TIN VIỆT NAM TỔNG HỢP NGÀY 13-1-2025
Quan
hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Biden: Mười điểm đáng chú ý
.
Nguyễn
Phương Hằng và Thích Minh Tuệ: Những người bị tước mất tự do
Tại
sao Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành "quốc gia đối tác" của
BRICS ?
.
=================================================
Quan
hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Biden: Mười điểm đáng chú ý
RFI
Nguyễn
Phương Hằng và Thích Minh Tuệ: Những người bị tước mất tự do
RFI
Tại
sao Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành "quốc gia đối tác" của
BRICS ?
Thu
Hằng - RFI
Đăng
ngày: 13/01/2025 - 11:00
Việt
Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia là bốn nước ASEAN được mời tham gia thượng
đỉnh BRICS tại Nga. Indonesia chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên
đầy đủ, theo thông báo ngày 06/01/2025 của Brazil - nước chủ tịch luân phiên
2025. Thái Lan và Malaysia « chính thức có tư cách quốc gia đối
tác BRICS » từ ngày 01/01. Riêng Việt Nam không có tên trong danh
sách 9 nước (*) phản hồi lời mời của BRICS, được Nga công bố ngày 23/12/2024.
HÌNH
:
Tổng
thống Nga Vladimir Putin (P), nước chủ tịch luân phiên BRICS 2024, và thủ tướng
Việt Nam Phạm Minh Chính trong cuộc họp song phương bên lề thượng đỉnh BRICS tại
Kazan, Nga, ngày 24/10/2024. AP - Alexander Nemenov
Được
thành lập năm 2009, BRICS hiện có 10 thành viên, trong đó có bốn sáng lập viên
là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Phát biểu tại thượng đỉnh BRICS mở rộng
ngày 24/10/2024 tại Kazan, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh « Việt
Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS và cộng đồng quốc tế để hiện thực hóa ý tưởng
cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn ».
Tuy
nhiên, đến ngày 31/10, khi được hỏi về lời mời Việt Nam tham gia với tư cách là
quốc gia đối tác, mở đường cho việc trở thành thành viên chính thức, phó phát
ngôn viên bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, cho biết là « Việt Nam sẽ
nghiên cứu những thông tin về cơ chế của BRICS. Việc Việt Nam tham gia vào các
cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu và xem xét
trên cơ sở phù hợp với lợi ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam ».
BRICS
: Câu lạc bộ chưa hoàn thiện cơ cấu
Đến
cuối năm 2024, Việt Nam đã không phản hồi lời mời theo thời hạn. Thông qua phát
biểu của phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải, ngành
Chính sách đối ngoại & An ninh toàn cầu, Đại học Hoa Kỳ (American
University), Washington D.C., nhận định với RFI Tiếng Việt ngày 09/01 là có hai
yếu tố có thể giải thích cho việc Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành quốc
gia đối tác của BRICS : « Bản thân quy chế, mục tiêu, đối tác, đối
tượng, mục đích hình thành nhóm và hoạt động của BRICS ; Vì lợi ích của Việt
Nam ».
« Yếu
tố thứ nhất về phía BRICS, chúng ta thấy BRICS vẫn chỉ là hoạt động với danh
nghĩa như là một nhóm, một câu lạc bộ. Chúng ta không phủ nhận là cái nhóm, câu
lạc bộ này đang trên đường tiến tới hoàn thiện thành một cơ chế đa phương chính
thống hơn. Nhưng khi nào trở thành một cơ chế chính thống, một cơ chế đa phương
thực sự thì chúng ta chưa rõ.
Thứ
hai, những phát ngôn, chủ trương và nỗ lực hoạt động của những thành viên chủ
chốt của nhóm này như Trung Quốc và Nga là thúc đẩy hoạt động của BRICS theo hướng
chống lại Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, đây là hai nước đang có đối đầu với Mỹ
và phương Tây. Với một nhóm có chủ trương như vậy, việc Việt Nam tham gia là
trái với chính sách đối ngoại tổng thể của Việt Nam - tôi nhấn mạnh
là « chính sách tổng thể đối ngoại » của Việt Nam, đó là
chưa xét đến vấn đề lợi ích.
