Lao
Ta cùng với Lê
Nguyên Vỹ.
HIỂU THÊM VỀ MỸ VÀ TRUMP
Tác giả Lê Nguyên Vỹ
Chưa
hề có phong trào dân túy nào, kể cả Đức quốc xã và Cộng sản dám thách đấu toàn
thế giới trong những tháng đầu tiên cầm quyền như phong trào Maga mà ông Trump
làm thủ lĩnh
Ngay
tháng đầu tiên nắm quyền Trump tinh gọn chính phủ, giải thể vô số cơ quan và
nhân viên chính phủ dọn đường tư nhân hoá phần lớn hệ thống nhà nước, phù hợp
yêu cầu của các ông chủ lớn như Elon Musk muốn thu hẹp hoạt động chính phủ,
cũng như bãi bỏ những quy định hạn chế sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện
chính sách bảo hộ thông qua thương chiến toàn cầu, không chỉ dịch chuyển sản xuất
quay trở lại Mỹ mà còn nới rộng quyền hành pháp, lấn át Quốc hội bằng sắc lệnh
thời chiến và hiếp đáp đồng minh (100 người Mỹ giàu nhất chỉ ra rằng Buffett,
Gates, Bloomberg và những người khác hoàn toàn không phải là điển hình. Hầu hết
những tỷ phú giàu nhất Hoa Kỳ có xu hướng cắt giảm thâm hụt và thu hẹp chính phủ
bằng cách cắt giảm hoặc tư nhân hóa các chế độ phúc lợi an sinh xã hội được đảm
bảo.
(https://www.theguardian.com/.../billionaire-stealth...)
Trước
đây nhiều vị tổng thống Mỹ đã muốn tinh gọn hệ thống nhà nước nhưng thời đó
công nghệ chưa phát triển; hệ thống điều hành nhà nước dựa cậy hoàn toàn vào hệ
thống nhân sự nên thành công hạn chế, tuy nhiều chính quyền cũng đã giải thể hằng
trăm cơ quan, hăng trăm ngàn nhân viên. (Tổng thống Theodore Roosevelt bổ nhiệm
Ủy ban Keep vào năm 1905 có nhiệm vụ xử lý quan liêu bao cấp
(https://en.wikipedia.org/.../Committee_on_Department_Methods)
Ủy
ban Quản lý Hành chính của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, thường được gọi là
Ủy ban Brownlow thành lập vào ngày 22 tháng 3 năm 1936 và giao cho ủy ban nhiệm
vụ phát triển các đề xuất tái tổ chức nhánh hành pháp
(https://en.wikipedia.org/wiki/Brownlow_Committee)
-
Ủy ban Hoover, tên chính thức là Ủy ban Tổ chức Nhánh hành pháp của Chính phủ,
là một cơ quan do Tổng thống Harry S. Truman bổ nhiệm vào năm 1947 để đề xuất
những thay đổi về mặt hành chính trong Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ.
-
Ủy ban Hoover thứ hai được Quốc hội thành lập vào năm 1953 trong thời kỳ quyền
của Tổng thống Dwight D.Eisenhower. Ủy ban này cũng do Hoover (lúc đó gần 80 tuổi)
đứng đầu. Ủy ban thứ hai đã gửi báo cáo cuối cùng của mình tới Quốc hội vào
tháng 6 năm 1955
(https://en.wikipedia.org/wiki/Hoover_Commission)
-
Khảo sát Kiểm soát Chi phí của Khu vực Tư nhân (PSSCC ), thường được gọi là Ủy
ban Grace, là một cuộc điều tra do Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan yêu cầu, được
ủy quyền trong Lệnh hành pháp 12369 vào ngày 30 tháng 6 năm 1982. Khi thực hiện,
Tổng thống Reagan đã sử dụng cụm từ nổi tiếng hiện nay, "Làm sạch đầm lầy"
-
Đối tác quốc gia về tái thiết chính phủ (NPR) là sáng kiến cải cách chính phủ
Hoa Kỳ do Phó Tổng thống Al Gore khởi xướng vào năm 1993. Mục tiêu của sáng kiến
này
là khiến chính phủ liên bang "hoạt động tốt hơn, ít tốn
kém hơn và đạt được kết quả mà người Mỹ quan tâm". [ 1 ] Sáng kiến này
nhằm mục đích hợp lý hóa các quy trình, cắt giảm thủ tục hành chính (tập trung
vào chi phí chung vượt quá các vấn đề có thể giải quyết theo luật định) và triển
khai các giải pháp sáng tạo. NPR hoạt động cho đến năm 1998.
Trong
năm năm hoạt động, nó đã thúc đẩy những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động
của chính phủ liên bang, bao gồm việc loại bỏ hơn 100 chương trình, loại bỏ hơn
250.000 việc làm liên bang, hợp nhất hơn 800 cơ quan và chuyển giao kiến thức của tổ chức cho
các nhà thầu. NPR đã giới thiệu việc sử dụng các phép đo hiệu suất và khảo sát
mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời khuyến khích sử dụng công nghệ bao gồm
Internet . NPR được công nhận là một thành công và có tác động lâu dài theo các
quan chức chính phủ đã làm việc hoặc chịu ảnh hưởng của nó dưới thời chính quyền
Bill Clinton và George W. Bush
(https://en.wikipedia.org/.../National_Partnership_for...)
-Dự
án Cải cách An ninh Quốc gia ( PNSR ) được thành lập vào năm 2006 là một tổ chức
phi lợi nhuận phi đảng phái được Quốc hội Hoa Kỳ giao nhiệm vụ đề xuất các cải
tiến cho hệ thống an ninh quốc gia Hoa Kỳ
(https://en.wikipedia.org/.../Project_on_National_Security...)
Nay
công nghệ phát triển vượt bậc, hệ thống chính phủ hoạt động không theo kịp khiến
các hoạt đông kinh doanh bị những quy định lạc hậu hạn chế. Mười năm trở lại
đây các nhà kinh doanh công nghệ rất nhiều lần kêu gọi hãy để kinh doanh tự do
phát triển không bị kềm chế (Công nghệ số đẩy chủ nghĩa tư bản thị trường tự
do, thương mại tự do đến ngã ba đường https://www.wsj.com/.../digital-technology-drives-free...)
Không
phải vô cớ đảng Cộng Hoà và các nhà tỷ phú công nghệ ủng hộ Trump.
Nhưng
thương chiến là một câu chuyện dài với nhiều thất bại ở quá khứ (Đạo luật thuế
quan Smoot-Hawley (1930). Việc thông qua dự luật đã gây ra sự phản đối ngay lập
tức từ các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, với 10 trong số họ thông qua
các biện pháp trả đũa. Pháp áp đặt mức thuế nặng đối với ô tô do Hoa Kỳ sản xuất
và Canada tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ trong khi giảm
thuế đối với hàng hóa của Anh. Các quốc gia như Ý và Thụy Sĩ cũng chứng kiến lời kêu gọi tẩy chay
hoàn toàn các sản phẩm của Hoa Kỳ.
Do
các biện pháp trả đũa kết hợp với tác động liên tục của cuộc Đại suy thoái,
trong vài năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đã giảm 66%.
Thuế
quan cuối cùng đã bị bãi bỏ vào năm 1934 bởi Tổng thống Franklin D. Roosevelt,
người đã thay thế chúng bằng các thỏa thuận song phương được đàm phán trực tiếp
với từng quốc gia. Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley kể từ đó đã được trích dẫn
như một ví dụ về chính sách thương mại “làm bần cùng hóa hàng xóm” có hại.
Xung
đột sản xuất và bán dẫn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (xảy ra vào những năm 1980)
Trong
khi đó, Hiệp định Plaza đa phương được ký kết năm 1985 tại Khách sạn Plaza ở
Thành phố New York nhằm mục đích tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ bằng cách cho phép đồng
đô la mất giá so với các loại tiền tệ khác.
Bất
chấp những nỗ lực này, thâm hụt thương mại (giữa Mỹ) với Nhật Bản vẫn ở mức cao
trong suốt những năm 1980. Cuối cùng, nó sẽ được giải quyết không phải bằng
chính sách thương mại mà bằng các yếu tố kinh tế rộng hơn, vì bong bóng tài sản
của Nhật Bản vào những năm 1990 đã dẫn đến hơn một thập kỷ trì trệ kinh tế.
Cuộc
chiến chuối (1993-2009)
Tranh
chấp kéo dài thêm một thập kỷ nữa cho đến khi cuối cùng được giải quyết vào năm
2009. EU đã đồng ý giảm thuế nhập khẩu chuối từ Mỹ Latinh, trong khi các nước
Caribe vẫn tiếp tục được miễn thuế khi tiếp cận thị trường EU cũng như được EU
thanh toán một lần để bù đắp chi phí cạnh tranh gia tăng.
Thuế
thép của Mỹ-EU (2002-2003)
Ngành
sản xuất thép của Mỹ, từng chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu, đã gặp khó
khăn kể từ những năm 1980, giảm xuống còn dưới 10% vào đầu những năm 2000. Để
đáp lại hoạt động vận động hành lang của ngành, chính quyền George W. Bush năm
2002 đã áp dụng mức thuế "bảo hộ" đối với thép nhập khẩu lên tới 30%.
Động
thái này đã vấp phải sự phản đối từ các đối tác thương mại của Hoa Kỳ như Hàn
Quốc, Nga và Liên minh châu Âu, những nước ngay lập tức đưa ra đề xuất áp thuế
trả đũa đối với thịt gà, hàng dệt may và hãng hàng không của Mỹ.
Hơn
nữa, thuế quan làm tăng giá cho các ngành công nghiệp của Mỹ mua thép làm
nguyên liệu đầu vào, dẫn đến ước tính mất gần 200.000 việc làm trong lĩnh vực
tiêu thụ thép — nhiều hơn tổng số việc làm của ngành công nghiệp thép Hoa Kỳ.
Năm 2003, Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết chống lại thuế quan và
chúng đã bị bãi bỏ ngay sau đó.
Ngay
khi tôi viết bài này, Trump không như các chính phủ trước áp thuế từng phần các
quốc gia. Ông ra sắc lệnh áp thuế toàn cầu, TRỪ NGA?
Và
(có vẻ) các quốc gia còn lại đang kết đoàn chống trả (bằng nhiều hình thức?)
Mọi
sự còn ở phía trước ; thành công hay thất bại không ai biết kể cả Trump. Nhưng
dù Trump thành công hay thất bại, lịch sử loài người sẽ lật trang sử mới; hoặc
thế giới (tiếp tục) tĩnh lặng dưới bóng đô hộ toàn cầu của Hoa Kỳ hoặc sóng gió
nổi lên nhấn chìm mọi trật tự vốn có thay bằng trật tự mạnh đước yếu thua trước
khi định hình trật tự đa cực
Chuyện
người là vậy, còn chuyện trong nước thì sao?
Trước
mắt Mỹ sẽ áp thuế lên Việt Nam 46%!
HÌNH
: https://www.facebook.com/photo/?fbid=10232481169549363&set=a.10213683197371807
.
No comments:
Post a Comment