Chuyện
ít được biết về người phụ nữ Việt bay vào vũ trụ
Tuấn Khanh
15/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/15/chuyen-it-duoc-biet-ve-nguoi-phu-nu-viet-bay-vao-vu-tru/
Amanda
Nguyễn, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Việt, là người đã bay vào vũ trụ
sáng ngày 14 tháng 4 năm 2025, trong sứ mệnh du hành vũ trụ toàn nữ đầu tiên. Cụ
thể trong chuyến bay này, Amanda tiến hành ba thí nghiệm trong không gian để
giúp các thế hệ phi hành gia tương lai, bao gồm kiểm tra mức độ phát triển
nhanh trong không gian, và các trang bị của phi hành gia với tình trạng ẩm.
Là
một sinh viên tốt nghiệp Harvard, thực tập tại NASA và sau đó làm việc tại
Trung tâm Vật lý thiên văn của Harvard-Smithsonian và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm
2019, Amanda Nguyễn đã được đề cử giải Nobel Hòa bình cho sự vận động của mình
thay mặt cho những người sống sót sau vụ tấn công tình dục. Amanda, năm nay 34
tuổi, được báo chí Mỹ ca ngợi là người đã biến nỗi đau của đời mình thành luật
pháp, tạo tính bước ngoặt cho những người sống sót sau vụ tấn công tình dục, và
giờ đây cô ghi vào lịch sử chuyến bay vào vũ trụ với tư cách là người phụ nữ Việt
Nam và Đông Nam Á đầu tiên.
Và
phía sau sự kiện bay vào vũ trụ, là câu chuyện đời của Amanda mà không phải ai
cũng biết.
Bị
cưỡng bức ở tuổi 22, Amanda Nguyễn đã bị sốc khi biết rằng cô sẽ phải trả tiền
cho bộ dụng cụ khám nghiệm bằng chứng hiếp dâm của mình – và các bằng chứng này
có thể bị tiêu hủy trước bất kỳ phiên tòa nào, do chưa có luật định gìn giữ.
Chỉ
vài giờ trước đó, Amanda Nguyễn, khi đó 22 tuổi, vẫn đang trong giấc mơ đời của
mình. “Tôi là sinh viên tại Harvard, ba tháng nữa là tốt nghiệp với phần đời
còn lại ở phía trước“, cô kể. Amanda Nguyễn đứng trước lựa chọn đầy tham vọng:
Trở thành một phi hành gia – vật lý thiên văn là chuyên ngành của cô và cô đã
thực tập tại NASA khi 18 tuổi – hoặc bắt đầu sự nghiệp với CIA, với tư cách là
một điệp viên. Đơn giản vì cô đã được các lời mời tuyển dụng thực tế. Nhưng sau
đó, một bữa tiệc của hội sinh viên đã phá nát mọi thứ qua một vụ cưỡng hiếp.
Video
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/Amanda-Nguyen.mp4?_=1
Thông
thường, các nạn nhân sẽ cố gắng đi qua, quên đi, và bắt đầu lại cuộc sống,
nhưng với Amanda Nguyễn là cuộc tranh đấu không khoan nhượng, dù đầy những khó
khăn.
Sau
khi đối diện với những lựa chọn, cuối cùng Amanda Nguyễn quyết định nộp một báo
cáo cho cảnh sát – truy tố tội hiếp dâm ở Massachusetts có thời hiệu là 15 năm.
Để hoàn tất hồ sơ, Amanda đã thực hiện nhiều xét nghiệm – công thức máu, xét
nghiệm vi sinh, xét nghiệm hóa học, xét nghiệm thai kỳ – và loại thuốc được kê
(khoảng 30 viên, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc phòng ngừa viêm gan B và HIV).
Cuối cùng, cô được xuất viện với một hóa đơn – 4.863,79 đô la – cũng như 65 tờ
giấy: Đơn thuốc và tác dụng phụ của chúng, biểu mẫu để ký, tờ rơi, một lá thư y
tế để gia hạn công việc tại trường đại học.
Nhưng
sau đó, Amanda tìm thấy một lỗ hổng luật pháp hết sức vô nghĩa và tàn khốc: Tất
cả các bộ dụng cụ xét nghiệm hiếp dâm của cô sẽ bị tiêu hủy sau sáu tháng.
Amanda
nói: “Quy định về thời hiệu là 15 năm vì nó thừa nhận rằng chấn thương cần
thời gian để xử lý. Nó cho phép nạn nhân có thời gian để tìm công lý đó. Nhưng
việc tiêu hủy bộ dụng cụ xét nghiệm hiếp dâm sau sáu tháng sẽ ngăn cản nạn nhân
giữ được bằng chứng quan trọng“.
Amanda
đặt câu hỏi: “Trong các vụ án giết người, các vụ án bỏ ngỏ, đã được giải quyết
nhiều năm sau đó vì bằng chứng không bị phá hủy. Vậy tại sao tội ác cụ thể này
chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ, mà bằng chứng bị vứt bỏ?”.
Nhận
ra sự bất cập của luật pháp mà lâu nay vẫn tồn tại cho các nạn nhân thường chịu
thua trước khi bước vào cuộc đấu tranh, Amanda nói cô thấy mình từ cảm giác bị
phản bội, thua thiệt đã chuyển thành ngọn lửa. Cô quyết không dừng lại.
Sau
sự kiện tranh đấu và thành công đó, Amanda Nguyễn đã kể lại trong cuốn sách “Saving Five: Memoir of Hope” như một niềm cảm hứng
tranh đấu cho bản thân và xã hội của thế hệ trẻ. Cô đã xây dựng một nhóm những
người – nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp – thành một phong trào cơ sở mạnh mẽ tên
là Rise. Họ đã viết Dự luật về Quyền của những người sống sót sau vụ tấn công
tình dục, bao gồm quyền đòi luật pháp phải bảo lưu, không được tiêu hủy bộ dụng
cụ xét nghiệm hiếp dâm cho đến khi hết thời hiệu và quyền không phải trả tiền để
thực hiện việc đó.
Hoạt
động này đã vọng đến Tòa Bạch Ốc. Tổng thống Obama đã ký thành luật liên bang
vào Tháng Mười năm 2016 – ba năm sau khi vụ Amanda bị cưỡng hiếp. Kể từ đó, tổ
chức Rise đã nỗ lực để bảo đảm các biện pháp bảo vệ tương tự ở mỗi tiểu bang –
đã áp dụng thành công 91 trường hợp trong thập niên qua – và cũng đang tiến đến
một hiệp ước quốc tế trao quyền tài phán phổ quát cho các vụ hiếp dâm.
Sự
lan tỏa của Amanda Nguyễn đã dẫn đến việc năm 2019, cô được đề cử giải Nobel
hòa bình và năm 2022, cô là một trong những người phụ nữ của năm do tạp chí
Time bình chọn.
Giờ
đây, Amanda Nguyễn là một phi hành gia và trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu
tiên bay vào vũ trụ trên tàu Blue Origin mùa xuân năm nay.
Bố
mẹ của Amanda Nguyễn gặp nhau ở Hoa Kỳ. Cả hai đều đến đây với tư cách là người
tị nạn sau khi Sài Gòn sụp đổ. Họ rời khỏi đất nước trên chiếc thuyền nhỏ không
có đồ đạc và không có ai là người trong gia đình, tìm đường đến đất liền bằng
cách sử dụng phương pháp định vị thiên thể – những câu chuyện kể lại hành trình
tìm tự do của họ, đã khiến bầu trời đêm trở nên kỳ diệu đối với Amanda ngay từ
khi còn nhỏ.
Bố
của cô về sau mắc căn bệnh trầm uất và trở thành một người đàn ông hung dữ, tức
giận và hay ngược đãi. Tuổi thơ của cô gắn liền với mẹ trong thư viện, hoặc hiệu
sách địa phương trong khi họ chờ cha cô “hạ hỏa”. Trước khi vào nhà, mẹ luôn để
cô ở bên ngoài trong khi bà kiểm tra xem nhà có an toàn không. Khi đó, Amanda
Nguyễn ngồi đếm các vì sao trong khi chờ đợi. Cô kể lại rằng, “Ý tưởng
đi vào không gian có nghĩa là một lời hứa thêm với bản thân mình rằng tôi sẽ
tìm cách trốn thoát“.
Harvard
là nơi trú ẩn đầu tiên cũng như toàn bộ tương lai của cô. Nhưng đó cũng là nơi
cô đối diện với nỗi tổn thương đầu tiên, và cũng là cơ hội để cô vùng dậy.
