Biển
Đông: Indonesia tăng cường các quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh hàng hải
11/01/2025
Indonesia
sẽ mở rộng các quan hệ đối tác quốc phòng hiện có và tăng cường giải quyết các
vấn đề chiến lược ảnh hưởng đến chủ quyền của mình, bao gồm an ninh hàng hải,
an toàn lưu thông trên biển và ngành thủy sản, Ngoại trưởng Sugiono tuyên bố
ngày 10/1.
https://gdb.voanews.com/30d743ca-da70-4d12-8c68-0bd1371434b4_w1023_r1_s.jpg
Bộ
trưởng Ngoại giao mới được bổ nhiệm của Indonesia Sugiono (phải) trò chuyện với
Bộ trưởng Nội vụ Tito Karnavian trước khi bắt đầu lễ tuyên thệ nhậm chức của
các bộ trưởng nội các mới tại dinh tổng thống ở Jakarta, Indonesia, 21/10/2024.
Indonesia
sẽ mở rộng các quan hệ đối tác quốc phòng hiện có và tăng cường giải quyết các
vấn đề chiến lược ảnh hưởng đến chủ quyền của mình, bao gồm an ninh hàng hải,
an toàn lưu thông trên biển và ngành thủy sản, Ngoại trưởng Sugiono tuyên bố
ngày 10/1.
Ông
Sugiono cho biết Indonesia sẽ tiếp tục ủng hộ việc hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử
giữa khối ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đồng thời ưu tiên vai trò
trung tâm của ASEAN.
Indonesia
không là một bên trong các tranh chấp ở Biển Đông, một tuyến đường thủy quan trọng
đối với thương mại toàn cầu, nhưng gần đây nước này đối mặt với những thách thức
từ các hoạt động của lực lượng hải cảnh Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ) của mình.
Bắc
Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, dẫn đến mâu thuẫn với
Malaysia, Việt Nam và Philippines. Các tranh chấp thường xuyên xảy ra liên quan
đến hoạt động của đội tàu hải cảnh khổng lồ của Trung Quốc trong các vùng EEZ của
các nước. Trung Quốc khẳng định rằng họ hoạt động hợp pháp trong lãnh thổ của
mình.
“Về
mặt địa chiến lược, Indonesia gần với một nguồn xung đột khu vực, đó là Biển
Đông. Lập trường của Indonesia vẫn là ưu tiên giải quyết xung đột một cách hòa
bình,” Ngoại trưởng Indonesia cho biết, đồng thời nhấn mạnh Indonesia sẽ tiếp tục
thúc đẩy đối thoại mang tính xây dựng về một Bộ Quy tắc Ứng xử.
Các
cam kết của khu vực về việc xây dựng một bộ quy tắc đã được đưa ra lần đầu vào
năm 2002, nhưng các cuộc đàm phán để tiến tới việc hoàn thiện chỉ bắt đầu từ
năm 2017 và tiến triển vẫn còn hạn chế, với nhiều năm dành cho việc thảo luận
khuôn khổ đàm phán và ký kết nhiều thỏa thuận nhằm thúc đẩy quá trình này.
Các
vấn đề gai góc bao gồm việc liệu Bộ Quy tắc này có mang tính ràng buộc pháp lý,
có thể thực thi và dựa trên luật hàng hải quốc tế hay không. Chiếu theo luật
hàng hải quốc tế, một hội đồng trọng tài quốc tế năm 2016 đã ra phán quyết rằng
các tuyên bố lãnh thổ rộng lớn của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý.
Trung
Quốc không công nhận phán quyết đó.
Trong
một bài phát biểu toàn diện trình bày chính sách đối ngoại của Indonesia, có sự
tham dự của cộng đồng ngoại giao, ông Sugiono cũng cho biết thêm rằng Indonesia
sẽ ưu tiên hoàn tất các cuộc đàm phán về các hiệp định thương mại tự do và mở rộng
thương mại quốc tế, bao gồm cả với các đối tác phi truyền thống tại châu Phi và
khu vực Thái Bình Dương.
Ông
cho biết việc Indonesia gia nhập nhóm BRICS (bao gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn
Độ, Iran, Ai Cập và Nam Phi) không phải là sự lệch hướng khỏi vị thế quốc tế của
Indonesia, mà là sự nhấn mạnh chính sách đối ngoại tự do và chủ động của đất nước.
Ông
cũng khẳng định rằng Indonesia sẽ không bao giờ từ bỏ sự ủng hộ đối với sự nghiệp
của Palestine, kêu gọi một lệnh ngừng bắn và yêu cầu Israel phải chịu trách nhiệm
về vai trò của họ trong cuộc xung đột tại Gaza.
Ông
Sugiono được bổ nhiệm vào tháng 10 khi tân Tổng thống Prabowo Subianto nhậm chức.
No comments:
Post a Comment