự chạm tới.” Chính vì vậy, ngay cả
khi thể chế đế quốc đã bị chôn vùi trong lịch sử, truyền thống chuyên chế vẫn
tiếp tục tồn tại dưới những hình thức khác. Giải pháp mà ông đưa ra là sự cứu rỗi
của chủ nghĩa tự do: “Cách duy nhất để thoát khỏi chủ nghĩa chuyên chế là khai
sáng, tức là thay thế chủ nghĩa chuyên chế bằng chủ nghĩa tự do, vốn là phương
thức chủ lưu của lịch sử nhân loại trong suốt 300 năm qua.”
Thứ
hai, vào cuối những năm 1990, khi Lý Thận Chi mạnh mẽ nêu cao ngọn cờ phản đối
“chủ nghĩa chuyên chế Trung Quốc”, ông đã có một sự phản công mạnh mẽ trước làn
sóng tân bảo thủ. Bắt nguồn từ những thất bại nghiêm trọng của phong trào dân
chủ tự do ở Trung Quốc cùng sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc do nhiều
nhân tố tác động, làn sóng tân bảo thủ trong những năm 1990 đã có sự bùng phát
dữ dội, thế lực “tân Nho giáo” xuất hiện khắp nơi. Ngay cả Lý Thận Chi cũng từng
có thời điểm hoang mang, tự giễu mình là “tân Nho giáo nửa mùa” Nhưng ông nhanh
chóng nhận ra cạm bẫy của chủ nghĩa bảo thủ văn hóa và nhìn thấu ý đồ của các
thế lực chủ nghĩa chuyên chế muốn củng cố quyền lực cai trị của họ khi lợi dụng
chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo thủ văn hóa.
Trong
lịch sử, Trung Quốc từng có một nền văn hóa rực rỡ và huy hoàng, và dân tộc
Trung Hoa là một dân tộc có lòng tự tôn rất cao, nhưng lại rất dễ bị tổn thương
trước bối cảnh lịch sử đương đại, vì vậy, những người theo chủ nghĩa tự do ở
Trung Quốc thường bị chỉ trích khi phê phán truyền thống. Lý Thận Chi đã đưa ra
sự phân biệt rõ ràng giữa “truyền thống văn hóa” và “văn hóa truyền thống,”
giúp người Trung Quốc vừa có thể mạnh mẽ phê phán truyền thống chuyên chế, vừa
có thể yêu quý và kế thừa những tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Theo cách nói
của ông, “văn hoá truyền thống là tổng hợp của các hiện tượng văn hóa Trung Quốc
từ xưa đến nay… nhưng nó là một khái niệm biến đổi, dung nạp và hấp thụ… còn
truyền thống văn hoá thì không như vậy. Nó là cốt lõi của văn hoá truyền thống
… là thói quen tâm lý và lối tư duy chủ đạo mà người Trung Quốc đã được truyền
thừa hàng ngàn năm qua.” Với sự phân biệt này, người Trung Quốc có thể phê phán
văn hóa chuyên chế mà không ảnh hưởng đến việc kế thừa những giá trị tinh hoa của
văn hóa dân tộc như Đường thi, Tống từ, tu dưỡng nhân cách…
Lập
trường rõ ràng về chủ nghĩa tự do của Lý Thận Chi khiến ông nhận được nhiều ủng
hộ từ độc giả hơn so với những nhà phê phán chủ nghĩa chuyên chế đứng trên quan
điểm Marxist. Bài viết Cảm nghĩ năm mới của Hồ Tích Vĩ năm 1995, với những suy
ngẫm về cuộc đời và những phê phán đối với chính quyền chủ nghĩa cộng sản
chuyên chế, có thể được xem là ngang hàng với bài viết Phongvũ thương hoàng ngũ
thập niên (风雨苍黄五十年)
của Lý Thận Chi. Tuy nhiên, bài viết của Hồ Tích Vĩ có ảnh hưởng kém hơn rất
nhiều so với Lý Thận Chi, nguyên nhân chủ yếu là do ông vẫn chưa hoàn toàn chuyển
sang lập trường tự do chủ nghĩa. Trong bài viết của mình, Hồ Tích Vĩ tự nhận bản
thân là “già rồi mới tỉnh ngộ, tỉnh ngộ rồi lại già.” Nhưng thực tế, ông vẫn
chưa hoàn toàn tỉnh ngộ, bởi vì ông “vẫn tin vào chủ nghĩa Marx,” vẫn tin rằng
thể chế “Chủ nghĩa Dân chủ Lập hiến mới” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc từng đề xướng
nếu không bị phản bội thì có thể thực sự mang lại dân chủ cho Trung Quốc. Ông
chưa nhận ra rằng thể chế “Chủ nghĩa Dân chủ Lập hiến mới” dựa trên lý luận
giai cấp của chủ nghĩa Marx chỉ có thể dẫn đến thể chế chuyên chính độc đảng,
chứ không thể dẫn đến một nền dân chủ thực sự.