Việt
Nam không để bị cuốn vào mục đích của Nga, Trung Quốc trong BRICS
Ngoài
ra thì chúng ta thấy BRICS vẫn chỉ là một câu lạc bộ, đến để hô hào là chính và
chỉ để phục vụ danh nghĩa và uy tín của một số nước lớn. Còn về hoạt động thực
chất, cơ chế để bảo đảm hoạt động đem lại lợi ích kinh tế thực chất thì chưa có
gì nhiều cả, ngoài “Ngân hàng Phát triển mới”. Kể từ khi BRICS chính thức
ra đời năm 2009, tức là cách đây 15 năm, tại sao Trung Quốc và Nga lại không
thúc đẩy để đưa nhóm này hoạt động như một tổ chức, chứ không chỉ thuần túy là
một câu lạc bộ ?
Nếu
nhìn vào cả quá trình hoạt động của BRICS từ năm 2009 cho đến nay, có thể thấy
nhóm này chủ trương nâng tầm và mở rộng thành viên trong mấy năm trở lại
đây (đặc biệt là từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraina và quan hệ Mỹ-Trung
căng thẳng) khi có xung đột và đối đầu với Mỹ và phương Tây. Còn ở thời
điểm quan hệ hai bên Nga-Mỹ, Trung Quốc-Mỹ ở trạng thái “cơm lành, canh ngọt”,
BRICS đâu có rùm beng như hiện nay. Do vậy cũng cần phải xem xét động cơ của
Nga và Trung Quốc, là hai nước lớn.
Đặc
biệt tôi đề cập ở đây đến Nga và Trung Quốc, họ không mất gì cả khi lợi
ích của BRICS có tồn tại hay không và thực tế thì họ chỉ có lợi. Dù BRICS có trực
tiếp đối đầu hay là không đối đầu với Mỹ, với phương Tây thì họ vẫn có lợi. Tất
nhiên bản thân Nga và Trung Quốc đều nhận thấy quan hệ hữu hảo với Mỹ và phương
Tây thì vẫn có lợi hơn cho họ. Chúng ta thử nhìn vào quá trình trỗi dậy của
Trung Quốc, sự phục hồi lại của Nga, sự giàu lên của hai nước này và vị thế của
họ có được như ngày nay là nhờ đâu ? Rõ ràng là nhờ Mỹ và phương Tây.
Và
yếu tố cuối cùng, đó là nhìn rộng và xa hơn chiến lược toàn cầu của Nga và
Trung Quốc thì BRICS sẽ chỉ là một cơ chế phục vụ lợi ích của họ. Chúng ta biết
người Nga hiểu rõ là Mỹ và phương Tây chẳng bao giờ thích gì họ. Điều này xuất
phát từ lợi ích, từ vấn đề lịch sử phát triển và mở rộng lãnh thổ của Nga. Ông
Putin, khi lên cầm quyền từ năm 1999, hiểu rõ nước Nga như thế nào trong quan hệ
với phương Tây, với Mỹ. Đã có những lúc ông phải nhún nhường để hưởng
lợi trong quan hệ giữa Mỹ và phương Tây. Nhưng khi đã cảm thấy đủ lực
thì chúng ta thấy mối quan hệ giữa Nga-Mỹ và phương Tây đã như thế
nào và như hiện nay.
Còn
Trung Quốc, với những sáng kiến toàn cầu của ông Tập Cận Bình đưa ra, cũng đã
thể hiện rõ tham vọng của Trung Quốc. Trong khi đó bản thân quan hệ giữa các
thành viên trong BRICS hiện nay với nhau cũng rất phức tạp, lợi ích phụ thuộc lẫn
nhau. Đó là những vấn đề từ khía cạnh của BRICS ».
