LIỆU MỘT CUỘC CHIẾN
THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU CÓ LÀM MẤT ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGA KHÔNG?
Hnb Tran cùng với Phúc Lai GB biên dịch
LIỆU MỘT CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU
CÓ LÀM MẤT ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGA KHÔNG?
Alexandra Prokopenko, Alexander Kolyandr | The Bell
11
tháng 4 năm 2025
Tuần
này, chúng ta sẽ xem xét tác động của một cuộc chiến thương mại kéo dài và giá dầu
thấp hơn đối với nền kinh tế Nga. Chúng ta cũng xem xét lý do tại sao một cuộc
chiến thương mại có thể khiến châu Âu có nhiều khả năng tịch thu vĩnh viễn 200
tỉ euro tài sản nhà nước bị đóng băng của Nga.
Nga
đang tiến hành một cuộc chiến tranh lớn ở trung tâm châu Âu và cố gắng định
hình lại trật tự thế giới. Donald Trump đã bắt đầu một cuộc chiến tranh thương
mại chống lại Trung Quốc, định hình lại thương mại toàn cầu. Sẽ không có người
chiến thắng trong cuộc chiến này. Nhưng những điều này sẽ ảnh hưởng đến nền
kinh tế Nga như thế nào? Putin có đủ tiền để tiếp tục tiến hành chiến tranh
không? Các lệnh trừng phạt có hiệu quả không? Liệu nỗi sợ sụp đổ kinh tế có buộc
ông ta phải nhượng bộ không? Một sự hiểu biết sâu sắc về nền kinh tế Nga có thể
giúp giải quyết câu đố phức tạp này.
Tôi
đã phân tích nền kinh tế Nga trong 20 năm, bản tin của chúng tôi được thiết kế
để làm nổi bật các sự kiện và số liệu, chứ không phải các niềm tin ý thức hệ và
các tiêu đề hấp dẫn. Trong khi một số nhà bình luận dự đoán Nga sẽ sụp đổ,
chúng tôi đã phân tích dữ liệu và giải thích lý do tại sao ĐIỀU ĐÓ KHÔNG ĐƠN GIẢN
như vậy.
CÁC
NHÀ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NGA ĐANG VẬN ĐỘNG VỚI THÁCH THỨC THUẾ QUAN CỦA TRUMP
Mặc
dù Nga không phải là mục tiêu của thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump,
nhưng Moscow đang chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với hậu quả của một cuộc chiến
thương mại. Người đứng đầu Ngân Hàng Trung Ương #Elvira_Nabiullina đã mô tả vào thứ Tư
09/04 những thay đổi gần đây trong thương mại thế giới là một "RỦI RO ĐÁNG
KỂ". Thuế quan trả đũa có thể làm chậm nền kinh tế toàn cầu và do đó, làm
giảm nhu cầu đối với dầu của Nga. Nhưng điều này có đe dọa đến sự ổn định tài
chính của Nga không?
Giá dầu
giảm mạnh
Sự
kết hợp giữa thuế quan của Trump, nỗi lo về sự suy thoái kinh tế toàn cầu và sự
đảo ngược bất ngờ trong chính sách định giá của liên minh OPEC+ đã dẫn đến sự sụt
giảm giá dầu. Giá một
thùng dầu thô Brent đã giảm từ 75 đô la vào ngày 1 tháng 4 xuống còn 59 đô la
vào thứ Tư, mức thấp nhất trong 4 năm qua. Vào thứ Sáu 11/04, Bộ Năng Lượng
Mỹ đã hạ dự báo về giá trung bình của dầu Brent trng năm 2025 từ 74,20 đô la xuống
còn 67,87 đô la. Tất nhiên, cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của
phương Tây có nghĩa là dầu của Nga thường được bán với giá rẻ hơn khoảng 10 đô
la so với Brent.
Giá
dầu giảm sau khi Mỹ và Trung Quốc có vẻ như đang bước vào một cuộc chiến thương
mại lớn. Trump đã áp dụng thuế quan đối với hàng chục quốc gia vào tuần trước,
trước khi tuyên bố tạm dừng trong 90 ngày. Quốc gia duy nhất không bị ảnh hưởng
bởi lệnh tạm dừng là Trung Quốc, hiện phải trả mức thuế 104% đối với hàng hóa
nhập khẩu vào Mỹ. Để đáp trả, Trung Quốc đã tăng mức thuế tương đương đối với
hàng hóa của Mỹ lên 125% vào thứ Sáu. Nó cũng được thúc đẩy bởi quyết định của
OPEC+ tăng sản lượng dầu nhanh hơn dự kiến, làm tăng triển vọng về tình trạng
dư nguồn cung dầu.
Hình
1: Giá dầu Brent từ tháng 5/2024 đến tháng 4/2025
Lên kế
hoạch cho một cuộc khủng hoảng
Các
nhà quản lý kinh tế của Nga không hề bất ngờ trước diễn biến này. Trên thực tế,
Ngân Hàng Trung Ương năm ngoái đã đưa ra khả năng giá dầu giảm và nền kinh tế
toàn cầu bị phân mảnh nhiều hơn. Kịch bản này, được nêu trong ‘Hướng Dẫn Về
Chính Sách Tiền Tệ Duy Nhất của Quốc Gia’ của Ngân hàng Nga vào mùa thu năm
2024, liên quan đến tình trạng phi toàn cầu hóa gia tăng trong bối cảnh quan hệ
giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi và giá dầu giảm xuống còn 50 đô la một thùng hoặc
thấp hơn. Ngân hàng này cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó gây ra
có thể có quy mô tương tự như năm 2008 (khi GDP toàn cầu giảm 1,3%).
Trong
một kịch bản như vậy, chính phủ Nga sẽ buộc phải đốt cháy nhiều dự trữ hơn nữa
từ Quỹ Phúc Lợi Quốc Gia (NWF). Ngân Hàng Trung Ương cảnh báo rằng "Với tốc
độ chi tiêu này, có nguy cơ cạn kiệt tài sản thanh khoản của NWF ngay từ năm
2025".
Trong
khi đó, một cuộc chiến thương mại làm tăng đáng kể nguy cơ lạm phát đồng đô la
Mỹ và do đó làm tăng lãi suất của Mỹ. Kết hợp với việc giảm doanh thu từ xuất
khẩu dầu khí, điều này có thể khiến Ngân Hàng Trung Ương khó giảm lãi suất ở
Nga hơn: nói một cách đơn giản, chi phí vay cao có thể sẽ tiếp tục ở đây. Điều
đó có nghĩa là Bộ Tài Chính sẽ tốn kém hơn để trang trải thâm hụt ngân sách, điều
này có thể làm chậm hơn nữa tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của năm nay
dự kiến sẽ bằng một nửa so với năm 2024.
Hình
2: Các kịch bản 2025-2027 tương ứng với cuộc khủng hoảng toàn cầu
Rủi
ro nhẹ
Doanh
thu từ dầu khí chiếm khoảng một phần ba tổng số tiền mà nhà nước Nga thu được.
Năm nay, Bộ Tài Chính dự kiến sẽ thu được 10,94 nghìn tỷ rúp doanh thu từ dầu
khí với mức giá trung bình là 69,7 đô la cho một thùng dầu của Nga và tỷ giá đô
la Mỹ trung bình là 96,5 rúp. Nhưng năm nay, giá dầu thô Ural chưa bao giờ đạt
được mục tiêu hàng tháng đó: theo Bộ Phát Triển Kinh Tế, một thùng dầu thô Ural
có giá 67,7 đô la vào tháng 1, 61,7 đô la vào tháng 2 và 59 đô la vào tháng 3.
Có khả năng sẽ còn giảm thêm trong tháng này.
Đồng
rúp mạnh lên cũng đang gây thêm áp lực lên ngân sách. Kể từ giữa tháng 2, một
đô la Mỹ có giá trị dưới 90 rúp, phản ứng yếu ớt trước sự sụt giảm thu nhập ngoại
tệ của các nhà xuất khẩu. Đến lượt mình, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy
nhu cầu giảm và lượng hàng nhập khẩu ít hơn.
