Ukraina
tấn công cơ sở năng lượng công nghiệp Nga, Matxcơva lên án "khủng bố"
Thu
Hằng - RFI
Đăng
ngày: 14/01/2025 - 11:18
Nhiều
cơ sở năng lượng và công nghiệp Nga bốc cháy ngày 14/01/2025 sau khi bị drone của
Ukraina tấn công ở hai vùng Kazan và Saratov. Trước đó, Matxcơva lên án hành động « khủng
bố năng lượng » của Kiev, « dường như dưới sự giám hộ của bạn
bè nước ngoài » khi tấn công đường ống TurkStream đưa khí đốt sang
châu Âu nhưng bất thành.
HÌNH
:
Tòa
tháp của tập đoàn khí đốt Nga Gazpromp tại Saint Petersburg, Nga. Hình chụp
ngày 27/04/2022. AP - Dmitri Lovetsky
Theo
chính quyền Nga, được AFP trích dẫn, « một bồn chứa khí đốt đã bốc
cháy sau khi bị drone (Ukraina) tấn công » tại một
kho chứa khí hóa lỏng gần một nhà máy hóa chất ở ngoại ở Kazan, thủ phủ CH
Tatarstan. Còn tại vùng Saratov, cách đông nam Matxcơva khoảng 700 km và cách
biên giới 500 km, thống đốc Roman Busargin cho biết trên mạng Telegram là « hai
công ty công nghiệp đã bị thiệt hại » sau vụ tấn công ồ ạt bằng
drone. Trường học đóng cửa, học sinh phải học từ xa.
Kiev
và Matxcơva gia tăng oanh kích vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong những
tháng gần đây. Ngày 13/01, đường ống TurkStream cũng bị drone của Ukraina oanh
kích tại một trạm phân phối ở vùng Krasnodar (tây nam Nga) nhưng tất cả đều bị
bắn hạ. Người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov lên án vụ tấn công nhằm « cản
trở chuyển giao khí đốt cho châu Âu » và Hoa Kỳ hưởng lợi
vì « tăng được xuất khẩu khí hóa lỏng cho châu Âu ».
Bị
giảm nguồn thu, Gazprom sa thải nhân viên
Đối
với Nga cũng như những khách hàng châu Âu cuối cùng, TurkStream hiện là đường ống
duy nhất dẫn khí đốt Nga sang châu Âu qua ngả Hắc Hải và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi
Kiev từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển từ ngày 01/01/2025. Hai tuần sau,
tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, đồng khai thác TurkStream, thông báo sẽ 40% giảm
nhân sự ở trụ sở tại Saint-Petersburg, từ 4.100 người xuống còn 2.500 người.
Thông
tín viên RFI Anissa El Jabri tại Matxcơva tường trình :
« Trong
lá thư, được nhiều cơ quan truyền thông Nga công bố, bà phó chủ tịch Hội đồng
quản trị của Gazprom nêu « những thách thức đòi hỏi rút ngắn thời gian ra
quyết định », đòi hỏi « loại bỏ các chức vụ dư thừa và các quy trình
quan liêu quá mức ».
Tuy
nhiên, các dự án bất động sản liên quan đến trụ sở của Gazprom ở
Saint-Petersburg không bị hủy. Tòa tháp đầu tiên từng khiến tốn nhiều giấy mực
vì tiêu tốn khoảng 120 tỉ rúp (khoảng 1 tỉ euro) của tập đoàn. Tòa nhà chọc trời
nằm bên vịnh Phần Lan đắt hơn cả tòa tháp đôi của tập đoàn dầu lửa Petronas ở
Malaysia và cao hơn cả tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai. Công
trình xây tòa tháp thứ hai đã được khởi công.
Nghịch
lý là năm 2023, Gazprom ghi nhận khoản lỗ ròng gần bảy tỷ đô la. Đây là sự kiện
chưa từng có từ hơn 20 năm nay và tình hình sẽ không được cải thiện. Theo nhiều
chuyên gia, được nhật báo Nga Vedomosti trích dẫn, việc Ukraina ngừng làm trung
chuyển khí đốt sẽ cắt đứt khoảng 5 tỉ euro thu nhập hàng năm của Gazprom, tương
đương với 6% doanh thu của tập đoàn ».
--------------------------
Các
nội dung liên quan
CHIẾN
TRANH UKRAINA - NGA
Nga
không kích mạng lưới năng lượng Ukraina, hàng trăm nghìn người bị mất điện
NGA
- CHIẾN TRANH UKRAINA
Drone
Ukraina tấn công một kho vũ khí lớn tại tỉnh Tver, giáp thủ đô Nga
PHÂN
TÍCH
Gazprom
: Gót chân « Achille » trong ngoại giao khí đốt của Vladimir Putin
No comments:
Post a Comment