Châu
Âu trước nguy cơ sóng thần mang tên “Hàng Trung Quốc”
Minh
Phương - RFI
Đăng
ngày: 14/04/2025 - 12:06
582,4 tỷ
đô la là tổng giá trị hàng hóa mà Trung Quốc đã xuất sang Mỹ trong năm 2024,
theo số liệu từ Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Với cuộc chiến thuế quan
mà tổng thống Mỹ khơi mào, Bắc Kinh phải tìm những đầu ra khác cho khối lượng
hàng hoá khổng lồ của mình. Trong bối cảnh này, châu Âu khó thoát khỏi tầm ngắm
của nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Phải chăng đã đến lúc Liên Âu nên lo ngại
về cơn lũ hàng hóa Made in China ?
HÌNH
:
Một
người phụ nữ thử giày tại một cửa hàng quần áo thể thao Adidas bên trong một
trung tâm mua sắm, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12 tháng 4 năm 2025. AP -
Andy Wong
Nhấn
chìm nền công nghiệp châu Âu
Nhật
báo kinh tế Pháp Les
Echos nhận
định, ngoài việc có thể làm phật ý tổng thống Mỹ, mở rộng cửa đón hàng hoá
Trung Quốc còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho các doanh nghiệp châu Âu.
Ông Thomas Grjebine, chuyên gia kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Triển vọng và
Thông tin Quốc tế (Cepii), nhận định : “Ngay cả khi chưa có các biện pháp
(thuế quan) của Trump, ngành công nghiệp châu Âu vốn đã chịu thiệt hại nặng nề
do sự cạnh tranh từ Trung Quốc.” Theo ông, nguyên nhân đến từ việc “chi
phí sản xuất của ngành công nghiệp Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực thấp hơn từ
30% đến 40% so với các doanh nghiệp châu Âu.” Lý do là vì các nhà sản
xuất Trung Quốc được hưởng lợi từ quy mô kinh tế, từ những tiến bộ công nghệ
trong nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là từ các khoản trợ cấp của Nhà nước. Điều
này đã khiến cho cuộc cạnh tranh càng trở nên không công bằng, nhất là khi một
phần đáng kể các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn có thể hoạt động dù đang trong
tình trạng thua lỗ.
Hàng
hoá từ các nhà sản xuất Trung Quốc còn có lợi thế hơn nữa trong bối cảnh mà đồng
euro đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong vòng một tháng qua, còn đồng nhân
dân tệ lại giảm giá so với đồng bạc xanh. Kể từ đầu tháng Hai, đồng tiền Trung
Quốc đã mất 10% giá trị so với đồng euro. Ngoài ra, hàng Trung Quốc xuất sang
EU còn đang được hưởng miễn trừ thuế quan với các kiện hàng dưới 150
euro.
Trong
ngắn hạn, người tiêu dùng châu Âu sẽ được hưởng lợi vì có thể mua hàng hoá với
mức giá hấp dẫn cùng nhiều chương trình khuyến mại. Các doanh nghiệp châu Âu
cũng có thể sẽ phải giảm giá bán để có thể cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc.
Tuy nhiên nếu tính về lâu dài thì điều này có thể huỷ hoại nền công nghiệp của
châu Âu. Bắc Kinh có thể cố tình kéo giá xuống thấp hơn, thậm chí là thực hiện
hành vi bán phá giá. Trả lời trên kênh BFMTV, ông Thomas
Métivier, tổng giám đốc nền tảng thương mại trực tuyến Cdiscount, nhắc lại rằng
chiến lược bán phá giá của Trung Quốc, đặt biệt là trong các lĩnh vực như
tuabin gió, năng lượng mặt trời, nhôm, … đã khiến ngành sản xuất của châu Âu gần
như sụp đổ.
Ngoài
ra, trong một báo cáo đăng tải hồi tháng Hai, các nhà kinh tế tại Viện Kinh tế
Đức, trụ sở tại Cologne, bày tỏ lo ngại khi mà “Bắc Kinh đã giành thêm thị
phần xuất khẩu trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực máy móc và sản
phẩm điện tử, trong khi Đức lại đánh mất vị thế trong những lĩnh vực này kể từ
năm 2010”.
Thúc
đẩy thâm hụt thương mại
Trả
lời trên kênh Public Sénat, kinh tế gia Anthony Morlet-Lavidalie, tại
khoa phân tích tình hình và dự báo kinh tế của Viện Rexecode, nhắc lại từ
năm 2010-2019, thâm hụt thương mại của EU với Bắc Kinh chỉ là 100 tỷ euro.
Nhưng con số này đã tăng lên đáng kể sau đại dịch Covid-19, rồi lại tới cuộc khủng
hoảng năng lượng và lạm phát. Đến hiện nay, thâm hụt thương mại của châu Âu với
Trung Quốc đã tăng lên gấp 3, vượt mức 300 tỷ đô la trong năm ngoái. Tờ Les
Echos bổ sung thêm rằng xét trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Âu, con
số này còn lớn hơn cả mức thâm hụt mà Hoa Kỳ đang phải gánh chịu với Trung Quốc.