Bộ
Tài Chính đã cảnh báo rằng nếu giá dầu duy trì dưới 60 đô la, thâm hụt ngân
sách sẽ vượt quá mức dự kiến là 0,5% GDP. Để bù đắp sự chênh lệch, chính phủ,
giống như những năm trước, có khả năng sẽ trông cậy vào NWF. Đó sẽ là một bất
ngờ khó chịu. Khi lập kế hoạch ngân sách hiện tại, Bộ Tài Chính đã giả định
tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn và không lường trước được việc cần phải sử
dụng NWF để bù đắp thâm hụt.
Tuy
nhiên, rủi ro vẫn chưa có vẻ đáng kể. Doanh thu ngân sách trong ba tháng đầu
năm nay đạt 9,05 nghìn tỷ rúp, với chi tiêu là 11,2 nghìn tỷ rúp. Đó là thâm hụt
2,2 nghìn tỷ rúp - hay 1% GDP. Tuy nhiên, vào tháng 3, ngân sách đã chốt với mức
thặng dư là 0,53 nghìn tỷ rúp. Điều này cho thấy chi tiêu cao vào đầu năm, do
các khoản ứng trước, đang trở lại mức bình thường. Doanh thu ngoài dầu khí đang
tăng - trong ba tháng đầu năm nay, chúng đã tăng 11% so với cùng kỳ năm trước -
phù hợp với kế hoạch của Bộ Tài Chính (tăng trưởng 13,7% lên 29 nghìn tỷ rúp
vào cuối năm).
Cuối
cùng, áp lực lên tài chính của Nga trong năm nay sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế
toàn cầu. Trong kịch bản cơ sở của mình, Nga giả định tăng trưởng kinh tế toàn
cầu sẽ chậm lại ở mức vừa phải (bao gồm cả việc Trung Quốc giảm tốc xuống 4% một
năm theo dự báo của các ngân hàng đầu tư hàng đầu) và giá dầu giảm xuống còn
65,50 đô la một thùng vào năm 2027.
Tuy
nhiên, nếu nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái, giá dầu trung bình hàng
năm có khả năng sẽ tăng. Điều đó chỉ có nghĩa là chỉ có một sự sai lệch vừa phải
so với kịch bản cơ sở của Bộ Tài Chính và một chặng đường dễ dàng hơn đáng kể
cho các nhà quản lý kinh tế của Nga. Và ngay cả khi thế giới tiếp tục đi xuống
con đường khủng hoảng, Nga vẫn có các lựa chọn. Khi giá dầu giảm, thị trường
cũng giảm giá dầu của Nga, điều này có thể bù đắp một phần. Ngoài ra, một cuộc
khủng hoảng toàn cầu có thể làm giảm sự ủng hộ của quốc tế đối với Ukraine - một
mục tiêu lâu dài của Điện Kremlin.
Tại
sao thế giới nên quan tâm
Hiện
tại, rất khó để dự đoán Nga có thể chịu thiệt hại gì từ một cuộc chiến thương mại
vì có quá nhiều bất ổn. Mức độ bất ổn đó được phản ánh trong các thị trường và
giá dầu rất biến động. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là giá dầu hiện nay ít
quan trọng đối với nền kinh tế Nga hơn là giá dầu ổn định ở đâu sau tình trạng
hỗn loạn hiện tại. Nếu giá cuối cùng biến động như Ngân Hàng Trung Ương đề xuất
trong dự báo của mình vào năm ngoái, thì ngân sách của Nga sẽ cạn kiệt dự trữ
trong năm nay - khiến việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ là điều không thể
tránh khỏi. Nhưng nếu giá dầu trung bình hàng năm dao động quanh mức 60 đô la một
thùng, thì Nga sẽ có thể tồn tại mà không bị tổn hại gì. Trong mọi trường hợp,
ngân sách năm 2026 đang chờ việc củng cố các khoản chi tiêu.
