An
ninh hàng hải: Vì sao « đội tàu ma» của Nga vẫn thoát được mọi sự kiểm soát?
Anh Vũ - RFI
Đăng
ngày: 14/01/2025 - 15:02
Để
lách các trừng phạt và tiếp tục xuất khẩu dầu lửa, Nga đã triển khai một đội
tàu mượn cờ hiệu và chủ sở hữu mờ ám. Đội tàu lậu này, ngày càng đông thêm, bị
coi là mối nguy hiểm đối với an ninh hàng hải quốc tế. Mặc dù đã có nhiều cảnh
báo, các nước phương Tây dường như bất lực với « hạm đội tàu
ma » đó.
HÌNH
:
Con
tàu chở dầu Eagle S, bị nghi thuộc đội tàu ma của Nga, bị buộc phải neo đậu
ngoài khơi bờ Porkkla, Phần Lan, ngày 27/12/2024, sau sự cố đứt cáp ngầm. via
REUTERS - Pete Aarre-Ahtio / Ilta-Sanomat
Hôm
25 tháng 12 vừa qua, Eagle S, một tàu chở dầu dài 228 mét được đăng ký tại quần
đảo Cook và do một công ty có trụ sở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
khai thác, đã làm hỏng đường cáp điện ngầm EstLink 2 và bốn tuyến cáp viễn
thông giữa Phần Lan và Estonia. Con tàu này bị nghi ngờ thuộc "đội tàu
ma" của Nga. Ủy Ban Châu Âu và các cơ quan điều tra khẳng định trong một
tuyên bố chung vào ngày hôm sau xảy ra vụ việc : « Con tàu đáng ngờ
này thuộc đội tàu của Nga, đe dọa đến an ninh và môi trường, đồng thời
tham gia tài trợ cho ngân sách chiến tranh của Nga".\
Mặc
dù định nghĩa có thể khác nhau giữa các tổ chức, nhưng "hạm đội ma"
nhìn chung để chỉ các con tàu được Matxcơva sử dụng để bí mật bán dầu bất chấp
lệnh cấm vận của phương Tây và giới hạn giá trần của G7 đối với dầu Nga. Đó là
đội tàu lậu gồm các tàu chở dầu được đăng ký theo cờ hiệu và chủ sở hữu khó xác
định. Thường đó là những con tàu tồi tàn, được bảo hiểm sơ sài hoặc không có bảo
hiểm. Cách làm này không phải là mới: Iran, Venezuela, Bắc Triều Tiên và thậm
chí cả Nga trước cuộc xâm lược Ukraine đã sử dụng cách làm như vậy.
Tàu
ma ngày càng đông thêm
Các
nhà phân tích trong lĩnh vực hàng hải nhận thấy từ năm 2022, khi cuộc chiến
tranh tại Ukraina khởi phát, hiện tượng này đã bùng nổ,
Các
con số có thể khác nhau, nhưng theo dữ liệu được Liên Hiệp Châu Âu dựa trên
nghiên cứu của S&P Global hồi tháng 6 năm 2024, hiện có khoảng 600
tàu mờ ám của Nga đang hoạt động trên biển. Theo khảo sát của Lloyd's List
Intelligence, một trang tin hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải, con số này tương
đương khoảng 10% tàu chở dầu hoạt động trên phạm vi quốc tế. Đây là một chiến
lược được tổ chức bài bản vì Nga được cho là đã đầu tư gần 10 tỷ đô la để thành
lập hạm đội này, theo Viện nghiên cứu kinh tế Kiev (Institut Kyiv School of
Economics).
Không
dưới 70% lượng dầu xuất khẩu của Nga bằng đường biển được vận chuyển bằng những
con tàu này. Đội tàu ma giúp Nga tiếp tục xuất khẩu vàng đen để có kinh phí cho
cuộc chiến tranh ở Ukraina. Những tàu chở dầu này cũng là mối nguy hiểm cho môi
trường.