Cụ thể, thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm 1% GDP của Mỹ,
trong khi thâm hụt giữa châu Âu và Trung Quốc lên tới 2% GDP của EU.
Bruxelles
nên chuẩn bị gì trước cơn bão ?
Trong
cuộc gặp thủ tướng Tây Ban Nha hôm 11/04 tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã
kêu gọi Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu “cùng nhau chống lại” cuộc chiến
tranh thương mại mà tổng thống Mỹ khơi mào. Về phần mình, Liên Âu cũng cho biết
đang tính tới khả năng ấn định mức giá sàn đối với các loại xe
điện sản xuất tại Trung Quốc, thay vì áp thuế như đã làm vào năm ngoái. Dường như
Bắc Kinh và Bruxelles đang cố gắng xích lại gần nhau để đối phó với sự thù
địch và thái độ gây hấn từ phía Mỹ.
Kênh Public Sénat dẫn lời bà
Mary-Françoise Renard, giáo sư Kinh tế tại Đại học Clermont Auvergne, người đứng
đầu Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại CERDI, cho rằng : “Mục tiêu của
Trung Quốc là tiêu thụ được sản phẩm, còn châu Âu thì muốn tránh một làn sóng
hàng hóa Trung Quốc tràn vào”. Đây cũng chính là thế tiến thoái lưỡng nan đối
với Trung Quốc. Do vậy, EU sẽ có ưu thế hơn khi ngồi vào bàn đàm phán. Bà
Renard nhấn mạnh thêm : “Đừng quên rằng Trung Quốc đang cần châu Âu. Họ sẽ
không dại gì mà làm căng thẳng mối quan hệ.”
Bà
cũng lạc quan cho biết châu Âu còn có thể kích hoạt các điều khoản bảo vệ mà Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) đã quy định. Những biện pháp khẩn cấp này cho
phép áp đặt hạn chế về số lượng hàng hoá hoặc tăng thuế nhập khẩu trong trường
hợp lượng hàng nhập khẩu gia tăng đe dọa đến sản xuất nội địa của một quốc gia
thành viên.
Ngược
lại, chuyên gia Anthony Morlet-Lavidalie từ Viện Rexecode thì tỏ ra khá lo ngại
trước sự thay đổi đột ngột của Ủy Ban Châu Âu. Ông nói : “Chúng ta không thể
mãi ngây thơ. Tôi có cảm giác châu Âu giống như một chiếc chong chóng xoay theo
chiều gió. Chúng ta đang trải thảm đỏ hơi quá mức.” Trước đó vào năm 2023,
vào lúc chưa có cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, khi châu Âu tăng thuế 35% áp
vào xe điện nhập khẩu của Trung Quốc để tránh cạnh tranh không lành mạnh từ Bắc
Kinh, Trung Quốc cũng đã ngay lập tức trả đũa bằng việc nhắm vào các loại rượu
của châu Âu, đặc biệt là cognac.
Trung
Quốc không phải là mối lo duy nhất
Tờ Le
Monde,
trong bài “Thuế quan : Ngành công nghiệp may mặc Pháp trước con sóng hàng
châu Á”, nhận định rằng ngoài Trung Quốc, các sản phẩm đến từ các nước Nam
và Đông Nam Á như Việt Nam, Cam Bốt hay Bangladesh cũng có thể sẽ đổ về châu
Âu. Ngay cả trước khi bị ông Trump đánh thuế, phần lớn hàng hoá may mặc ở châu
Âu cũng đã đến từ nhà máy đặt tại các nước này. Cụ thể trong số 85 tỷ euro quần
áo và giày dép được nhập khẩu vào EU, 63 tỷ đến từ các nước châu Á như
Bangladesh (18,3 tỷ), Việt nam (3,9 tỷ), Cam Bốt (3,8 tỷ)... Đây cũng là những
nước bị nguyên thủ Mỹ dọa đánh thuế nặng. Theo bảng tăng thuế quan mà ông Trump
đưa ra hôm 02/04, Bangladesh có thể bị đánh thuế tới 37%, Việt Nam 46% và Cam Bốt
49%.
Tờ
báo cũng chỉ ra rằng Hà Nội, Dhaka và Phnom Penh đều đang được hưởng lợi thuế
quan với EU. Với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên Âu (EVFTA), ký kết
vào năm 2019 tại Hà Nội, 99% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu
sang châu Âu sẽ dần được xóa bỏ cho đến cuối năm 2026. Trong khi đó, Cam Bốt
và Bangladesh nằm trong danh sách các quốc gia kém phát triển nhất (LDC – Least
Developed Countries). Với tư cách đó, hàng hóa nhập khẩu từ hai nước này vào
châu Âu cũng không bị áp thuế.
(Nguồn
: Les Echos, BFMTV, Public Sénat, Le Monde)
---------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐIỂM
BÁO
Thuế
hải quan của Donald Trump gây náo loạn toàn thế giới
HOA
KỲ - THUẾ QUAN
Bị
Trump dọa áp thêm mức thuế 50%, Trung Quốc tuyên bố “sẽ chống đến cùng”
No comments:
Post a Comment