Đóng
góp thứ ba của Lý Thận Chi là nỗ lực huy động tất cả các nguồn lực trong nội bộ
Đảng Cộng sản Trung Quốc để tái khởi động những cải cách chính trị dân chủ vốn
đã bị đình trệ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Nhà sử học Tần Huy đặc biệt
nhấn mạnh ý nghĩa của “thực tiễn chủ nghĩa tự do,” chỉ ra rằng trong một đất nước
chưa có nền tảng trật tự tự do như Trung Quốc, một người không chỉ cần bảo vệ
quyền tự do của mình, tôn trọng quyền tự do của người khác, mà còn phải phản đối
sự ép buộc từ những người khác với nhau thì mới xứng đáng được gọi là một người
theo chủ nghĩa tự do. Ông có phần khắt khe khi không coi Tiền Chung Thư hay Trần
Dần Khác là những người theo chủ nghĩa tự do. Nhưng quan điểm của ông về việc
không chấp nhận chủ nghĩa “an phận thủ thường,” nhấn mạnh vào cuộc đấu
tranh chống lại thể chế chuyên chế, đã làm nổi bật tầm quan trọng của những
nhân vật như Trữ An Bình và Lý Thận Chi.
Được
hưởng lợi từ truyền thống chủ nghĩa chuyên chế của Trung Quốc, cũng như từ quan
niệm thiên mệnh chính thống, nhờ vào sự phát triển kinh tế và sự cải thiện đời
sống nhân dân trong những năm gần đây, cũng như từ sự thịnh hành của chủ nghĩa
dân tộc và chủ nghĩa khuyển Nho, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng
hoảng cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, đẩy phong trào dân chủ xuống
đáy, khiến toàn bộ xã hội Trung Quốc rơi vào trạng thái tuyệt vọng về chính trị
và chạy theo chủ nghĩa hưởng thụ. Trong khi nhiều quan chức thực dụng đã phản bội
lý tưởng của mình để trở thành tầng lớp quyền quý mới, hoặc khôn ngoan chôn vùi
ánh sáng lý tưởng trong lòng sau khi trải qua nhiều biến cố gian khổ, thì Lý Thận
Chi, dù tuổi đã xế chiều, vẫn giữ vững tinh thần tuổi trẻ, một lần nữa thắp
sáng ngọn đuốc lý tưởng vì nhân loại, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa tự do để
tuyên chiến với chủ nghĩa chuyên chế. Những tư tưởng và phẩm chất đạo đức của
ông thực sự đáng khen ngợi.
Chấm
dứt thể chế chủ nghĩa toàn trị hoặc hậu toàn trị, hướng tới nền văn minh chính
trị tự do và dân chủ không phải là sự nghiệp mà những người tầm thường, không
có tham vọng, chí lớn có thể gánh vác. Sự nghiệp này đòi hỏi vô số chiến sĩ
dũng cảm và có tầm nhìn. Tuy nhiên, thực tế là những người theo đuổi chủ nghĩa
tự do ở bên trong Trung Quốc và nhiều người khác khi đồng tình với góc nhìn của
Lý Thận Chi thì cũng có nghĩa là họ chưa hoàn toàn tuyệt vọng và từ bỏ con đường
cải cách tiệm tiến “tích lũy từng chút một” để chuẩn bị cho một cuộc thay đổi lớn
lao.
Lý
Thận Chi đã tận dụng vị trí đặc biệt của mình để cố gắng khai sáng cho các đồng
chí trong Đảng, nỗ lực thuyết phục nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc gánh vác
trách nhiệm cải cách chính trị dân chủ, thậm chí không ngừng tìm cách lay động
“hạt nhân quyền lực.” Có thể nói, ông đã tận tâm làm hết sức mình. Trên thực tế,
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã là một tập hợp của những con người đồng sàng
dị mộng, mỗi người với một chí hướng khác nhau. Sự “đồng thuận” hiện tại trong
tầng lớp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay vì là chung một một lí tưởng,
có lẽ chỉ còn là nỗi sợ hãi trước viễn cảnh cùng nhau sụp đổ và sự trì trệ theo
quán tính. Lý Thận Chi đã cố gắng chỉ ra cho Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng cải
cách chính trị theo hướng dân chủ hóa có thể được xem là hành động “dẫn đao tự
cung”, nhưng đó là con đường có chi phí cơ hội thấp nhất để cả Đảng Cộng sản
Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa đạt được một sự tái sinh mới.
Quá
trình xây dựng thể chế pháp chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhấn mạnh các quy
trình thể chế hóa, cải cách nhằm tách bạch chính quyền và doanh nghiệp, thay đổi
chức năng của chính phủ, nỗ lực thử nghiệm dân chủ cấp cơ sở và chế độ cạnh
tranh chức vụ của cán bộ nhà nước, tuy không thể thay thế một bước đột phá toàn
diện hướng tới chính trị đa đảng hiện đại và thể chế dân chủ lập hiến, nhưng vẫn
là những hành động có ích để thúc đẩy đột phá này.
Chỉ
cần Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa hoàn toàn đóng lại cánh cửa cải cách chính trị,
thì hy vọng đạt được nền văn minh chính trị tự do dân chủ thông qua cải cách từ
trên xuống vẫn chưa bị dập tắt, và vẫn đáng để những người theo chủ nghĩa tự do
Trung Quốc nỗ lực phấn đấu. Lý Thận Chi, với tư cách là một nhà tiên tri có tầm
nhìn xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc đương đại, đã chỉ ra cho các đảng viên Đảng
Cộng sản Trung Quốc rằng: “Toàn cầu hóa là xu thế của thế giới, kinh tế thị trường
là xu thế của thế giới, chính trị dân chủ là xu thế của thế giới, đề cao nhân
quyền là xu thế của thế giới. Thuận theo thì hưng thịnh, chống lại thì diệt
vong.” Có lẽ, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn đủ dũng khí để tiến về phía trước
cùng xu thế của thế giới.
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
-----------------
Nguồn: Tuyển tập nghiên cứu
Chủ nghĩa hậu toàn trị | Nhiều tác giả | Dịch giả: Hồ Như Ý (2025)
Xuất
bản lần đầu trên tạp chí song nguyệt san “Thế kỷ 21” số tháng 12 năm 2000 (Hồng
Kông: Viện Nghiên cứu Văn hóa Trung Hoa, Đại học Trung Văn Hồng Kông), trang
76-83.
Chú
Thích:
[1]
“民主派”和“自由派”都是约定俗成的概念,两者可以互换。但是,从严格 的学术意义上说,应该使用“自由民主派(liberal democrat)” 这一概念。时下国 内那些被称为“自由派”的那些人物,确切的称谓应该是“自由民主派”。他们 区别于其它学术和政治派别的本质特征,并不是私有化、市场化等等自由主 义 的 主 张 , 而 是 进 一 步
深
化
政
治
改
革
以
实
现
政
治
上
的
自
由
民
主
(liberal democracy).
[2]
论述极权主义的先驱性著作有
Sigmund Neumann, Permanent Revolution: Totalitarianism in the Age of
International Civil War, New York: Harper, 1942; Hannah Arendt, The Origins of
Totalitarianism, New York: Harcourt, Brace, 1951; Carl J. Friedrich, ed.,
Totalitarianism, New York: Grosset &Dunlap, 1954; and Carl J. Friedrich and
Zbigniew Brezinski, Totalitarian Dictatorship and Autocracy, Cambridge, Mass.:
Harvard University Press, 1956. 这一时期批判极 权
主
义
统
治
的
重
要
著
作
还
包
括
Friedrich v Hayek, The Road to Serfdom, Chicago University of Chicago Press,
1944; and Karl R. Popper, The Open Society and Its Enemies, London: Routledge
& Kegan Paul, 1945.
[3]
Nghiên cứu liên quan về tập đoàn lợi ích ở các quốc gia cộng sản, tham khảo
Skilling, H. Gordon, ‘Interest Groups and Communist Politics’, World Politics,
18:3 (April 1966); ‘ Interest Groups and Communist Politics
Revisited’ World Politics, 36:1 (October 1983).
[4]
Juan J. Linz and Alfred Stepan, Problems of Democratic Transition and
Consolidation: Southern Europe, South America, and Post-Communist Europe,
Baltimore and London: The John Hopkins University Press, 1996, p. 40-52. 林兹和史蒂番在书中列出详细表格来对照这五种政权形态的本质特征,令人 一目了然。他们还分析了这五大政权形态内部进一步细分的次类政权形态 (regime sub-types)。华文世界较早使用极权主义分析框架探讨中国现实的有 仲维光、徐贲等人,参阅丘岳首的论文《后极权中国社会与李慎之现象》。
[5]
弗里德里克和布热津斯基认为极权主义不是一种单一现象,而是一种复合 症,并且认为“极权主义复合症” ( “Syndrome of
Totalitarianism”)有六种并 发的症侯:一个整体主义的意识形态( A Totalist Ideology);一个效忠于这 一意识形态并通常实行领袖独裁的一党专政;全面发展的恐怖主义警察( Terrorist Police);对大众传媒的垄断;对武器的垄断;以及对所有社会组织 的垄断性控制,包括以中央计划经济的方式对经济组织的控制。 Carl J. Friedrich
and Zbigniew K Brzezinski, Totalitarian Dictatorship and Autocracy, New York:
Praeger, 1965. See also Carl J. Friedrich, “he evolving theory and practice of
totalitarian regimes” in Carl J. Friedrich, et al, eds., Totalitarianism in perspective:
Three Views, New York: Praeger, 1969.
[6]
参
阅
F. Furet, The Passing of an Illusion: Communism in the Twentieth Century,
Chicago University of Chicago Press, 1999, p.180-181.
[7]
Hannah Arendt, The Origins of Totalitarianism, New York: Harcourt, Brace &
World, 1951; Vladimir Shlapentokh, A Normal Totalitarian Society: How the
Soviet Union Functioned and How It Collapsed, Armonk, New York: M. E. Sharpe,
2001, p.11.
[8]
关 于 单 位 制 度 , 参 阅 Xiaobo Lu and
Elizabet Perry, eds.,Danwei: the changing Chinese workplace in historical and
comparative perspective, Armonk, New York: M. E. Sharpe, 1997; 李路路、李韩林:《中国的单位制度:资源、权利与交换》,杭州:浙江人 民出版社,2000。关于户口制度,参阅 Tiejun Cheng and Mark Selden, ‘he Origin and
Social Consequence of China’ Hukou System’ The China Quarterly, no. 139
(September 1994);
殷志静、郁奇虹:《中国户籍制度改革》,北京:中国政法大学出版社,
1996。
[9]
Juan J. Linz and Alfred Stepan, Problems of Democratic Transition and
Consolidation: Southern Europe, South America, and Post-Communist Europe,
Baltimore and London: The John Hopkins University Press, 1996, p. 44-45. 有不少人将前苏联和东欧那些经历了民主化变革的国家都称为后极权社会, 不足为训。
[10]
Janos Kornai, The Socialist System: The Political Economy of Communism,
Princeton: Princeton University Press, 1992, Chapter 15.
[11]
关于民主制度的内部分类, 参阅 Arendt Lijphart,
Democracies: Patterns of Majoritarian and Consensus Government in Twenty-one
Centuries, New Haven: Yale University Press, 1984.
[12]中共创始人陈独秀在历尽沧桑之后对此有痛切的认识,参阅陈独秀:《给连根的信》(1940 年 7 月 31 日)和《我的根本意见》(1940 年 11 月 28 日),见《陈独秀著作选》,上海人民出版社 1993 年版。
[13]
唯有以已经取得的自由主义民主成果为前提条件的社会民主主义(Social Democracy),才有资格超越(Transcend)自由主义民主。[14]列宁:《无产阶级革命和叛徒考茨基》,《列宁选集》,人民出版社
1972
年版,第
3 卷,第
617-709 页。在国际共产主义运动史上还有“社会主义 民主”这一概念,似乎不可一概否定。“自由主义民主”的指涉对象主要是政治 领域,如果在自由主义民主的基础上将民主扩大到社会经济领域,当然是民 主事业的进一步发展,这也是“社会民主主义”(Social Democracy) 或“ 议会社 会主义”( Parliamentary
Socialism)的基本路数。但是,在共产党国家里作 为“无产阶级民主”的同义词使用的“社会主义民主”则是一个骗局与陷阱。
[14]列宁:《无产阶级革命和叛徒考茨基》,《列宁选集》,人民出版社 1972 年版,第 3 卷,第 617-709 页。在国际共产主义运动史上还有“社会主义 民主”这一概念,似乎不可一概否定。“自由主义民主”的指涉对象主要是政治 领域,如果在自由主义民主的基础上将民主扩大到社会经济领域,当然是民 主事业的进一步发展,这也是“社会民主主义”(Social Democracy) 或“ 议会社 会主义”( Parliamentary
Socialism)的基本路数。但是,在共产党国家里作 为“无产阶级民主”的同义词使用的“社会主义民主”则是一个骗局与陷阱。
[15]
如条件允许,本该进行量化研究,以确定中共党内民主派的实力和成长 过程。顾名思义,似乎须有一群人方可称派。但是,在日常用语中当我们指 称“某某是民主派”,说的是某个人而非一个群体,一人也可成派。从个体的 角度去理解中共党内民主派,更加符合现实。作为近乎疯狂地强调统一与集 中的列宁主义政党,中共不允许任何派别公开合法存在。中共党内民主派人 数应当不少,但他们只能若即若离、各自为政。就胡耀邦和赵紫阳两系人马 的关系而言,他们甚至不能在关键时刻援手相助。
[16]
杨继绳:《灿烂的夕阳》,《怀念李慎之》,上,189-203。
[17
曹长青《李慎之的三大贡献与三个局限》, http://127.0.0.1:9333/03http-qqq.
MnM.cGt,wN/Nd–/03;
仲维光《过渡人物顾准和李慎之先生的贡献究竟在哪
里》,http://127.0.0.1:9333/03http-qqq.ycriM.ncb/S5Gc/zScMtqt–/20_1.shtml.
[18]
对于曹长青、仲维光的质疑,朱学勤的《“常识”与“傲慢”-评曹长青、 仲维光对李慎之、顾准的批评》一文有很精彩的回应,
http://127.0.0.1:9333/03http-qqq.MnM.cGt/zqtQMsc/x/vv–/2003.htm.
[19]冯崇义:《李慎之:冲决专制主义传统的中共党内自由派领袖》,
http://127.0.0.1:9333/03http-qqq.WQMcZQy5GFZ.ncb/ZQWS5MzSQ–/
lisz2003062101.htm.
[20]
储安平:《共产党与民主自由》,《客观》第 4 期,1945 年 12 月 1 日。
[21]
李慎之:《回归“五四”、学习民主—给舒芜谈鲁迅、胡适和启蒙的信》,《风雨苍黄五十年-李慎之文选》,香港:明报出版社, 2003 年版,第 65 页。
[22]对当前中国犬儒主义的分析,参阅胡平:《犬儒病:当代中国的精神危 机》,《北京之春》,1998 年 3 月、四月、六月号。徐贲《当今中国大众社 会的犬儒主义》,《二十一世纪》,2001 年六月号。
[23]李慎之:《弘扬北大的自由主义传统》,栽刘军宁编《自由主义的先声 : 北大传统与近现代中国》,北京:中国人民出版社 1998 年版,第 4 -5 页。
[24]2003
年
3 月
16 日李慎之与笔者在北京的面谈。
[25]李锐要求系统的民主化政治体制改革的主张,见李锐:《迎接新世纪要 四讲》、《炎黄春秋》,1999 年第 12 期;李锐:《关于我国政治体制改革 的建议》、《炎黄春秋》,2003 年第 1 期。
[26]李慎之:《无权者的权力和反政治的政治-后期极权主义时代的人生哲 学(〈哈维尔文集〉序)》,李慎之:《风雨苍黄五十年-李慎之文选》, 香港:明报出版社,2003 年版,第 151 页。
[27]关于中国“皇权专制主义”社会形态的系统论述,见李慎之:《中国文化 传统与现代化—兼论中国的专制主义》,《太平洋学报》2001 年第 3 期,第 3-15 页。
[28]李慎之:《回到“五四”,重新启蒙》,李慎之:《风雨苍黄五十年-李 慎之文选》,香港:明报出版社,2003 年版,第 15 页。
[29]李慎之:《中国文化传统与现代化—兼论中国的专制主义》,《太平洋 学报》, 2001 年第 3 期,第 3-15 页。
[30]
Hồ Tích Vỹ: “Lời nói đầu xuân”, “Mùa xuân Bắc Kinh”, kỳ thứ 34, tháng 3 năm
1996.
[31]
关于“新民主主义的宪政”的思想陷阱,参阅冯崇义:《社会民主主义与 中国四十年代的宪政运动》,“现代中国与宪政”学术讨论会,悉尼,2003 年 ông chưa đến 30 tuổi
đã giữ chức Phó chủ nhiệm Ban Quốc tế của Tân Hoa Xã, 1 月 16-18 日。
[32]
秦晖:《实践自由— 再祭李慎之》,http://127.0.0.1:9333/03http-qqq.WQMcZQy5GFZ.ncb/ZQWS5MzSQ–/
lisz2003062802.htm.
[33]
参阅李慎之 2001 年 4 月 6 日致李锐信,《怀念李慎之》,北京 2003 年 版,第 2 页。《风雨苍黄五十年》一文的中心用意也是教训“核心”。 [34]李慎之:《风雨苍黄五十年-国庆夜独语》,李慎之:《风雨苍黄五十 年-李慎之文选》,香港:明报出版社,2003 年版,第 13 页。
No comments:
Post a Comment