Chống
di dân bất hợp pháp : Pháp thắt chặt điều kiện nhập cư và quá trình hội nhập
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 04/04/2025 - 12:23
Pháp
thắt chặt kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nhập cư nói chung sau
nhiều vụ giết người, khủng bố mà thủ phạm là người nhập cư bất hợp pháp và là đối
tượng bị trục xuất. Theo thông tư về “cho phép lưu trú đặc biệt” được
bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau công bố ngày 24/01/2025, để được hợp thức hóa
giấy tờ, người nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống ở Pháp 7 năm thay vì 5
năm như trước, có việc làm và chứng chỉ tiếng Pháp theo yêu cầu.
HÌNH
:
Cảnh
sát đứng cạnh một khu lều tạm trong một đợt sơ tán ngày 30/04/2024 ở Paris,
Pháp, vài tháng trước khi diễn ra Thế Vận Hội Paris. AP - Michel Euler
Bản
hướng dẫn dài 3 trang gửi đến các tỉnh trưởng, nhấn mạnh : “Việc cho
phép lưu trú đặc biệt (AES) dành cho người nhập cư bất hợp pháp phải đáp ứng
các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. AES không phải là con đường
thông thường để nhập cư và được quyền cư trú”. Cụ thể, thông tư tập trung
hai mục tiêu chính : thắt chặt điều kiện về hợp pháp hóa giấy tờ đối với người
nhập cư bất hợp pháp ; tăng cường yêu cầu hòa nhập vào xã hội, trong đó có
đòi hỏi về trình độ ngôn ngữ.
Hợp
thức hóa theo tiêu chí lao động
Ở
điểm thứ nhất, thông tư yêu cầu các tỉnh trưởng tập trung hợp thức hóa giấy tờ
cho lao động nhập cư trong các ngành nghề thiếu nhân lực, trái ngược với việc hợp
thức hóa giấy tờ theo diện cá nhân và đoàn tụ gia đình tại Pháp, cho đến nay vẫn
được ưu tiên và chiếm đa số. Đối với các đối tượng khác, điều kiện cho phép lưu
trú bị thắt chặt hơn nhiều.
Thực
ra, việc hợp thức hóa giấy tờ cho nhân viên các ngành thiếu lao động đã được
quy định trong Luật Di trú ngày 26/01/2024, gồm ba điều kiện chính : sống tại
Pháp 3 năm, có thâm niên 12 tháng làm việc và làm một trong các nghề thiếu lao
động được ghi trong danh sách ban hành theo sắc lệnh. Tuy nhiên, vẫn trong các
ngành nghề thiếu lao động, một người nhập cư bất hợp pháp “làm chui” sẽ
phải đáp ứng yêu cầu “sống tại Pháp 7 năm”, thay vì 5 năm như hiện
nay.
Đọc
thêm
Pháp trù tính nhập cư lao động đối với những ngành nghề thiếu
nhân công
Trả
lời RFI Tiếng Việt, ông Felix Guyon, đại diện của THOT, trường dạy tiếng Pháp
cho người tị nạn và người xin tị nạn, vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận),
đánh giá :
“Thông
tư Valls (bộ
trưởng Nội Vụ 2012-2014) có giá trị cho đến tháng 01/2025, đòi hỏi lao
động nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống tại Pháp 5 năm và làm việc 2 năm
rưỡi. Và hiện giờ là yêu cầu 7 năm sống tại Pháp. Đây là một biện pháp thắt chặt
rất cứng rắn. Và chúng tôi thấy đây là món quà dành cho những ông chủ vô đạo đức
vì họ có thể giữ những người lao động không giấy tờ sống trong tình trạng bất hợp
pháp, không có quyền lợi trong thời gian dài hơn. Thông tư Retailleau thắt chặt
hơn rất nhiều”.
Phải
có chứng chỉ tiếng Pháp theo loại hình thẻ cư trú
Ngoài
điều kiện sống tại Pháp 7 năm, các tỉnh trưởng sẽ phải đánh giá trình độ tiếng
Pháp của người nhập cư thông qua “bằng cấp của Pháp hoặc chứng chỉ ngôn
ngữ”. Điều kiện này sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2025 cho tất cả những người
nước ngoài xin thẻ cư trú, thay vì chỉ cần “có khả năng giao tiếp cơ bản
bằng tiếng Pháp” là đủ như đang áp dụng.
Điều kiện
ngặt nghèo này cũng bị ông Felix Guyon chỉ trích :
“Đó
là một trở ngại cho những người nước ngoài đang sống bất hợp pháp ở Pháp, mà thực
ra là đối với cả những người sống hợp pháp, bởi vì tiếng Pháp đang được Nhà nước
sử dụng như một công cụ cho chính sách kiểm soát ngày càng gay gắt hơn và được
tiếp tục kể từ đầu những năm 2010 với các yêu cầu ngày càng cao hơn mà không hẳn
mang tính xây dựng. Trên thực tế, luật mới này sẽ làm tăng đáng kể yêu cầu kiểm
tra tiếng Pháp.
