Người
dân: Mức phạt theo Nghị định 168 là “bóc lột”
Diễm Thi
2025.01.10
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/muc-phat-nghi-dinh-168-boc-lot-dt-01102025141048.html
Một
ngã tư ở Hà Nội ngày 8 tháng 1 năm 2025 (AFP)
Cục
Cảnh sát giao thông lý giải việc tăng mức xử phạt theo Nghị định 168 là để
thiết lập lại trật tự, văn hóa giao thông; để hạn chế các vi phạm giao thông,
giảm thiểu tai nạn giao thông’… nhưng trong mắt người dân, mức phạt đó
“không có tình người, hà khắc”, và mang tính “bóc lột”.
Không
chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ bốn đến sáu triệu đồng,
đi ngược chiều bị phạt bốn đến sáu triệu đồng, và điều khiển xe đi quá tộc độ bị
phạt từ sáu đến tám triệu đồng. Đây là mức phạt mới đối với các lỗi
vi phạm giao thông phổ biến ở Việt Nam.
Đó
cũng chính là lý do khiến người dân phản ứng gay gắt bởi mức độ hà khắc của luật
mới.
Anh
Hoàng, tài xế GrabBike ở Hà Nội cho biết, anh đồng tình với chuyện người dân phải
tuân thủ giao thông, nhưng mức phạt như thế thì không mang tính răn đe, mà là
“dồn dân vào chân tường” nếu chẳng may bị phạt.
“Mỗi
tháng tôi kiếm được khoảng chín triệu. Nếu phạt như thế thì chưa đủ hai lần phạt
đã hết tiền. Mức phạt này hà khắc quá. Phạt lấy được. Tôi không đồng ý với những
người vi phạm giao thông. Những trường hợp đó cần phải phạt, nhưng phạt sao cho
hợp lý với thu nhập của người dân. Phạt nặng như thế là dồn dân vào chân tường.
Không hợp lý một tí nào cả.”.
Theo
thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2024, thu nhập bình quân của
người lao động là 8,4 triệu đồng/tháng. Với mức phạt hiện nay cho xe máy vượt
đèn đỏ hoặc đi ngược chiều, hoặc chạy xe trên lề dành cho người đi bộ là từ bốn
đến sáu triệu, nếu người lao động lỡ vi phạm thì coi như mất từ một nửa đến hai
phần ba tháng lương.
Nhiều
người dân sống tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn cho biết, rất nhiều
trường hợp khó tránh lỗi vượt đèn đỏ vì đèn đang xanh bỗng chuyển sang đỏ, thậm
chí đèn có giây đếm. Lỗi chạy xe trên lề cũng dễ mắc phải vì lòng đường vốn đã
đông xe phải chứa thêm lượng người đi bộ, do vỉa hè đã bị chiếm đoạt để buôn
bán.
Ông
Nhựt, một tài xế ở Sài Gòn cho rằng, nên phạt cơ quan chức năng trước khi phạt
dân, vì dân không thể tự mở rộng đường hay tự dẹp quán xá lấn vỉa hè. Lỗi đầu
tiên thuộc về cơ quan chức năng.
“Lỡ
bị phạt là bỏ xe luôn chứ không nói năng gì hết. Tiền đâu mà nộp phạt. Cái nào
nó ăn được thì nó ăn, khỏi lập biên bản. Lương bảo vệ khoảng bốn, năm triệu,
lương công nhân tăng ca được khoảng sáu, bảy triệu. Vượt đèn đỏ phạt sáu triệu
quá nặng, mất một tháng lương. Công an nó canh để phạt. Ví dụ chỗ đó cấm quẹo
phải nhưng không phải chỗ nào cũng có cắm bảng cấm. Chỗ nào không có bảng là nó
đứng canh xa xa một chút, xui là dính”.
-------------
Nghị định
168 làm giàu cho cảnh sát giao thông?
Nghị
định 168 có hiệu lực chỉ năm ngày sau khi ban hành: gấp gáp như phục kích người
dân
Bán tin
vi phạm giao thông cho công an: Một hình thức đấu tố?
Nghị định 168: Những hệ quả tai hại
Nghị định 168 và 176: Chính phủ ca ngợi, người dân ca thán
------------
Chỉ
sau năm ngày áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông ở TPHCM xử phạt hơn sáu
ngàn trường hợp, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Còn ở Hà Nội, sau một tuần áp
dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông thành phố này đã xử phạt gần sáu ngàn
trường hợp, với số tiền 14 tỷ đồng.
Cô
Tuyết, một công nhân từ Bình Dương lên Sài Gòn làm việc cho hay, bây giờ cảnh
sát giao thông xuất hiện không để điều tiết giao thông, mà để phạt với mức phạt
mà cô gọi là “vô lương tâm”.