BRICS
không đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam hiện nay
Yếu
tố thứ hai được nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh : đó chính là lợi
ích của Việt Nam.
« Khi
BRICS chưa hình thành các cơ chế và định chế chính thống để hoạt động của nhóm ổn
định, thực chất và để nhóm này không hoạt động theo hướng tạo cực để đối đầu
thì tôi thấy việc tham gia vào nhóm này không đem lại lợi ích gì về kinh tế cho
Việt Nam. Trong khi đó, quan hệ kinh tế của Việt Nam với từng nước thành viên
chủ chốt của nhóm này (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và các nước
khác) vẫn đang diễn ra tốt. Đó là chưa kể một số thành viên, đối tác của nhóm
này lại tham gia những cơ chế đa phương khác mà Việt Nam cũng tham gia. Nói về
lợi ích kinh tế chúng ta cũng đừng nhìn vào con số tổng hợp GDP của toàn khối
hay là dân số của toàn khối BRICS bởi vì càng nhiều thành viên, càng nhiều nước
tham gia thì con số tổng hợp phải tăng. Thế nhưng lợi ích thực chất là gì thì lại
là một câu chuyện khác, phải đi tìm hiểu. Và trong quan hệ quốc tế, phải là như
vậy.
Vấn
đề thứ hai, đó là Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập
cao vào năm 2045 dựa vào công nghệ vượt trội. Và coi đó như là một cách để
tránh bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đang nói là phải phát triển công nghệ
bán dẫn, công nghệ AI, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Vậy thì công nghệ này ở
đâu ra ? Nga và Trung Quốc có công nghệ mà Việt Nam cần không ? Và nếu có, liệu
họ có chuyển giao hay hỗ trợ Việt Nam không ? Rõ ràng đây là bài toán về lợi
ích mà Việt Nam cần phải tính toán khi tham gia một nhóm, câu lạc bộ với những
thành viên đang đẩy mạnh vấn đề đối đầu với Mỹ.
Điểm
thứ ba trong vấn đề về lợi ích của Việt Nam, đó là vị trí địa-chiến lược của Việt
Nam. Đây vừa là mặt lợi nhưng cũng có thể là mặt bất lợi nếu như Việt Nam không
xử lý khéo trong quan hệ quốc tế. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương và lại ngay sát Trung Quốc trong khi sự cạnh tranh giữa
các nước lớn - giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Mỹ và Nga - ngày
càng gia tăng.
Do
đó nếu như Việt Nam không xử lý khéo thì dễ bị lợi dụng và cuốn vào cuộc cạnh
tranh lợi ích của các nước, khi đó Việt Nam lại có thể trở thành một chiến địa
của những lợi ích xung đột như đã từng xảy ra trong thế kỷ 20. Rõ ràng đây là
bài học lịch sử và xương máu, nó đòi hỏi Việt Nam phải khôn khéo và tỉnh táo
không thể bị vội vàng cuốn theo xu hướng hình thành nhóm, câu lạc bộ hoặc là mối
liên kết nào đó. Đối với một quốc gia, dân tộc thì tầm nhìn chiến lược về
lợi ích phải là trăm năm, chứ không thể chỉ xác định một hoặc hai thập kỷ
được ».
Việt
Nam chờ thêm bốn năm trong nhiệm kỳ tổng thống Trump ?
Tổng
thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng ngày 20/01/2025 với những chính sách
thương mại, đối ngoại được cho là sẽ cứng rắn hơn và khó đoán. Liệu trong 4 năm
nhiệm kỳ của ông, Việt Nam sẽ có cân nhắc đến việc trở thành quốc gia đối tác của
BRICS ? Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải giải thích :
« Nói
một cách thẳng thắn, vấn đề việc tham gia vào BRICS vẫn nằm trên bàn và để ngỏ.
Tôi không nghĩ rằng Việt Nam cũng không dại gì mà
nói « không » và cũng không dại gì vội vàng tham gia tại
thời điểm này. Và nếu nói một cách sách vở và lý thuyết, việc Việt Nam có trở
thành đối tác của BRICS hay không, điều này không phụ thuộc vào tổng thống Mỹ
là ai, cho dù là Cộng Hòa hay là Dân Chủ. Trên thực tế, Mỹ cũng sẽ hiểu vị
thế của Việt Nam là như thế nào, lập trường của Việt Nam là ra sao.
Đương
nhiên về phía Việt Nam, Việt Nam phải cân nhắc và điều này phải phụ thuộc vào mối
quan hệ của Mỹ với cả các nước thành viên của BRICS, giữa quan hệ Mỹ-Trung,
quan hệ Mỹ-Nga. Như chúng ta đã nghe thấy ông Trump từng đe dọa rất công khai
và mạnh mẽ rằng nếu như các nước BRICS muốn thoát ly đô la thì ông ấy sẽ
áp đặt thuế 100%. Tức là các nước của BRICS sẽ phải quên Mỹ đi, không làm
ăn gì với Mỹ nữa. Nếu trong bối cảnh đó, nó sẽ rất là phụ thuộc vào các thành
viên chủ chốt của BRICS sẽ thúc đẩy BRICS đi đến đâu và đối đầu với Mỹ đi đâu.
Vào thời điểm đó, đương nhiên Việt Nam sẽ phải theo dõi chặt chẽ sự phát triển
mối quan hệ của BRICS với Mỹ và ngược lại, sẽ phải theo dõi chặt chẽ mối quan hệ
đối ngoại giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Nga trong thời gian tới.
Tôi
nghĩ rằng câu trả lời sẽ phải phụ thuộc vào trong 6 tháng tới, xem chính quyền
của ông Trump sẽ giải quyết các cuộc xung đột Nga và Ukraina như thế nào,
rồi vấn đề áp đặt thuế, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến triển
đến đâu. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp Việt Nam có câu trả lời rõ ràng hơn trong việc
quyết định có đẩy mạnh việc tham gia làm đối tác với BRICS hay không ».
Chuyến
công du Nga và dự thượng đỉnh BRICS tại Kazan của thử tướng Phạm Minh Chính được
tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá là « phù hợp với hoạt động chính
sách đối ngoại của Việt Nam », « không thể hiện thân
Nga », nước đang gây chiến ở Ukraina vì thủ tướng Việt Nam tham dự « một
hoạt động đa phương và có rất nhiều các nguyên thủ quốc gia khác ».
« Trong
cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, Việt Nam đã nói rõ lập trường và thể
hiện lập trường đó như thế nào. Việt Nam đón ông Putin sang tháng 07/2024 nhưng
sang tháng 09, khi tổng bí thư-chủ tịch nước Tô Lâm của Việt Nam đi New York dự
hội nghị cấp cao của Liên Hiệp Quốc, ông ấy cũng đã có cuộc tiếp xúc và làm việc
với tổng thống Ukraina. Rõ ràng là Việt Nam thể hiện lập trường trung lập, không
đứng về phía bên nào. Và không có nghĩa là chuyến đi của ông Chính thể hiện Việt
Nam đứng về phía Nga trong cuộc chiến đó.
Tôi
nghĩ rằng cho đến nay, Mỹ vào các nước phương Tây đều đã hiểu rõ lập trường của
Việt Nam. Tất nhiên, Mỹ và phương Tây mong muốn Việt Nam thể hiện rõ ràng hơn
là sẽ phản đối Nga hay là ủng hộ Ukraina. Thế nhưng tôi không nghĩ rằng chính
sách đối ngoại của Việt Nam sẽ thể hiện một cách rõ ràng là Việt Nam sẽ đứng về
phe nào và Việt Nam cũng đã nói rõ là không chọn phe trong cuộc chiến
này ».
****
(*)
Gồm Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda
và Uzbekistan.
---------------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - BRICS
Việt
Nam “sẵn sàng” hợp tác với BRICS
PHÂN
TÍCH
Tổng
thống Vladimir Putin chờ đợi gì ở Việt Nam ?
Nga
xoay trục sang châu Á để thách thức Hoa Kỳ ?
Mai Quốc
Ấn
Posted
on 13/01/2025 by Boxit VN
https://boxitvn.online/?p=92617
48
giờ TỪ BAN HÀNH ĐẾN THỰC HIỆN
Kính
đề nghị các cơ quan có trách nhiệm điểu chỉnh gấp hiện tượng này, không nói dài
dòng.
Đó
là Nghị định
176 / 2024 ND-CP được ông Hồ Đức Phớc thay mặt Thủ tướng ký ngày 30/12/2024 chỉ
qua 01 ngày là ngày 31/12/2024 đến sáng 01/1/2025 đã có hiệu lực thi hành.
Cách
làm này vi phạm điều 151 Luật Ban hành văn bản pháp luật.
Điều
này quy định loại văn bản này từ lúc ký đến khi có hiệu lực không ít hơn 45
ngày.
Xin
nhắc nhở.
Nhân
đây đề nghị Uỷ ban Pháp luật QH rà soát luôn những cái NĐ tương tự, đang được
ban bố, thi hành kiểu “ĐÙNG MỘT CÁI” nay nên sửa chữa, điều chỉnh ngay.
Nói
thêm:
Hiện
nay cái NĐ 168 đang làm dấy lên sự bất bình xã hội rất lớn, nhận dịp này lấy
ngay cái “Cớ” là có sai sót về thời hiệu thi hành, tuyên bố hoãn việc thực thi
lại rồi từ từ quên nó đi, soạn ra một cái mới êm ái hơn thay thế là hợp lý và
không … lố lắm.
Khi
nghiên cứu lại nội dung cái mới, sao cho chín chắn hơn chút!
Trên
lộ trình hoàn thiện nội dung, lộ trình, thử làm bằng một cách (Rất ngô nghê)
này xem cái en nờ đê vừa qua có vô lý không, bằng một câu hỏi rất bình thường
thế này:
Tài
xế đậu xe ô tô lấn vạch ngưng chờ đèn xanh, dù là nửa mét, hoặc vượt đèn đỏ phạt
5 triệu có đủ ĐAU không? Nếu đã đủ, sao phải quy ra 20 triệu? Sao không là 5
triệu, 10 triệu?
Thế
thôi.
Các
bác làm ngay cho dân nhờ.
Em
góp ý là vì sự tồn tại của các bác chứ em chả được gì.
Thề
rất chân thành!
*
Góp
ý chính sách một điều khó tại Việt Nam, bởi tư duy nhìn đâu cũng thấy… phản động
của một bộ phận không nhỏ những người ban hành chính sách khi ghi nhận góp
ý.
Nhưng
những người còn trăn trở vì quốc vận, vì trách nhiệm với quốc gia tin rằng sẽ vẫn
góp ý. Thậm chí là góp ý mạnh mẽ!
Việt
Nam trong một thời gian ngắn (đầu năm 2020 tới đầu
năm 2025) đã rất “cân bằng” khi từng có lúc trên những con đường thường kẹt xe
nhất của TPHCM chẳng có một bóng người. Và ngay cả những con đường lớn nhất của
trung tâm kinh tế quốc gia hiện nay, sau khi áp dụng Nghị định 168, đã kẹt xe một
cách khủng khiếp. Sự “chuyển cực” rất nhanh này đi kèm cùng đại dịch, khủng hoảng
kinh tế và mức phạt cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu người sẽ
khiến một bộ phận nhân dân sẽ rơi vào cảnh bần cùng hoá. Xin hãy lưu ý khả năng
này!
Có
một ý kiến mà tôi nghĩ các nhà lãnh đạo rất cần lắng nghe lúc này: “Người còn
không lưu thông được thì sao hàng hóa lưu thông?!”. Hàng
hoá không lưu thông thì kinh tế đình trệ. Kinh tế đình trệ thì an sinh xã hội
đi xuống. An sinh xã hội đi xuống thì tệ nạn xã hội sẽ nổi lên. Tôi từng viết dự
báo sau đại dịch sẽ có hiện tượng này và số vụ cướp ngân hàng, cướp tiệm vàng
sau đại dịch đăng báo khá nhiều là một minh chứng.
Quay
trở lại với Nghị định 168, nếu nhìn bằng góc độ tích cực nhất để tìm ra khía cạnh
hợp lý nhất để ủng hộ thì đó là ý thức về luật giao thông khi tham gia giao
thông tăng lên. Về khía cạnh này, Nghị định 168 cho tôi có cảm giác rằng nó là
sự “thừa thắng xông lên” của Nghị định 100 khi việc xử phạt bia rượu đã giúp xã
hội bớt ma men hơn. Nhưng tôi ủng hộ Nghị định 100 hoàn toàn song rất nhiều điểm
chưa đồng ý với Nghị định 168.
1-
Mức sống thấp, thu nhập thấp nhưng mức phạt còn cao hơn thu nhập.
2- Hạ
tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu tham gia giao thông.
3- Chính
sách giãn dân và hạ tầng đô thị cho việc giãn dân chưa tốt để áp dụng Nghị định
168.
Hai
đô thị lớn là Hà Nội và TPHCM kẹt xe nhiều hơn ngay sau Nghị định 168 chứ không
phải cả nước. Việc kẹt xe ngay sau Nghị định 168 của hai đô thị này xoay quanh
3 vấn đề nêu trên. Nếu có một thí điểm mang tính tỉnh thành nào đó trước khi áp
dụng cho cả nước sẽ hợp lý hơn, song điều này
đã không diễn ra.
Hà
Nội chiếm khoảng 12,5% GDP cả nước. TPHCM chiếm khoảng 15,5% GDP cả nước. Hai
thành phố này chiếm gần 19% dân số cả nước. Khi cả hai trọng địa kinh tế rơi
vào trạng thái “Người còn không lưu thông được thì sao hàng hóa lưu
thông?!” thì
sẽ là nguy cơ của cả nền kinh tế.
Người
ký ban hành Nghị định 168 là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Tôi chắc chắn
Phó Thủ tướng nước ta không đi xe máy tới Văn phòng Chính phủ. Nếu Phó Thủ tướng
Trần Hồng Hà là một người đi làm bằng xe máy, ông chắc chắn sẽ trăn trở trước
Nghị định 168. Và tin rằng, bất cứ Luật nào, Chính sách nào nếu có thực tế đời
sống trong việc soạn thảo sẽ ban hành trơn tru hơn hẳn Nghị định 168.
Đặt
mình trong tâm thế nhân dân trước khi soạn thảo và ban hành chính sách đôi khi
đơn giản là một khảo sát xã hội học. Và khảo sát ấy nên để cho bên thứ ba thực
hiện để đảm bảo tính trung thực và khách quan là điều vô cùng cần thiết. Thậm
chí thuê đơn vị nước ngoài thực hiện khảo sát chuyên nghiệp càng tốt hơn.
Ở
phía trên tôi có lưu ý về khả năng bần cùng hoá của một bộ phận không nhỏ nhân
dân khi mức phạt còn cao hơn thu nhập bình quân của họ. Bần cùng dễ sinh đạo tặc…
Như vậy xã hội sẽ bất an hơn và khả năng này hoàn toàn có thể. Nhưng cuộc sống
vốn cân bằng, có cách để nhân dân hoàn toàn ủng hộ Nghị định 168:
Xử
bắn tất cả những trường hợp cán bộ tham nhũng từ 100 triệu đồng trở lên!!!
No comments:
Post a Comment