Tuesday, January 14, 2025

TIN QUỐC TẾ TỎNG HỢP NGÀY 13-1-2025

 



TIN QUỐC TẾ TỎNG HỢP NGÀY 13-1-2025

 

 

Hàn Quốc : Cơ quan điều tra tiếp tục nỗ lực bắt giữ tổng thống Yoon

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 13/01/2025 - 12:11

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250113-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%C6%A1-quan-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-b%E1%BA%AFt-gi%E1%BB%AF-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-yoon

 

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap, dẫn nguồn tin từ Cơ quan điều tra quan chức cấp cao tham nhũng (CIO) hôm nay 13/01/2025, cho biết bộ Quốc Phòng và bộ phận an ninh của tổng thống được yêu cầu hợp tác để tiến hành bắt giữ tổng thống Yoon Suk Yeol lần thứ hai.

 

HÌNH :

Những người ủng hộ tổng thống Yoon Suk Yeol tụ tập ở bên ngoài dinh thự tổng thống, Seoul, Hàn Quốc, ngày 13/01/2025. REUTERS - Tyrone Siu

 

CIO cho biết tối hôm qua, 12/01, đã gửi thư đến bộ Quốc Phòng và bộ phận bảo vệ tổng thống để yêu cầu các cơ quan này hợp tác đồng thời cảnh báo những hậu quả pháp lý nếu không tôn trọng việc thi hành lệnh bắt giữ tổng thống.

 

Trong thư gửi bộ Quốc Phòng, CIO cảnh báo binh sĩ nào cản trở việc thi hành lệnh bắt ông Yoon và khám xét phủ tổng thống sẽ bị trừng phạt vì phạm tội hoặc phải bồi thường  trong trường hợp thiệt hại về người và vật chất. Những cảnh báo tương tự cũng được gửi đến bộ phận bảo vệ an ninh của tổng thống. Chỉ huy của bộ phận an ninh tổng thống, ông Park Chong-jun hôm 10/01 đã từ chức và chấp nhận ra trình diện cảnh sát.

 

Ông Yoo Suk Yeol, bị Quốc Hội thông qua quyết định phế truất vì ban hành lệnh thiết quân luật hôm 04/12. Ông bị đình chỉ chức vụ trong khi chờ Tòa Bảo Hiến ra phán quyết cuối cùng. Về mặt chính thức ông vẫn là nguyên thủ Hàn Quốc.

 

Do từ chối lệnh triệu tập của cơ quan điều tra, ông Yoon bị CIO phát lệnh bắt giữ. Nhưng các nhà điều tra không thể thực hiện được lệnh bắt, lo ngạigây hỗn loạn do sự chống đối của lực lượng bảo vệ tổng thống và người dân ủng  hộ ông ở bên ngoài. Lệnh bắt giữ hết hiệu lực ngày 06/01, cơ quan điều tra tiếp tục các nỗ lực bắt giữ ông với lệnh bắt lần hai được đưa ra từ hôm thứ Sáu ngày 10/01.

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

 

CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC

Hàn Quốc: Chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng thống từ chức, cảnh sát chuẩn bị bắt giữ Yoon Suk Yeol

 

THEO DÒNG THỜI SỰ

Hàn Quốc: Chính giới phân cực, thể chế lỗi thời qua vụ tổng thống Yoon cố thủ chống lệnh bắt

 

HÀN QUỐC - CHÍNH TRỊ

Hàn Quốc : Khủng hoảng chính trị thêm trầm trọng sau nỗ lực bắt tổng thống Yoon không thành

 

 

 

 

 

 

 

Ngoại trưởng Nhật Bản đến Hàn Quốc để khẳng định quan hệ song phương

Chi Phương  -  RFI

Đăng ngày: 13/01/2025 - 12:43  -  Sửa đổi ngày: 13/01/2025 - 13:47

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250113-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BA%BFn-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BB%83-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-quan-h%E1%BB%87-song-ph%C6%B0%C6%A1ng

 

Hôm nay, 13/01/2025, ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đến Seoul hội đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Cho Tae-yul, nhằm làm « giảm mức độ căng thẳng do các vấn đề về lịch sử », duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trong tương lai, đặc biệt là mối quan hệ ba bên với Mỹ trước sự trở lại của Donald Trump.

 

HÌNH :

Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul (P) và người đồng nhiệm Nhật Bản Takeshi Iwaya tổ chức cuộc họp báo chung sau cuộc họp tại bộ Ngoại giao ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 13 tháng 1 năm 2025 AP - Jung Yeon-je

 

Đây là cuộc hội đàm giữa lãnh đạo ngoại giao hai nước đầu tiên kể từ 6 năm qua. Trong cuộc họp báo chung, ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya nêu ra tình hình an ninh trong khu vực « đang trở nên nghiêm trọng » và nhấn mạnh tầm quan trọng để duy trì quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc « không thay đổi », theo trích dẫn từ Reuters.