Để
có được giấy phép cư trú nhiều năm, từ giờ sẽ phải có trình độ A2, để có được
thẻ thường trú nhân thì cần có trình độ nâng cao B1, và để được nhập tịch quốc
tịch Pháp thì phải có trình độ B2. Đó là những trình độ rất cao.
Đó
là lý do tôi nói rằng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng đến những người sống bất hợp
pháp cũng như hợp pháp. Ví dụ như những người có giấy phép cư trú tạm thời một
năm, họ sẽ không thể tiếp tục được cấp thẻ cư trú 1 năm sau ba lần có thẻ này
và họ sẽ không thể nộp đơn nữa. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải nộp đơn xin thẻ
cư trú nhiều năm nhưng không phải ai cũng có thể có được trình độ tiếng Pháp A2
theo yêu cầu vì họ không đi học hoặc không có thời gian luyện tập vì có con nhỏ
chẳng hạn. Và những người này sẽ thuộc diện có thể bị trục xuất cho dù họ đã ở
Pháp nhiều năm, hòa nhập hoàn toàn, giao tiếp thoải mái bằng tiếng Pháp nhưng
không hẳn là viết tốt, cho nên họ sẽ không thể đạt được trình độ A2. Trình độ
này có thể là dễ đạt được đối với những người đi học, nhưng đối với những người
bỏ học từ nhỏ, thì để đạt được đến những trình độ như vậy cần đến hàng nghìn giờ
học tập.
Hơn
nữa, kể cả những người sống và làm việc tại Pháp từ lâu, giao tiếp thoải mái
hàng ngày bằng tiếng Pháp nhưng lại không quen với hình thức kiểm tra, cũng thấy
khó khi làm bài trắc nghiệm theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, lệ phí thi trình độ A2
là khoảng 150 euro và không có gì bảo đảm chắc chắn sẽ thành công. Đối với
chúng tôi, những biện pháp này thực sự là một trở ngại tạo thêm tình trạng bấp
bênh và người nhập cư không giấy tờ”.
Đọc
thêm
Dự luật nhập cư ở Pháp: Cấp giấy tờ cho người lao động
hay trục xuất « những kẻ khủng bố » ?
Yêu
cầu trình độ ngôn ngữ cao nhưng thiếu cơ sở đào tạo
Thực
ra, yêu cầu về chứng chỉ ngôn ngữ đã được quy định trong Luật Di trú nhưng chưa
được áp dụng triệt để. Đối với người nhập cư bất hợp pháp, đòi hỏi về ngôn ngữ
là rào cản lớn vì bản thân họ không có điều kiện theo học. Còn đối với người nước
ngoài đến Pháp hợp pháp, ngay khi làm thủ tục ở Văn phòng Nhập cư và Hội nhập
Pháp - OFFI (Office français de l’immigration et de l’intégration), họ được học
tiếng Pháp miễn phí. Tuy nhiên, chương trình này cũng bị cắt giảm. Ông Felix
Guyon cho rằng chính quyền “luôn yêu cầu trình độ cao hơn ở người nước
ngoài nhưng lại không cung cấp phương tiện để thực hiện điều đó”.
“OFII
- cơ quan Nhà nước - đang trong quá trình thay đổi lớn. Từ năm 2007 có các
chương trình dạy tiếng Pháp trực tiếp với giáo viên. Mọi người có thể có tới
600 giờ học tiếng Pháp để đạt trình độ A1. Đúng là hệ thống này không hoàn hảo,
do các nhóm không hẳn có chung trình độ, đôi khi có những nhóm rất đông học
viên nên rất khó để tiến bộ, nhưng nhờ có giáo viên mà giúp người nước
ngoài làm quen với tiếng Pháp.
Nhưng
kể từ tháng 07/2025, OFII áp dụng cách dạy và học mới. Chỉ những người không biết
đọc, biết viết và ở trình độ mới bắt đầu mới có thể tiếp tục được học trực tiếp
tại cơ sở với giáo viên. Đa phần còn lại sẽ phải học trực tuyến 100% trên nền tảng
kỹ thuật số mà không có giáo viên.
Vì
vậy, đối với chúng tôi, khó có thể yêu cầu người nước ngoài hòa nhập khi mà một
mình ngồi trước máy tính, hoặc chưa chắc đã có máy tính, máy tính bảng hoặc có
kết nối internet tốt. Đối với chúng tôi, đây thực sự là dấu hiệu rút lui của
Nhà nước. Điều kiện đào tạo của Nhà nước ngày càng sụt giảm nhưng lại đòi hỏi
trình độ ngày càng cao hơn.
