Amanda Nguyễn: người
phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ
BBC News Tiếng Việt
15
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz953gzy1gqo
Amanda
Nguyễn, người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, sẽ chính thức bắt đầu
hành trình vào tối nay 14/4 theo giờ Việt Nam gian trên tên lửa du lịch vũ trụ
của tỷ phú Jeff Bezos.
Amanda
Nguyễn, một phụ nữ gốc Việt sinh năm 1991, đã được chọn tham gia chuyến bay vào
không gian trên tàu vũ trụ New Shepard của Blue Origin hôm 14/4
Chuyến
bay dự kiến sẽ được tiến hành tại căn cứ Launch Site One ở phía Tây bang Texas,
dự kiến vào 8 giờ 30 sáng theo giờ Mỹ (tức 20 giờ 30 tối cùng ngày giờ Việt
Nam).
Chuyến
bay sẽ kéo dài khoảng 11 phút, vượt qua đường Kármán ở độ cao 100km - ranh giới
được công nhận rộng rãi giữa khí quyển Trái Đất và không gian.
Trung
tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết đã cung cấp 169 hạt sen giống (Nelumbo nucifera) –
một loài hoa biểu trưng cho sự tinh khiết và sức sống mãnh liệt trong văn hóa
Việt Nam – để bà Amanda Nguyễn mang theo khi thực hiện hành trình ra ngoài Trái
Đất.
Ngoài
bà Amanda Nguyễn, phi hành đoàn có thêm 5 người phụ nữ khác tham gia sứ mệnh
NS-31 - dự án bay lên rìa vũ trụ thứ 11 của đơn vị bằng tên lửa New Shepard.
Họ
là cựu khoa học gia tên lửa NASA - Aisha Bowe, nhà sản xuất phim Kerianne
Flynn, nhà báo nổi tiếng Gayle King, ca sĩ Katy Perry và Lauren
Sánchez - vị hôn thê của tỷ phú Jeff Bezos.
Tàu
vũ trụ này hoàn toàn tự động, không cần phi công điều khiển và phi hành đoàn sẽ
không trực tiếp vận hành con tàu.
Khoang
tàu sẽ trở lại Trái Đất bằng cách hạ cánh nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của dù, trong
khi tên lửa đẩy sẽ tự động hạ cánh cách điểm phóng hơn 3km.
·
11 cuộc đi bộ
ngoài không gian làm nên lịch sử
14 tháng 9 năm 2024
·
Bước tiếp theo
cho tên lửa Starship của Elon Musk là gì?
14 tháng 10 năm 2024
·
Nasa chuẩn bị
tàu thế hệ mới đưa phụ nữ lên Mặt Trăng năm 2025
17 tháng 8 năm 2022
Phi
hành đoàn trong sứ mệnh NS-31 trên tàu vũ trụ New Shepard
Amanda
Nguyễn là ai?
Bà
Amanda Nguyễn, 33 tuổi, là con của hai người tị nạn Chiến tranh Việt Nam.
Trước
đó, trong một video chia sẻ trên mạng xã hội cá nhân của mình, Amanda đã nói rằng
bà được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam liên hệ vì chuyến bay lên vũ trụ của bà rơi
vào đúng tháng kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Bà
là một nhà khoa học nghiên cứu về du hành vũ trụ sinh học.
Bà
tốt nghiệp Đại học Harvard và từng nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý thiên văn
Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), NASA và Viện Khoa học Du hành Vũ
trụ Quốc tế (IIAS).
Amanda
cũng từng làm việc trong sứ mệnh tàu con thoi cuối cùng của NASA, STS-135, cũng
như sứ mệnh khám phá ngoại hành tinh Kepler.
Ngoài
ra, Amanda Nguyễn còn là nhà hoạt động tích cực trong đấu tranh chống phân biệt
đối xử và xâm hại tình dục ở Mỹ.
Bà
đã được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2019 và được tạp chí Time vinh
danh là một trong những Người phụ nữ của năm 2022.
Theo
thông báo trên trang web của Blue Origin - công ty hàng không Blue Origin của tỷ
phú Jeff Bezos, chuyến bay của Amanda là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và
Việt Nam, và sẽ nêu bật vai trò của khoa học như một công cụ cho hòa bình.
New
Shephard : Tàu vũ trụ tái sử dụng được thiết kế để chở hành khách vào không
gian
Sứ
mệnh phi hành đoàn toàn nữ
Sứ
mệnh NS-31 không chỉ là cột mốc quan trọng về giới trong du hành vũ trụ thương
mại, mà còn truyền cảm hứng cho phụ nữ và trẻ em gái tham gia lĩnh vực STEM
(Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và
Mathematics - Toán học).
Blue
Origin cho biết chuyến bay vũ trụ toàn nữ gần đây nhất diễn ra cách đây hơn 60
năm khi nữ phi hành gia Valentina Tereshkova của Liên Xô trở thành người phụ nữ
đầu tiên du hành vào không gian trong một sứ mệnh đơn độc trên tàu vũ trụ
Vostok 6.
Kể
từ đó, không có chuyến bay không gian nào chỉ toàn phụ nữ, nhưng phụ nữ đã đóng
góp rất nhiều vào ngành hàng không vũ trụ.
Blue
Origin là một công ty vũ trụ tư nhân do doanh nhân tỷ phú Jeff Bezos, người
sáng lập Amazon vào năm 2000.
Mặc
dù Blue Origin chưa công bố giá vé đầy đủ của những chuyến bay vào không gian,
nhưng khách hàng phải đặt cọc 150.000 USD để đặt chỗ, nhấn mạnh tính độc quyền
của những chuyến bay đầu tiên này.
Bên
cạnh dịch vụ du lịch cận quỹ đạo, công ty này cũng đang phát triển hạ tầng
không gian dài hạn, bao gồm tên lửa tái sử dụng và hệ thống hạ cánh trên Mặt
Trăng.
Tên
lửa New Shepard được thiết kế để có thể tái sử dụng hoàn toàn, với tầng đẩy
quay trở lại bệ phóng bằng cách hạ cánh thẳng đứng sau mỗi chuyến bay, giúp giảm
chi phí tổng thể.
Theo
luật pháp Mỹ, những người tham gia cuộc du hành phải hoàn thành khóa đào tạo
toàn diện phù hợp với các vai trò cụ thể của họ.
Blue
Origin cho biết các hành khách trên tàu New Shepard được huấn luyện trong hai
ngày, tập trung vào thể lực, quy trình khẩn cấp, thông tin về các biện pháp an
toàn và cách ứng phó trong môi trường không trọng lực.
Ngoài
ra, còn có hai thành viên hỗ trợ được gọi là "Thành viên phi hành đoàn số
bảy": một người cung cấp hướng dẫn liên tục cho các nhóm nữ hành khách,
trong khi người kia duy trì liên lạc từ phòng điều khiển trong suốt quá trình.
Tàu
vũ trụ New Shepard của Blue Origin
Sự
phát triển của du lịch vũ trụ đã dẫn đến những lời chỉ trích vì bị cho là quá độc
quyền và gây hại đến môi trường.
Những
người ủng hộ lập luận rằng các công ty tư nhân đang đẩy nhanh quá trình đổi mới
công nghệ và giúp việc tiếp cận không gian trở nên dễ dàng hơn.
"Nền
văn minh của chúng ta cần mở rộng ra ngoài Trái Đất vì rất nhiều lý do,"
Giáo sư Brian Cox nói với BBC vào năm 2024, và tin rằng sự hợp tác giữa NASA và
các công ty tư nhân là một bước tiến tích cực.
Nhưng
những người chỉ trích nêu ra những lo ngại đáng kể về môi trường.
Họ
nói rằng khi ngày càng có nhiều tên lửa được phóng lên, nguy cơ gây hại cho tầng
ozone sẽ tăng lên.
Một
nghiên cứu năm 2022 của Giáo sư Eloise Marais từ Đại học University College
London phát hiện ra rằng bụi than tên lửa ở tầng khí quyển cao có tác động làm ấm
gấp 500 lần so với khí thải từ các máy bay bay gần Trái Đất hơn.
Chi
phí cao cũng khiến hầu hết mọi người không thể tiếp cận với du lịch vũ trụ, với
những sứ mệnh đắt đỏ này nằm ngoài tầm với của đại đa số.
Một
số người nổi tiếng cũng bày tỏ quan ngại, trong đó có nữ diễn viên Olivia Munn,
người đã đặt câu hỏi về tính biểu tượng và thông điệp của chuyến bay này.
Cô
chia sẻ trong chương trình Today with Jenna & Friends rằng: "Có rất
nhiều người thậm chí không có tiền mua trứng."
Trong
khi đó phi hành gia Tim Peake đã bảo vệ giá trị của việc con người khám phá
không gian, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí
hậu.
Tại
hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland, ông Peake đã bày tỏ
sự thất vọng của mình khi việc khám phá vũ trụ ngày càng được coi là hoạt động
dành cho những người giàu có, ông tuyên bố: "Cá nhân tôi là người ủng hộ
việc sử dụng không gian cho khoa học và vì lợi ích của tất cả mọi người trên
Trái Đất. Vì vậy, tôi cảm thấy thất vọng khi ngành không gian bị gán mác như vậy."
-------------------------
Tin
liên quan
·
Anh đã sẵn sàng nối lại
hoạt động phóng tàu không gian?
8
tháng 5 năm 2022
Tàu vũ trụ dân dụng: Ước
mơ không còn xa?
8
tháng 6 năm 2017
·
10
tháng 6 năm 2024
No comments:
Post a Comment