 

Về phần mình, theo Yonhap, ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương một cách vững chắc « trong mọi hoàn cảnh ». Hai bên đã nối lại hợp tác trong những năm gần đây, bất chấp những khác biệt lịch sử có từ thời kỳ Nhật Bản « đô hộ tàn bạo » bán đảo Triều Tiên (1910-1945).

 

Trong cuộc gặp này, phía Nhật Bản cũng nêu ra tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ ba bên giữa Tokyo, Seoul và Washington. Hai ngoại trưởng đều bày tỏ mối quan ngại về những diễn biến hạt nhân và các cuộc thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên, cũng như là việc Bình Nhưỡng thắt chặt liên hết quân sự với Matxcơva.

 

Theo hãng tin Nhật Kyodo, cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Donald Trump trở lại Nhà Trắng và sự hoài nghi của tỷ phú Mỹ về của nghĩa đa phương, cũng như học thuyết của ông Trump « America First » - « Nước Mỹ trên hết ». Trong chuyến đi 2 ngày, theo Yonhap, ngoại trưởng Nhật Takeshi Iwaya, cũng sẽ có cuộc gặp với quyền tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok vào thứ Ba.

 

Hiện Seoul đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kể từ khi ông Yoon Suk Yeok bị Quốc Hội đình chỉ chức tổng thống do ban hành thiết quân luật nhưng bất thành. Tình hình bất ổn này cũng khiến láng giềng Nhật Bản phải quan ngại. Ông Yoon hiện vẫn kháng cự trước các lệnh bắt giữ.

 

 

 

 

 

 

Mỹ, Nhật Bản và Philippines cam kết thắt chặt hợp tác đối phó Trung Quốc

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 13/01/2025 - 12:03  -  Sửa đổi ngày: 13/01/2025 - 14:18

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250113-m%E1%BB%B9-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-v%C3%A0-philippines-cam-k%E1%BA%BFt-th%E1%BA%AFt-ch%E1%BA%B7t-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-trung-qu%E1%BB%91c

 

Lãnh đạo ba nước Nhật Bản, Hoa Kỳ và Philippines trong cuộc trao đổi điện đàm hôm nay, 13/01/2025, tuyên bố thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ thỏa thuận ba bên trước tình hình căng thẳng gia tăng tại nhiều vùng biển châu Á có tranh chấp.

 

HÌNH :

Ảnh tư liệu: Tàu Stratton (WMSL 752) của tuần duyên Hoa Kỳ (P) bên cạnh tàu Melchora Aquino của tuần duyên Philippines trong cuộc tập trận ba bên ở ngoài khơi tỉnh Bataan, Philippines, thứ Ba, ngày 6 tháng 6 năm 2023. AP - Aaron Favila

 

Theo Reuters, thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và tổng thống Mỹ mãn nhiệm Joe Biden, đã có cuộc họp từ xa vào sáng hôm nay, theo giờ châu Á. Cuộc họp này diễn ra sau lần họp thượng đỉnh đầu tiên giữa thủ tướng Marcos, tổng thống Biden và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington hồi tháng 4/2024 nhằm bảo vệ luật lệ quốc tế và ổn định khu vực.

 

Thông cáo của phủ tổng thống Philippines cho biết, các nhà lãnh đạo « thống nhất tăng cường và siết chặt hơn nữa hợp tác kinh tế, hàng hải và công nghệ » giữa ba nước. Và tổng thống Joe Biden tỏ ra lạc quan về khả năng người kế nhiệm Donald Trump sẽ thấy được lợi ích của việc tiếp tục mối quan hệ hợp tác này.

 

Phía Nhà Trắng trong thông cáo, nêu rõ lãnh đạo ba nước đã thảo luận về « hành vi nguy hiểm và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông » và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp tục phối hợp ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

 

Bộ Ngoại Giao Nhật Bản ra thông cáo riêng tuyên bố cả ba nhà lãnh đạo phản đối « bất kỳ ý đồ đơn phương làm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực » tại các vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông nhưng không nêu đích danh Bắc Kinh.

 

Vài giờ sau cuộc họp ba bên, Philippines đã phản đối Trung Quốc có « hành động leo thang » khi cho điều hai tầu hải cảnh cùng một trực thăng đến bãi cạn trong hai ngày 05 và 10/01/2025. Trong hai tầu này, có một tầu hải cảnh dài 165 mét mà Philippines ví là « quái vật ».

 

Philippines luôn khẳng định bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền.