Viện
KSE ước tính trong một báo cáo được công bố vào tháng 10 năm ngoái nhằm xây dựng
một chiến lược hạn chế hạm đội này : "Trong nửa đầu năm 2024, gần
75% dầu của Nga được vận chuyển từ các cảng Biển Baltic và Biển Đen, 60% trong
số đó được vận chuyển bằng các tàu chở dầu ma".
Do
đó, hạm đội ngầm này là một thách thức đối với an ninh hàng hải quốc tế và vùng
Baltic đặc biệt liên quan. Nhất là còn vì những con tàu này bị nghi ngờ được sử
dụng cho mục đích do thám, trong khuôn khổ của cuộc chiến tranh hỗn hợp mà
Matxcơva đang tiến hành.
Trong
trường hợp đường cáp ngầm bị tàu Eagle S làm hỏng, cuộc điều tra vẫn đang tiếp
tục để xác định xem đây có phải là hành động phá hoại hay không. Nhưng Lloyd's
List Intelligence trích dẫn nguồn tin cho biết tàu chở dầu này cũng chở theo
thiết bị ghi âm dùng cho hoạt động gián điệp.
Khuôn
khổ pháp lý hàng hải cho phép
Trước
những mối đe dọa này, NATO tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở vùng Baltic.
Nhưng các cơ quan hàng hải, các nước G7 và Liên Hiệp châu Âu dường như không có
cách gì để kiểm soát đội tàu vẫn hoạt động theo phương pháp gần như
không thay đổi, Jean-Pierre Beurier, giáo sư danh dự và là người đồng sáng lập
Trung tâm Luật Hàng hải và Đại dương (CDMO), Đại học Nantes nhấn mạnh.
Để
che dấu vết và nguồn gốc hàng hóa, hàng thường được chuyển từ tàu này
sang tàu khác ở ngoài khơi xa, điều này được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(UNCLOS) cho phép. Đó có thể gọi là một cách “rửa” những lô hàng hóa này. Việc
làm này phải có sự đồng lõa, chuyên gia luật hàng hải Jean-Pierre Beurier nhấn
mạnh. Theo ông, người nhận cuối cùng không thể không biết nguồn gốc của hàng
hóa.
Tuy
nhiên, « đội tàu này không phải là tàu ma vì những con tàu này hoàn
toàn được xác định và có đăng ký với IMO (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) »,
theo ông Jean-Pierre Beurier. Mặc dù đôi khi các tàu cũng có làm giả giấy tờ.
Tuy
nhiên, vẫn rất khó bắt được tàu. Bởi vì hạm đội ngầm này còn phát triển mạnh nhờ
vào những đặc thù của luật hàng hải quốc tế, cho phép sử dụng cờ hiệu mượn. Những
con tàu này thường được đăng ký ở những nơi quy định pháp lý lỏng lẻo, như
Liberia hoặc Gabon, hay Panama hoặc quần đảo Cook như trường hợp con tàu Eagle
S.
Laurent
Célérier, giảng viên tại Trường Khoa học Chính trị (Pháp) Sciences Po thừa nhận
là « các phương tiện để chống lại hạm đội này bị hạn chế do hoạt động
trên biển, nhất là vùng biển xa ngoài vùng đặc quyền kinh tế thuộc hải phận quốc
tế. Đó là khu vực tự do lưu thông, các quy định áp dụng không quá nghiêm
ngặt. Ngoài khơi xa, các tàu chỉ tuân theo luật pháp của quốc gia mà tàu treo cờ
hiệu ». Ngoài một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi liên quan đến cướp
biển, sử dụng nhân công nô lệ, ô nhiễm môi trường và buôn bán ma túy … chỉ có
quốc gia có cờ mới có quyền kiểm soát hoặc lên tàu ở ngoài khơi xa.