CHIẾN
TRANH THƯƠNG MẠI CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 200 TỶ € TÀI SẢN ĐÃ BỊ ĐÓNG BĂNG CỦA NGA
Đầu
năm nay, tranh chấp giữa Trump và EU về Ukraine đã thổi luồng sinh khí mới vào
ý tưởng tịch thu vĩnh viễn 200 tỷ € tài sản của Ngân Hàng Trung Ương Nga bị
đóng băng tại châu Âu sau cuộc xâm lược toàn diện. Và một cuộc chiến tranh
thương mại làm tăng khả năng quyết định khó khăn này sẽ được đưa ra.
Tuần
trước, Ủy Ban Châu Âu đã nhận được 2,1 tỷ € tiền thu được từ tài sản của Ngân
Hàng Trung Ương Nga bị đóng băng trong các tài khoản châu Âu. Đây là thu nhập từ
việc quản lý các tài sản này trong nửa cuối năm ngoái. Trong nửa đầu năm, thu
nhập là 1,5 tỷ €. Trong khi bản thân các tài sản vẫn bị đóng băng, doanh thu mà
chúng tạo ra được sử dụng để hỗ trợ Ukraine.
Kể
từ cuộc xâm lược toàn diện Ukraine, phương Tây đã tranh luận về khả năng tiến
xa hơn và tịch thu các tài sản có chủ quyền của Nga - và sử dụng chúng để giúp
Ukraine. Cuộc thảo luận này, vốn đã lắng xuống trong những tháng gần đây, đã được
khơi lại vào đầu năm nay khi Trump tạm dừng viện trợ cho Ukraine. Bây giờ, có vẻ
như cuộc chiến thương mại của Trump và việc thiếu tiến triển rõ ràng trong các
cuộc đàm phán của Mỹ với Nga và Ukraine có thể tạo ra lý do cho việc tịch thu.
Nếu cuộc chiến thương mại đẩy châu Âu vào suy thoái, sẽ có ít tiền hơn để giúp
Ukraine và những lời kêu gọi lớn hơn về việc tịch thu tài sản của Nga. Hơn nữa,
chính sách thương mại khó lường của Mỹ có nghĩa là ít lo ngại rằng việc tịch
thu sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng euro.
Vương
Quốc Anh, cùng với các quốc gia khác ở Bắc và Trung Âu, từ lâu đã ủng hộ việc tịch
thu. Gần đây, họ đã có sự tham gia của Tây Ban Nha và một phần là Pháp. Vào giữa
tháng 3, quốc hội Pháp đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc thúc giục việc
tịch thu tài sản có chủ quyền của Nga.
Tuy
nhiên, chính phủ Bỉ phản đối việc tịch thu, chủ yếu là vì hầu hết các tài sản bị
đóng băng đều được lưu giữ tại cơ quan lưu ký Euroclear của nước này. Họ xem vụ
tịch thu được đề xuất là "hành động chiến tranh" có thể đe dọa sự ổn
định tài chính vì điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư không muốn tin tưởng vào đồng
euro và EU.
Tại sao
thế giới nên quan tâm
Nguy
cơ EU - và có lẽ là các quốc gia khác - tịch thu tài sản của Nga là một hậu quả
khác của cuộc chiến thương mại của Trump. Ngân Hàng Trung Ương Nga sẽ không bị ảnh
hưởng - số tiền đang được đề cập đã nằm ngoài tầm với trong 3 năm rồi. Tuy
nhiên, điều đó sẽ khiến khả năng các tài sản của châu Âu được nắm giữ tại Nga
được giải tỏa trở nên thấp hơn.
Alexandra
Prokopenko, thành viên của Trung tâm Carnegie Russia Eurasia
https://en.thebell.io/could-a-global-trade-war.../
HÌNH :
https://www.facebook.com/photo?fbid=3091726157632184&set=pcb.3091727177632082
https://www.facebook.com/photo?fbid=3091726344298832&set=pcb.3091727177632082
No comments:
Post a Comment