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

TRUNG QUỐC - QUÂN ĐỘI

Trung Quốc mở rộng tầm kiểm soát ở Biển Đông với máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới

 

MỸ - NHẬT- PHILIPPINES -BIỂN ĐÔNG

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines tuần tra chung ở Biển Đông

 

PHILIPPINES - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔN

Philippines điều tuần duyên đến “thách thức” tàu Trung Quốc ở Biển Đông

 

 

 

 

 

Trung Quốc bị tố kết hợp với băng đảng và các công ty bình phong để do thám Đài Loan

AP

14/01/2025

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bi-to-ket-hop-voi-bang-dang-va-cac-cong-ty-binh-phong-de-do-tham-dai-loan/7935577.html

 

Cục tình báo Đài Loan tố cáo cơ quan tình báo chính của Trung Quốc đang hợp tác với các băng đảng tội phạm, các công ty bình phong và các đối tác đáng ngờ khác để thu thập thông tin tình báo về khả năng phòng thủ của Đài Loan, dẫn đến sự gia tăng đáng kể số người bị bắt vì cáo buộc làm gián điệp trên đảo.

 

https://gdb.voanews.com/06a20000-0aff-0242-5f88-08db0ac7f5c2_w1023_r1_s.jpg

Ông Baimadajie Angwang bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc (ảnh chụp tại văn phòng luật sư John F. Carman, ở New York, ngày 1/2/2023).

 

 Theo tình báo Đài Loan, quân nhân Đài Loan hiện tại và quân nhân hồi hưu là mối quan tâm đặc biệt, chiếm khoảng một nửa trong số 64 điệp viên bị đưa ra xét xử vào năm ngoái. Con số đó tăng từ 16 người vào năm 2021 và 10 người vào năm 2022.

 

Các vụ bắt giữ này phù hợp với chiến dịch đe dọa quân sự, cưỡng ép kinh tế và các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc như sử dụng internet để thúc đẩy thống nhất và cung cấp các chuyến đi đến Trung Quốc được chi trả toàn bộ chi phí cho các quan chức chính phủ cấp thấp.

 

Theo một phúc trình được Cục An ninh Quốc gia Đài Loan công bố vào cuối tuần, các điệp viên Trung Quốc đã tìm cách sử dụng thế giới ngầm Đài Loan để chuyển tiền cho những người có thông tin để bán. Các băng đảng, nhiều băng đảng có nguồn gốc từ trước khi chia rẽ giữa hai bên vào năm 1949, đang được tìm kiếm, cùng với những kẻ cho vay nặng lãi, các công ty bình phong có thể được sử dụng để rửa tiền, các giáo phái tôn giáo đôi khi tham gia vào hoạt động bất hợp pháp và các nhóm phi lợi nhuận, phúc trình cho biết.

 

Một số khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền điện tử, trong khi các phương pháp cổ điển cũng được sử dụng như dụ dỗ tình dục để bẫy những mục tiêu và gây áp lực buộc họ tiết lộ bí mật. Đó là trường hợp của một vị tướng một sao, Lo Hsien-che, người đã bị bắt trong một âm mưu như vậy khi đang đồn trú tại Thái Lan, cục này cho biết.

 

Trong số những người bị bắt vào năm ngoái có 23 người làm việc cùng nhau trong một đường dây gián điệp, một trong số họ đã bị kết án 20 năm tù, phúc trình nói.

 

Cơ quan gián điệp chính của Trung Quốc, Bộ An ninh Nhà nước, điều hành các chương trình dựa trên các hoạt động gián điệp truyền thống và các cuộc tấn công mạng cùng với tình báo quân sự, trong khi bộ phận Mặt trận Thống nhất của đảng cộng sản điều hành các chiến dịch tuyên truyền.

 

Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc, vốn từ chối hầu hết các cuộc tiếp xúc với Đảng Dân Tiến DPP ủng hộ độc lập của Đài Loan, thường xuyên tiếp xúc với Đảng đối lập chính là Quốc dân đảng. Các chiến thuật của Trung Quốc có thể đã có một số tác động đến các cuộc bầu cử địa phương, nhưng DPP dường như đang nắm quyền kiểm soát chặt chẽ và phần lớn người Đài Loan vẫn ủng hộ việc duy trì nền độc lập trên thực tế của họ, được hỗ trợ bởi sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ.

 

Việc Trung Quốc tuyển dụng quân nhân đã nghỉ hưu được tạo điều kiện thuận lợi do nhiều người sinh ra ở Trung Quốc đại lục và ủng hộ việc thống nhất giữa Đài Loan và đại lục. Chính phủ Đài Loan đã ban hành giới hạn thời gian về thời điểm các sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu có thể đến thăm đại lục và trong những trường hợp nào để cố gắng ngăn chặn việc tuyển dụng họ.

 

 

 

 

 




No comments: