Tuesday, January 14, 2025

ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ TUYÊN 13 NĂM TÙ, ÔNG LÊ THANH VÂN 7 NĂM TÙ (BBC News Tiếng Việt)

 



 

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị tuyên 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân 7 năm tù

BBC News Tiếng Việt

13 tháng 1 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr46064qerro

 

Cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng bị tuyên 13 năm tù, cựu đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân lãnh án bảy năm tù.

 

Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình hôm 13/1 đã tuyên án sơ thẩm đối với các bị cáo là cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.

 

Ba bị cáo khác cũng bị tuyên án trong cùng phiên tòa.

 

Cụ thể, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản" và 10 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"; tổng hợp hình phạt là 13 năm tù.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/0a10/live/1c9dc620-cf2b-11ef-94cb-5f844ceb9e30.jpg.webp

Ông Lưu Bình Nhưỡng (trái) và ông Lê Thanh Vân

 

Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình hôm 13/1 đã tuyên án sơ thẩm đối với các bị cáo là cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.

 

Ba bị cáo khác cũng bị tuyên án trong cùng phiên tòa.

 

Cụ thể, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 3 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản" và 10 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"; tổng hợp hình phạt là 13 năm tù.

 

Bị cáo Lê Thanh Vân bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

 

Ông Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh 14 năm tù với cùng tội danh với ông Vân.

 

Ông Phạm Minh Cường (còn gọi là Cường "quắt") và Vũ Đăng Phương bị tuyên phạt lần lượt bảy năm tù và sáu năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng, sinh năm 1963, bị truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

 

Ông Lê Thanh Vân, sinh năm 1964, bị truy tố tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

 

Cả hai ông bị cáo buộc lợi dụng tư cách đại biểu Quốc hội để nhiều lần can thiệp giúp doanh nghiệp có dự án, xin lại dự án, can thiệp theo hướng có lợi cho người quen trong vụ kiện dân sự, bảo kê giang hồ, với mục đích hưởng lợi cá nhân.

 

Trong suốt bảy ngày xét xử, ông Lưu Bình Nhưỡng giữ nguyên lời khai như trong quá trình điều tra và thừa nhận "việc nhận tiền là sai phạm, thực sự rất ăn năn", theo tường thuật của truyền thông Việt Nam.

 

Ông Nhưỡng nói rằng hơn một năm bị giam giữ đã cải tạo bản thân, "một sự cải tạo rất quyết liệt, cố gắng gột rửa những điều phạm phải, đặc biệt về tâm can" và "mong Đảng, Nhà nước, đặc biệt nhân dân, cử tri cả nước lượng thứ cho mình".

 

Ông Nhưỡng bị cáo buộc lợi dụng tư cách đại biểu Quốc hội, tác động, giúp đỡ để "bảo kê" cho việc làm ăn phi pháp của ông Phạm Minh Cường, thay đổi phiên tòa phúc thẩm theo hướng có lợi và giúp các doanh nghiệp có dự án.

 

Đổi lại, ông nhận lợi ích vật chất là tiền mặt và đất đai.

 

Trước đó, trong ngày xét xử hôm 9/1, ông Lưu Bình Nhưỡng cho hay sức khỏe của ông suy giảm kể từ khi vào trại tạm giam.

 

Ông bày tỏ nguyện vọng được nhận mức án thấp nhất để "giảm bớt gánh nặng cho cơ quan giam giữ và gia đình" do ông tuổi cao, bệnh tật, vận động sinh hoạt hàng ngày khó khăn.

 

Vị cựu phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 nói rằng 43 năm qua ông làm việc đã phấn đấu, chiến đấu "không mệt mỏi" cho đất nước và quyền lợi nhân dân.

 

Trong vụ án này, các doanh nghiệp đều trong tình trạng "bên bờ tuyệt vọng" khi đến gặp, ông do đó đã "cố gắng cứu vớt" họ, cũng là giúp sức cho phát triển địa phương. Việc ông nói ra các điều này "không nhằm biện hộ cho việc nhận tiền".

 

Bào chữa cho ông Nhưỡng, luật sư Trần Chí Thành hôm 9/1 cho rằng thân chủ dẫn Cường đi thăm đồn biên phòng "để gây thanh thế, tạo thuận lợi cho bị can Cường làm ăn", như cáo trạng nêu, là điều "bình thường, không có gì vụ lợi".