“Mức
phạt ghê quá chị ơi. Khủng hoảng luôn vậy đó. Sáng nay em chứng kiến thấy kẹt
xe quá, người ta vừa nhích qua đèn đỏ cái là nó phạt liền tay. Mức phạt quá cao
so với mức lương công nhân như em có năm, sáu triệu một tháng. Phạt kiểu đó tiền
đâu dân chúng người ta đóng?
Mức
phạt đó là bóc lột người dân. Dân đã nghèo còn nghèo thêm nữa. Tụi nó không có
lương tâm, nó chỉ biết lương tháng thôi. Người dân chúng tôi đã nghèo khổ lắm rồi,
không thể chịu nổi mức phạt đó đâu”, cô Tuyết than thở.
Tại
Việt Nam, quy trình xây dựng một nghị định gồm nhiều bước, gồm lập danh mục nghị
định quy định chi tiết và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo; cơ quan được
giao chủ trì soạn thảo tiến hành soạn thảo nghị định; tổ chức lấy ý kiến đối với
dự thảo nghị định quy định chi tiết; Bộ Tư pháp thực hiện thẩm định dự thảo nghị
định quy định chi tiết; trình chính phủ dự thảo nghị định quy định chi tiết;
chính phủ xem xét, thông qua và thủ tướng chính phủ ký ban hành nghị định.
Nghị
định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ gồm bốn chương và 55 điều, được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2024 và có hiệu
lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2025, do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký.
“Đặc
điểm của các nhà lập pháp Việt Nam là họ không cần biết đến người dân, cho nên
trong quá trình soạn luật, việc tham vấn ý kiến của người dân hầu như không có.
Chính vì thế xảy ra trường hợp những văn bản vừa đưa ra nhận phản ứng tức khắc
của người dân. Như vậy là thất bại rồi. Nghị định này là một trường hợp cụ thể”, PGS Hoàng Dũng nhận định
với RFA.
Tuy
người dân là đối tượng chính trong Nghị định 168 nhưng người dân chỉ biết đến
nghị định khi nó đã có hiệu lực, hoặc khi bị phạt do vi phạm luật giao thông.
Theo truyền thông nhà nước, nhiều tài xế vượt đèn đỏ, đi
ngược chiều hốt hoảng khi cảnh sát giao thông báo mức tiền phạt.
Ông
Đức, thợ sửa xe gắn máy ở Sài Gòn cho rằng, phải nêu tên những ông/bà nào soạn
ra nghị định này để sau này họ phải trực tiếp chịu trách nhiệm về hậu quả gây
ra cho xã hội, chứ không thể cứ tự rút kinh nghiệm với nhau là xong.
“Mức
phạt quá cao nhưng phải chịu thôi chứ không chấp hành sao được. Chưa dính thôi
chứ dính một cái là xáo trộn cuộc sống liền. Hy vọng chính phủ hoặc cơ quan chức
năng suy nghĩ lại, đưa ra mức phạt sao cho hợp lý và có tình người chút xíu. Phải
cho dân tâm phục khẩu phục. Giờ bước ra đường là một nỗi ám ảnh. Dân cũng muốn
lên tiếng nhưng ở cái xã hội này thì bị làm khó dễ đủ thứ thành ra phải chịu chứ
biết làm sao bây giờ”, ông Đức chia sẻ.
Mức
phạt vi phạm giao thông quá cao sẽ khiến cuộc sống của người dân
nghèo khó khăn hơn, gây bất mãn trong dân chúng và không có lợi cho lực lượng
thực thi pháp luật.
Trong
khi đó, khi người dân lên tiếng than thở, lại phải đối diện với nguy cơ bị kết
tội nói xấu chính quyền, báo chí độc lập lên tiếng thì bị cho là xuyên tạc.
Báo
Công an Nhân dân hôm 6 tháng 1 đã cho đăng tải bài viết với tựa đề “Thủ đoạn xuyên tạc, gây nhiễu Nghị
định 168 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ”, trong đó tiếp tục bảo
vệ Nghị định 168 bằng lý lẽ người dân “nhờn luật” nên cần phải gia tăng mức phạt,
ngoài ra, bài báo còn cáo buộc những tiếng nói bất đồng với chính sách này là
“xuyên tạc” và “bóp méo sự thật”.
Nghị
định 168 rõ ràng là một sự thách đố đối với phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm,
khi ông cho rằng ý Đảng phải hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng
đất nước; phải làm sao để mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được
hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định,
phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh
toàn cầu.
VIDEO
:
Nghị định 168 làm giàu cho Cảnh
sát giao thông?
https://www.youtube.com/watch?v=uJvyyFpuy1k
No comments:
Post a Comment