Trong
khi từ từ ổn định cuộc sống, tốt nghiệp, Amanda chuyển đến Washington DC và trải
qua các vòng tuyển dụng bí mật, dài với CIA, cô đồng thời nghiên cứu cách để luật
hóa việc bảo tồn các bộ dụng cụ xét nghiệm hiếp dâm của mình – và của cả những
người khác. Cô đã gọi điện thoại và gửi email đến các phòng xét nghiệm pháp y,
gõ cửa khắp nơi. Cuối cùng, vài ngày trước khi sáu tháng kết thúc, bộ dụng cụ
đã được tìm thấy và phòng xét nghiệm đã đồng ý gia hạn. Nhưng ngay sau cảm giác
nhẹ nhõm ban đầu, cô nhận ra rằng trong sáu tháng nữa, cô sẽ phải làm lại tất cả,
từ đầu.
Mặc
dù Amanda Nguyễn chưa bao giờ coi mình là một nhà hoạt động, nhưng giờ đây cô
đã ở trong vai trò đó. Cô bắt đầu bằng cách gửi các email nhóm, với hầu hết mọi
người cô biết đều gắn vào, nêu rõ những gì cô muốn thay đổi và lý do tại sao.
Phản hồi rất áp đảo. Bạn bè đề nghị xây dựng một trang web để tính toán tác động
kinh tế; một nhóm luật sư của Harvard đã giúp soạn thảo dự luật.
Tuy
nhiên, chính những thông điệp từ những người sống sót mới là điều nổi bật. Những
người phụ nữ trên khắp đất nước đã gửi cho cô câu chuyện của riêng họ. Amanda
Nguyễn nói rằng, “Họ đã trải qua những hậu quả khủng khiếp của hệ thống tư
pháp hình sự bị phá vỡ“. Nhiều sự kiện hình sự thương tâm được gửi đến
Amanda, cho thấy mọi thứ đều bị lỗ hổng này của luật pháp ngăn trở con đường đến
công lý cuối cùng.
Việc
thúc đẩy Đạo luật về Quyền của Người sống sót sau vụ xâm hại tình dục đã chiếm
hết cuộc sống của Amanda. Cô đã rút đơn xin làm việc ở CIA của mình. Cô nói: “Nó
chiếm hết thời gian của tôi. Tôi đã ăn, ngủ và mơ về nó, và không thể đi đâu mà
không nói về nó. Tôi không nói rằng điều đó lành mạnh nhưng nó chắc chắn là một
yếu tố chính tạo nên động lực“.
Trong
khi 99% các dự luật không được Quốc hội thông qua, thì dự luật này khi vận động,
đã được thông qua với mức cao nhất. Mặc dù cố vấn cấp cao của ngành tư pháp Thượng
viện đề xuất gọi nó là Luật của Amanda, nhưng cô muốn nó đại diện cho tất cả những
người sống sót. “Khi nó được bỏ phiếu thông qua, cảm giác gần giống như một
trải nghiệm ngoài cơ thể. Cảm giác như một lời nguyền đang bị phá vỡ“, cô
nói.
Chuyến
bay của Amanda Nguyễn vào vũ trụ tháng 4 năm 2025 là một nghiên cứu, nhưng cũng
là một cuộc vận động khác. Một trong những thí nghiệm của cô trong không gian sẽ
xoay quanh vấn đề chảy máu và kinh nguyệt – sự hấp thụ chất lỏng trong những thời
điểm khác nhau của trọng lực. Cô nói: “Theo truyền thống, NASA cấm phụ nữ trở
thành phi hành gia và một trong những lý do họ trích dẫn nhiều nhất là kinh
nguyệt. Đó là lý do tại sao tôi đang làm điều đó“.
Và
Amanda Nguyễn đã bước lên Blue Origin, như để lại tranh đấu cho quyền phổ quát
của phụ nữ đi vào vũ trụ. Và điều quan trọng hơn hết, cô là một người Việt Nam,
quả cảm vươn lên từ nghịch cảnh đời mình, và từ một gia đình đã kiên cường băng
đại dương tuyệt vọng tìm đến một nơi chốn mới, là tương lai hôm nay của cô.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/0-2-1024x694.jpg
Ảnh:
Amanda Nguyễn cùng các nữ phi hành gia khác tham gia chuyến bay vào không gian
NS-31. Nguồn: Blue Origin
No comments:
Post a Comment