Quy
định về số giờ lao động của tài xế rất gắt, với những hình phạt tiền so với thu
nhập của tài xế hiện ở mức hà khắc, chắc chắn sẽ tạo áp lực lên đời sống lái xe
và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp xe.
Đơn
cử một xe vận tải đường dài từ Tiền Giang ra Lạng Sơn, sẽ phải dùng hơn ba tài
xế, chi phí mỗi tháng sẽ tăng lên hàng chục triệu, số tiền này sẽ gián tiếp đổ
lên đầu giá thành vận tải rồi tác động dây chuyền đến những đối tác của nhà xe.
Ngay
lực lượng tài xế, khó mà có ngay hàng triệu tài xế để áp vào tình hình này (Nhất
là tình hình này sẽ có nhiều tài xế đang chạy xe bỏ việc vì chỉ sơ sẩy một chút
là mất vài tháng lương). Để có một tài xế lái xe hạng nặng không phải dễ, họ cần
từ ba đến năm năm để học tập, chạy xe từng mức độ, nâng cấp bằng vở rồi mới có
tấm bằng lái xe đúng quy định. Như vậy ngành vận tải sẽ thiếu tài xế nghiêm trọng.
Vận
tải là khâu trọng yếu của KINH TẾ QUỐC DÂN nhưng với tình hình này, ngành vận tải
sẽ chịu tác động lớn nhất và không khỏi trì trệ khi áp những quy định của
NĐ168.
Giải
thich về nó theo quan điểm của ngành CSGT, thì mọi thứ đều suôn sẻ, tốt đẹp và
cần thiết, nhất là khi nói đến yếu tố an toàn tính mạng con người thì không ai
có thể “cãi” được. Nó cao quý lắm (Hồi chống Covid người ta cũng dùng bài này).
Để
phản biện lại điều này, phải mất nhiều thời gian nhưng hôm nay tôi chỉ đề cập đến
nó bằng một phương pháp: Phương pháp so sánh.
Quy định về
số giờ trong ngày, trong tuần trên thế giới thì thấy:
Tại
Mỹ
Theo
quy định, tài xế không được lái xe quá 11 giờ mỗi ngày. Mỗi lần lái xe, tài xế
phải nghỉ ngơi ít nhất 10 giờ trước khi tiếp tục lái.
Số
giờ này cao hơn quy định tại Việt Nam ba giờ, ứng với 300km đường, hiệu ứng
kinh tế của quy định này khai thác năng suất lao động, năng suất phương tiện gấp
hai lần Việt Nam.
Quy
định cũng đặt ra giới hạn về số giờ lái xe trong tuần. Tài xế không được lái xe
quá 60 giờ trong 7 ngày hoặc 70 giờ trong 8 ngày liên tiếp (Hơn Việt Nam 12 giờ,
tương đương với 1000 km trên đường).
Tại
Úc
Theo
quy định của Cơ quan quản lý xe tải hạng nặng quốc gia Úc (NHVR), quy định về
thời gian lái xe và nghỉ ngơi yêu cầu tài xế không được lái xe quá 12 giờ mỗi
ngày. Cụ thể, tài xế phải nghỉ 15 phút sau mỗi 5 giờ 15 phút lái xe và nghỉ 30
phút sau mỗi 8 giờ lái. Tương đương ở Mỹ.
Tại
Châu Âu
Liên
minh Châu Âu gồm nhiều nước tiên tiến đã thiết lập các quy định nghiêm ngặt về
thời gian lái xe và nghỉ ngơi cho tài xế. Theo đó, tài xế không được lái xe quá
9 giờ mỗi ngày và không quá 56 giờ mỗi tuần.
Hai
chỉ số này đều cao hơn ở Việt Nam.
Tạm
dẫn ba ví dụ ở những nước văn minh thì thấy quy định về giờ của lái xe đều cao
hơn của Việt Nam.
Cần
biết thêm, ví như ở CHLB Đức, với 09 giờ lái xe họ đã chạy được lối 1.000km còn
ở Việt Nam, cùng thời gian đó, chưa chạy nổi 600km. Điều này cho thấy sự bất cập
nằm ngay ở việc THIẾT KẾ LUẬT, NGHỊ ĐỊNH.
Hình
như những nhà làm luật không dùng phương pháp SO SÁNH mà chỉ căn cứ vào nhận thức
chủ quan. Kỳ tới tôi sẽ bàn đến thái độ, quan điểm của giới chức giao thông sau
nửa tháng thực hiện nghị định.
Chúc
các bạn hôm nay không bị tuýt còi.
Huy
Cường.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=122143830122370257&set=pcb.122143830392370257
https://www.facebook.com/photo?fbid=122143830182370257&set=pcb.122143830392370257
.
Tôi muốn nhờ anh Nguyễn
Huy Cường trong stt kế tiếp phân tích rõ ràng hơn ở điểm này:Tuy
việc bộ CA tham gia dự thảo NĐ 168 này và chính phủ ký ban hành NĐ này là phù hợp
với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (ngoài vấn đề vi phạm quy
trình ban hành, đã được anh đề cập trong các stt trước). Nhưng:
1 - So sánh với các nước có nền pháp luật phát triển, vấn
minh hơn, mà ở đó cơ quan/bộ dự thảo nghị định và chính phủ ký ban hành, chỉ được
ban hành các nghị định quy định các vấn đề mang tính chất chi tiết kỹ thuật,
không được đưa ra các quy định gần với luật, thì việc nghị định 168/2024 này
quy định việc trừ điểm, thu hồi/ cấp lại bằng lái hay việc quy định các mức phạt
quá cao so với mức thu nhập của người dân, đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến
kinh tế xã hội , có phù hợp với một nước có nền pháp luật phát triển không?
2 - Quốc hội và Tòa án đang đứng ở đâu trong việc giám
sát và phủ quyết các nghị định này?
3 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có những
lổ hổng nào không trong việc quy định quyền hạn ban hành/ dự thảo các nghị định/
thông tư dưới luật của chính phủ và các bộ liên quan, cũng như quyền giám sát/
phủ quyết các nghị định/thông tư này.
No comments:
Post a Comment