Tất
nhiên, vẫn còn những hiệp hội và tổ chức đào tạo như THOT. Nhưng trên thực tế,
chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng liên tục cắt giảm hỗ trợ tài
chính, trợ cấp. Và ngày càng khó để có được những khoản trợ cấp này và tạo điều
kiện học tập tốt cho mọi người. Trên thực tế, gánh nặng học tiếng Pháp thực sự
đè lên vai người nước ngoài và chúng ta biết rằng họ thường bị yếu thế, bấp
bênh hơn người Pháp. Vì vậy, đối với chúng tôi, đây thực sự là một dấu hiệu rất,
rất xấu bởi vì người ta đang yêu cầu trình độ tiếng Pháp cao nhất với ít nguồn
lực hơn, đẩy trách nhiệm cho người nước ngoài, chứ không đặt lên vai Nhà nước
như cho đến nay”.
Đọc
thêm
Pháp thắt chặt nhập cư, áp dụng chính sách "quota"
theo ngành nghề
Nên
tách "trình độ tiếng Pháp" với "thẻ cư
trú"
Tiêu
chí ngôn ngữ được yêu cầu từ lâu khi làm thẻ cư trú. Tuy nhiên, theo THOT,
không nên bắt buộc là điều kiện tiên quyết vì phần lớn người nước ngoài đến
Pháp đều muốn hòa nhập vào xã hội, muốn có cuộc sống bình thường và nói được tiếng
Pháp. Ông Felix Guyon khuyến nghị một biện pháp hoàn toàn ngược lại :
“Theo
quan điểm của chúng tôi, khi tôi nói “chúng tôi”, có nghĩa là các hiệp hội hoạt
động tại cơ sở với người nhập cư trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Việc đầu
tiên yêu cầu người nhập cư hòa nhập rồi sau đó mới có tình hình ổn định và hợp
pháp, theo chúng tôi, không nên làm theo cách đó. Trên thực tế, người nhập cư sẽ
có được điều kiện tốt để học tiếng Pháp và đầu tư vào quyền công dân chỉ khi họ
cảm thấy được chào đón và được học trong điều kiện tốt. Cho nên bắt phải học tiếng
Pháp và phải đạt được trình độ nào đó, đối với chúng tôi, đó là biện pháp phản
tác dụng, mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử và nhất là không có cơ sở.
Vì
vậy, điều mà chúng tôi yêu cầu, đặc biệt là trong một diễn đàn được đăng trên
nhật báo Le Monde vào tháng 12/2024, là tách “trình độ tiếng Pháp” với “thẻ cư
trú”. Chúng tôi yêu cầu xem việc học tiếng Pháp là một quyền lợi chứ không phải
là nghĩa vụ. Đối với chúng tôi, điều này thực sự rất quan trọng. Cho nên chúng
tôi yêu cầu dỡ bỏ các nghĩa vụ về ngôn ngữ, bảo đảm quyền học tiếng Pháp cho mọi
người và huy động nguồn lực cho việc này, ngay từ giai đoạn nộp đơn xin tị nạn
để mọi người có thể tiếp cận các khóa đào tạo thực sự phù hợp với nhu cầu của họ.
Bởi
vì mỗi người đều có một cuộc sống, một sự nghiệp khác nhau và điều quan trọng
là nó phải phù hợp với thực tế kinh tế, với thực tế nghề nghiệp của mỗi người.
Yêu cầu đó đầy tham vọng, nhưng với chúng tôi, chỉ có cách đó mới dẫn đến thành
công cho chính sách hội nhập và chính sách ngôn ngữ hội nhập sẽ có hiệu quả. Điều
này hoàn toàn ngược lại với lập luận mà Nhà nước đã tiến hành từ năm 2010, thậm
chí là trước đó”.
Trong
trường hợp không đủ các điều kiện trên, người nước ngoài sẽ trở thành “đối
tượng bị buộc rời khỏi lãnh thổ” (objet d’une obligation de quitter le
territoire, OQTF), thời hạn của lệnh này được kéo dài từ 1 năm thành 3 năm kể từ
Luật Di trú 2024. Thủ phạm những vụ giết người gây phẫn nộ trong công luận
trong thời gian gần đây đều là người bị “buộc rời khỏi lãnh thổ Pháp”.
Thêm vào đó là cơn bão Chido tràn qua Mayotte, tỉnh hải ngoại ở Ấn Độ Dương, đã
phơi bày những bần cùng, tạm bợ trong các khu ổ chuột của di dân bất hợp pháp.
Đó là một trong những lý do buộc chính phủ thắt chặt kiểm soát nhập cư.
Đọc
thêm
Pháp : Nhập cư có phải là nguồn căn của khủng bố ?
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÁP
- NHẬP CƯ
Cực
tả và cực hữu đối lập hoàn toàn trong vấn đề nhập cư
CHUYÊN
MỤC TRÊN MẠNG
Pháp:
Kỳ thị - bài ngoại, động lực chủ yếu của phiếu bầu cho đảng cực hữu
No comments:
Post a Comment