 

"Thăm hỏi khách quan mà cũng bị cáo buộc giúp sức cưỡng đoạt tài sản là không đúng", luật sư Cường nêu quan điểm.

 

Ông Nhưỡng, có trình độ tiến sĩ luật kinh tế, nói rằng mình rất tâm huyết xây dựng quê hương, xã hội, vì vậy "rất mong được Đảng và nhân dân cả nước lượng thứ, chấp nhận lời khẩn cầu" và khoan hồng.

 

Trong khi đó, ông Lê Thanh Vân cho rằng cáo trạng truy tố ông còn có một số vấn đề.

 

Ông Vân nói "bị xúc phạm vô cùng" khi doanh nghiệp đưa cho mình 10 triệu đồng mà khai khống lên 50 triệu đồng.

 

Ông Vân cũng nói rằng "rất buồn vì bị bắt khi sắp mãn nhiệm đại biểu Quốc hội" và rằng trong suốt quãng thời gian qua chưa từng vi phạm một vấn đề gì.

 

Ông Lê Thanh Vân, người cũng có trình độ tiến sĩ luật, trước tòa hôm 9/1 đã bày tỏ sự đau buồn và nói rằng ông cả đời chưa từng phạm phải sai lầm, luôn cống hiến cho đất nước, nhưng giờ lại phải đứng trước hội đồng xét xử để nói lời sau cùng.

 

Theo cáo trạng, các bị cáo đã có năm "phi vụ" diễn ra trong suốt 3 năm (2020-2023) tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội và Thái Bình.

 

VIDEO : Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu gì và lý do bị bắt lúc này?

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr46064qerro

 

 

Vụ việc ông Lưu Bình Nhưỡng

 

Ngày 14/11/2023, khi vừa xuống sân bay Nội Bài, ông Lưu Bình Nhưỡng đã bị Công an tỉnh Thái Bình đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam.

 

Ông Nhưỡng bị điều tra về vai trò đồng phạm của nhóm giang hồ cưỡng đoạt tiền của nhiều doanh nghiệp khai thác cát.

 

Cụ thể, Công an tỉnh Thái Bình cho hay vụ bắt ông Nhưỡng là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường "quắt", là đối tượng hình sự, có 03 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

 

Ông Nhưỡng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2016-2021).

 

Trước lúc bị bắt, dù không còn là đại biểu quốc hội, ông vẫn đảm nhận vai trò phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng từng là đại biểu Quốc hội hiếm hoi phát biểu công khai, mạnh mẽ về nhiều vấn đề.

 

Ông từng lên tiếng về vụ Đồng Tâm, vụ tử tù Hồ Duy Hải, thậm chí không ngần ngại chỉ trích Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao,... trong các phát biểu tại nghị trường Quốc hội.

 

Vụ việc ông Lê Thanh Vân

 

Vụ án ông Lưu Bình Nhưỡng được Công an tỉnh Thái Bình điều tra mở rộng. Kết quả là đến ngày 10/7/2024, ông Lê Thanh Vân đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

 

Lúc bị khởi tố, ông Vân đang là đại biểu Quốc hội.

 

Ông Vân bị đình chỉ nhiệm vụ, rồi đến tháng 7/2024, bị khai trừ ra khỏi Đảng, và đến tháng 8/2024, bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội.

 

Ông Lê Thanh Vân là đại biểu Quốc hội các khóa 13, 14, 15 và là ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách các khóa 14, 15.

 

Ông cũng từng giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (3/2014 - 12/2015) trước khi trở lại Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

 

Giống với ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Lê Thanh Vân cũng là một đại biểu Quốc hội có nhiều phát biểu "gai góc", không ngại đụng chạm tại nghị trường.

 

-------------------------------

Tin liên quan

·         

Việt Nam xét xử cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

7 tháng 1 năm 2025

·         

Hai đánh giá về việc ông Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu gì và lý do bị bắt lúc này

15 tháng 11 năm 2023

·         

Việt Nam: Vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng xảy ra trong môi trường tư pháp và báo chí như thế nào?

18 tháng 11 năm 2023







No comments: