Đinh Từ Thức
13/01/2025
https://baotiengdan.com/2025/01/13/giao-hoang-soi-guong/
“Lời
khuyên tốt nhất cho người soi gương là tự cười mình.”
“The best advice in front of a mirror is to laugh at ourselves.”
–Giáo
Hoàng Francis
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/1-14.jpeg
Các
chân dung cười của Giáo Hoàng: (1): Jorge Mario Bergoglio lúc 13 tuổi, năm 1949
– có khiếu hài hước, thậm chí bị ma sơ dạy học kêu là “nghịch như quỷ”! (2) Được
thụ phong linh mục năm 1969; (3) Được phong chức Hồng Y năm 2001; (4) Được bầu
làm Giáo Hoàng, chọn danh hiệu Phanxicô (Francis) năm 2013
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô mới được Tổng Thống Biden trao tặng Huy chương Tự do hạng đặc
biệt (with distinction), một vinh dự cao quý nhất của nước Mỹ, vào thứ Bảy ngày
11 tháng 1 năm 2025.
Ngài
có lý do đứng trước gương với huy chương mới, để xem mình tốt đẹp như thế nào.
Trong bài
báo trên The
New York Times, ngày 17-12-2024, về tín ngưỡng và hài hước, Ngài
viết, “lời khuyên tốt nhất cho người soi gương là hãy tự cười mình.” Hãy
khoan so sánh Ngài với những người được Tổng Thống Biden tặng Huy Chương Tự Do
gần đây. Nếu hôm nay Đức Giáo Hoàng đứng trước gương, Ngài có gì để tự cười
mình?
Có
nhiều lắm, ngay trong lời nói của Ngài!
Một
năm trước, ngày 8 tháng 1 năm 2024, lên tiếng trước Ngoại Giao Đoàn tại Toà
Thánh nhân dịp đầu năm, Ngài nói:
Thưa
quý vị Đại sứ,
Con
đường tiến tới hòa bình đòi hỏi phải tôn trọng sự sống, tôn trọng sự sống của mọi
người, bắt đầu từ sự sống của đứa trẻ còn trong bụng mẹ, không thể bị đàn áp hoặc
biến thành đối tượng buôn bán. Về vấn đề này, tôi cho rằng việc thực hành cái gọi
là mang thai hộ, (hay mẹ thế), là đáng chê trách, đây là hành vi xâm phạm
nghiêm trọng đến phẩm giá của người phụ nữ và đứa trẻ, dựa trên việc khai thác
các nhu cầu vật chất của người mẹ. Trẻ em luôn là một món quà và không bao giờ
là cơ sở của một hợp đồng thương mại. Do đó, tôi bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng
quốc tế sẽ nỗ lực ngăn chặn hành vi này trên toàn thế giới.
***
ADDRESS
OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS TO MEMBERS OF THE DIPLOMATIC CORPS ACCREDITED
TO THE HOLY SEE
Benediction
Hall
Monday,
8 January 2024
Dear
Ambassadors,
The
path to peace calls for respect for life, for every human life, starting with
the life of the unborn child in the mother’s womb, which cannot be suppressed
or turned into an object of trafficking. In this regard, I deem deplorable the
practice of so-called surrogate motherhood, which represents a grave violation
of the dignity of the woman and the child, based on the exploitation of
situations of the mother’s material needs. A child is always a gift and never
the basis of a commercial contract. Consequently, I express my hope for an
effort by the international community to prohibit this practice universally.
***
Lời
tuyên bố trên đây của Giáo Hoàng rất buồn cười, vì trong khi Ngài nghiêm khắc
lên án mẹ thế, thì người phụ nữ được Giáo Hội do Ngài lãnh đạo kính trọng hàng
đầu, Đức Bà Maria, được tôn vinh là Mẹ Giáo Hội, và cùng với Thánh Giuse, cũng
là thánh bổn mạng của Dòng Tên, dòng tu của Giáo Hoàng; chính Đức Bà là một người
mang thai hộ, một mẹ thế.
Mỗi
năm vào dịp Lễ Giáng Sinh, tín hữu Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới được nghe
kể lại về gia phả Đức Giêsu. Theo đó, Ngài thuộc dòng dõi Vua David và tổ phụ
là Abraham (Mt 1:1-17).
David
làm vua Israel từ năm 1010 đến 970 trước Công Nguyên. Từ David đến Giêsu trải
qua 28 đời, kéo dài khoảng một ngàn năm.
Về
mặt chính thức, Đức Kitô hay Giêsu, là con của Ông Giuse và Bà Maria. Nhưng
trên thực tế, theo Phúc Âm (Gospel), Giêsu không phải là con Giuse.
Bà
Maria kết hôn với Ông Giuse, nhưng trước khi hai người chung sống với nhau, bà
đã thấy mình có thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Ông Giuse là người công chính,
không muốn bà bị công chúng lên án, định tâm bỏ bà một cách âm thầm. Nhưng
trong khi ông nghĩ như vậy, Chúa gửi thiên thần tới gặp ông trong một giấc mơ,
nói rằng, này Giuse, con của David, đừng sợ lấy Maria làm vợ, vì bào thai do
nàng cưu mang là do Chúa Thánh Thần (Mt 1:19-20).
Như
vậy, giữa Giuse và Giêsu, hoàn toàn không có liên hệ gì về huyết thống. Giêsu
không phải là con của Giuse, cũng chẳng thuộc dòng dõi David. Điều này chính Đức
Giêsu đã nói ra. Khi được 12 tuổi, cậu Giêsu theo Ông Bà Giuse và Maria đi lễ hội
Vượt Qua ở Giê-ru-sa-lem. Mãn lễ hội, ông bà ra về, cậu vẫn ở lại đền thờ. Lo lắng
bị lạc con, sau ba ngày tìm kiếm, ông bà trở lại, thấy cậu đang ngồi nghe giảng
và nêu ra những thắc mắc về kinh sách trước các giáo sĩ. Hỏi tại sao để cha mẹ
lo lắng, cậu trả lời: “Sao ông bà lại tìm con? Ông bà không biết là con có bổn
phận ở nhà của Cha con sao?”(Luke 2: 48, 49). “Cha con” ở đây
không phải là Ông Giuse.
Hai
lý do Giáo Hoàng đưa ra để bác bỏ mẹ thế cũng không đứng vững.
Một
là để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, vì trước hết, những phôi thai được thụ tinh
trong ống nghiệm mà không dùng đến sẽ bị loại bỏ, sự sống bị tiêu diệt, giống
như phá thai.
Hai
là người phụ nữ đẻ thế bị sử dụng như một phương tiện sinh sản và được trả
công, trong khi sinh con là một thiên chức cao cả.
Trước
hết, theo giải thích từ giới y học, việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF— in
vitro fertilization) là một tiến trình dẫn tới mang thai. Nó giúp những người
hiếm muộn sau thời gian cố gắng mà không có con. Đồng thời, qua tiến trình này,
các chuyên gia còn có thể loại bỏ yếu tố di căn của những bệnh tật hiểm nghèo đối
với đứa trẻ sẽ ra đời.
Khi
đặt phôi bào (còn gọi là phôi nang –blastocyst) vào thành dạ con, các chuyên
gia thường dùng nhiều hơn một đơn vị, đề phòng trường hợp có đơn vị bị hư. Nếu
không có phôi bào nào bị hư, kết quả là sẽ có sinh đôi, sinh ba, sinh tư…
Như
thế, việc thụ tinh trong ống nghiệm, IVF, chẳng những không trái với đạo lý, mà
còn hợp nhân đạo, vì giúp cho người mong có con được toại nguyện. Đồng thời,
còn có thể tránh cho những đứa trẻ sẽ ra đời không phải mang những căn bệnh gia
truyền hiểm nghèo.
Ngoài
ra, những phôi bào còn thừa, không được đặt vào dạ con để phát triển thành bào
thai (fetus), có thể cho đông lạnh, bảo quản để sẽ dùng trong tương lai. Và cuối
cùng, dù không được dùng, bị loại bỏ, thì cũng không thể coi như loại bỏ bào
thai, như phá thai. Bởi vì, phôi bào chưa được cấy vào dạ con, chưa thành bào
thai.
Dễ
hiểu hơn, nếu theo dõi sự phát triển từ cái trứng nở ra con gà. Trong một chuồng
gà, nếu trống mái sống chung, những quả trứng khi đẻ ra đã được thụ tinh. Nếu
những trứng này được ấp ở nhật độ thích hợp, khoảng 100 độ F trong 21 ngày, sẽ
nở ra những con gà con. Nếu trứng không được ấp, mà để ăn, không có nghĩa là những
con gà con đã bị giết. Những trứng này giống như trứng thường, vì đã không có
điều kiện để phát triển thành gà con.
Luận
cứ cho rằng phận vụ mẹ thế (surrogate motherhood) vi phạm nhân phẩm phụ nữ cũng
không đứng vững. Tuy mẹ thế biến thiên chức sinh sản thành một dịch vụ được
thương lượng và trả công, nhưng không phải tất cả những dịch vụ được trả công đều
bị coi thường. Còn gì thiêng liêng cao cả hơn việc cử hành Thánh Lễ Misa trong
đạo Công Giáo? Nhưng đã từ hàng ngàn năm, Hội Thánh vẫn giữ lệ cho phép các
linh mục được nhận tiền để cử hành Thánh Lễ theo ý giáo dân. Điều này có làm giảm
giá trị của hàng linh mục không?
Ngoài
ra, xin hãy nhìn lại trường hợp Mẹ Thế Maria sinh ra Đức Giêsu. Mẹ thế trong đời
thường loài người vào đầu thế kỷ 21, ít nhất, còn được hỏi ý kiến, thương lượng,
và vui lòng chấp nhận làm mẹ thế. Về phần Cô Maria thời Giáo Hội chưa ra đời,
đã không hề được hỏi ý kiến, không hề được thương lượng. Chỉ có thiên thần
Gabriel tới báo tin rằng Cô đã được Chúa chọn để mang thai, làm mẹ thế; trong một
hoàn cảnh nghiệt ngã chết người (Luke1: 26, 38). Nghiệt ngã vì Cô đã đính hôn,
sắp đến ngày về sống với Ông Giuse, và được chọn mang thai ngoại hôn. Nếu ông
Giuse không phải người hiền, làm lớn chuyện, Cô có thể bị công chúng xử tử bằng
cách ném đá, theo luật bấy giờ.
Vậy,
giữa mẹ thế đời xưa, và mẹ thế đời nay, phụ nữ thời nào được tôn trọng hơn?
***
Tại
“Nghị Hội Danh Hài” ở Vatican ngày 14 tháng 6, 2024, Đức Giáo Hoàng Phanxicô
nói: “Có thể chấp nhận việc cười nhạo Thiên Chúa giống như chúng ta đùa giỡn với
người thân yêu.” (“It was okay to “laugh at God” in the same way “we play and
joke with the people we love.”)
Người
viết chỉ là một con chiên hèn mọn, không dám cười nhạo Chúa. Giáo Hoàng
Phanxicô là vị đại diện Chúa rất đáng kính yêu, nên xin có một câu chuyện cười
sau đây để kính tặng Ngài:
Giáo
Hoàng Francis vốn là tu sĩ Jorge Mario Bergoglio thuộc Dòng Tên (Jesuits
Order), một dòng nổi tiếng với nhiều người thông thái. Điểm đặc biệt là các tu
sĩ dòng này được coi như chiến sĩ quên mình, chỉ biết phục vụ, và tuyên thệ tuyệt
đối trung thành với giáo hoàng. Giáo hoàng chỉ đâu đánh đấy, không cần suy
nghĩ, đắn đo. Ngài là người đầu tiên từ Dòng Tên được bầu làm giáo hoàng năm
2013, chọn danh hiệu là Phanxicô (Francis).
Ngay
từ khi mới nhậm chức, Ngài đã có phong thái và hành động khác hẳn với các giáo
hoàng trước. Từ chối ở Điện Giáo Hoàng, nguy nga cổ kính như cung vua, Ngài chọn
ở chung cư, giống như các tu sĩ khác. Từ chối xe limousine hạng sang nhất, Ngài
chọn loại xe nhỏ và rẻ tiền nhất; tất nhiên, Ngài không bao giờ đi kiệu mà đến
đời Giáo Hoàng Phaolồ VI vẫn còn dùng. Ngài quan tâm tới người nghèo, yêu hòa
bình, chống chiến tranh, thẳng tay trừng phạt các giáo sĩ lạm dụng tình dục, đề
cao vai trò của phụ nữ, rửa chân cho các nam nữ tù nhân vào dịp Lễ Phục Sinh ….
Nói chung, Ngài có khuynh hướng tiến bộ, không bảo thủ như các giáo hoàng tiền
nhiệm. Tuy nhiên, có một số lãnh vực cần thay đổi, Ngài vẫn không làm gì, hay
không dám thay đổi, vẫn giữ nguyên như dưới thời các giáo hoàng trước. Ví dụ, vẫn
cấm linh mục lấy vợ, cấm truyền chức linh mục cho phụ nữ, cấm mẹ thế, cấm phá
thai dưới mọi tình huống, mọi hình thức, cấm ly dị…. Thậm chí, vẫn cấm cả ngừa
thai; một điều khá nực cười, vì hầu như ai cũng biết, ngay cả các giáo dân
ngoan đạo, và giáo sĩ không ngoan đạo, đã tự ý làm ngược lại từ lâu rồi!
Đến
ngày Chúa gọi về. Sau khi lìa xác, linh hồn Ngài còn vương vấn nơi Đền Thánh
Phêrô, đợi sau khi thể xác được an táng, mới vào Thiên Đàng. Ngày Lễ Tang trước
thềm Thánh Đường, vị Hồng Y niên trưởng trong vai chủ tế hết lời ca tụng Ngài
là một vị giáo hoàng nổi bật của Thế Kỷ 21, đạo đức, dũng cảm, và đặc biệt, có
khiếu hài hước.
Trước
những lời ca tụng chí tình, linh hồn Ngài rất cảm động, bùi ngùi tự nhủ: — Đáng
lẽ ta đã phải sớm nhận ra rằng, tuyệt đối vâng lời giáo hoàng, là vâng lời
chính ta, chẳng phải ai khác. Rồi cười như mếu: Quá trễ!
No comments:
Post a Comment