Về
mặt lý thuyết, các tàu có thể chạy dọc theo bờ biển, ví dụ như quy định của
EU, vì họ được hưởng "quyền đi lại vô hại" trong vùng
lãnh hải (lên đến 12 dặm tính từ bờ biển), theo Luật Biển Quốc tế UNCLOS. Nghĩa
là, tàu thuyền nước ngoài có thể đi qua vùng biển này miễn là không gây nguy hiểm
đến hòa bình hoặc an ninh của quốc gia ven biển. Tóm lại, làm sao tránh
được các cảng có thể bị kiểm tra hoặc bị giữ, hay không gây ra sự cố tràn dầu
thì những con tàu này có thể đi khắp các vùng biển trên thế giới không việc gì
phải lo lắng.
Biện
pháp có nhưng hiệu quả hạn chế
Chuyên
gia Jean-Pierre Beurier khẳng định: « Trừ khi chúng ta bắt quả tang những
con tàu này đang chuyển hàng và có thể chứng minh rằng chúng có liên quan đến
Nga, điều này rất phức tạp vì biển rất rộng lớn, rất khó để chứng minh được hoạt
động buôn bán như vậy và ngăn chặn ». Theo ông Beurier, một trong những
giải pháp là "đánh vào khách hàng" mua những loại hàng hóa
đáng ngờ này. "Giống như ma túy, nếu không có khách hàng thì sẽ không
có buôn lậu".
Nhìn
vào những bế tắc của các cấp thẩm quyền quốc tế thì thấy sự thay đổi luật biển
dường như không thể có ngay được. Muốn thay đổi cần phải có sự nhất trí rộng
rãi. Thế nhưng Trung Quốc, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ là những nước chủ yếu được hưởng
lợi từ thị trường lậu này, chưa kể đến những nước cho mượn cờ.
Dù
sao thì cũng đã có một số biện pháp được đưa ra trong thời gian gần đây. Hồi
tháng 12/2023, Tổ chức Hàng hải Quốc tế đã thông qua nghị quyết để chống các hoạt
động hàng hải bất hợp pháp, theo đó các tàu bắt buộc phải thông báo việc chuyển
hàng qua tàu khác cho quốc gia có cờ hiệu đồng thời kêu gọi tăng cường thanh
tra cảng có những tàu nghi vấn.
Ngày
14/11/2024, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết « chống
các đội tàu ma Nga và để bảo đảm áp dụng triệt để các trừng phạt Nga ».
Văn bản này đặc biệt yêu cầu cấm chuyển hàng từ tàu sang tàu. Ngày 16/12
vừa qua, 12 nước bắc Âu đã phối hợp tăng cường kiểm tra, yêu cầu các tàu quá cảnh
trong vùng biển của họ xuất trình giấy tờ bảo hiểm. Mục đích để răn đe đội tàu
ma hoạt động. Tháng 12/2024, Liên Hiệp Châu Âu cũng đã thêm vào danh sách đen
52 con tàu, nâng tổng số lên 80 tàu bị trừng phạt. Tuy nhiên các biện pháp này
vẫn chỉ giới hạn trong vùng biển của các nước châu Âu.
Chuyên
gia Laurent Célérier phân tích: « Khi mà các định chế quốc tế như Liên
Hiệp Quốc còn bất lực, các cấp thẩm quyền khu vực như Liên Hiệp Châu Âu là
không đủ để có được hiệu quả toàn cầu. Cần phải chuyển qua các diễn đàn
không chính thức như G20, để có thể triển khai những quy tắc ứng xử, nhất là
liên quan đến an ninh. Các quy tắc đó trong tương lai có thể chuyển thành luật
cứng ».
----------------------------
Các
nội dung liên quan
NATO
- BALTIC
Vụ
phá hoại cáp ngầm : NATO tăng cường hiện diện quân sự ở biển Baltic
NGA
- MỸ - DẦU LỬA
Kho
bạc của Nga dồi dào nhờ dầu thô và Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment