Bloomberg:
Việt Nam tham gia cùng Musk và Milei trong việc cắt giảm nhân sự cấp chính phủ
Cù
Tuấn
biên dịch
·
Bloomberg: Việt Nam tham gia cùng Musk
và Milei trong việc cắt giảm nhân sự cấp chính phủ
-
Cù Tuấn biên dịch bài phân tích kinh tế-chính trị của Bloomberg.
Tóm
tắt:
+
Đây là cuộc cải tổ lớn nhất trong nhiều thập kỷ nhằm giảm 20% bộ máy quan liêu
tại Việt Nam
+
Việc cắt giảm nhân sự này nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế và giải phóng lượng
vốn để phát triển
-------
Trong
khi Elon Musk tại Mỹ và Javier Milei của Argentina ủng hộ các kế hoạch đầy tham
vọng nhằm cắt giảm đáng kể quy mô chính phủ, một nỗ lực tương tự cũng đang được
tiến hành trên thế giới. Nó đến từ các nhà lãnh đạo chính trị với một hệ tư tưởng
hoàn toàn khác: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong
những gì được coi là cuộc cải tổ lớn nhất của chính phủ Việt Nam kể từ khi áp dụng
cải cách theo hướng thị trường vào những năm 1980, các quan chức Việt Nam đang
nhắm mục tiêu cắt giảm khoảng 20% quy mô của các Bộ, các cơ quan chính phủ và lực
lượng lao động công chức. Nó được coi là liều thuốc thiết yếu để khắc phục tình
trạng quan liêu phình to, giảm thủ tục hành chính và cắt giảm chi phí không cần
thiết từ cấp chính quyền địa phương trở lên.
Kế
hoạch đưa ra là sẽ bãi bỏ năm bộ và sáp nhập các bộ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và đầu tư. Bốn cơ quan chính phủ, bao gồm Ủy ban quản lý vốn nhà nước, sẽ bị
xóa bỏ. Năm kênh truyền hình nhà nước, 10 tờ báo và 19 tạp chí sẽ bị giải thể.
Cuộc
tấn công vào bộ máy quan liêu của quốc gia Đông Nam Á này theo sau các kế hoạch
tương tự ở Argentina và Mỹ. Tổng thống Argentina Javier Milei đã hành động để cắt
giảm chi tiêu ngay sau khi nhậm chức, với việc cắt giảm các bộ của chính phủ
Argentina nhằm loại trừ thâm hụt. Tổng thống đắc cử Donald Trump đang hứa sẽ cắt
giảm mạnh mẽ theo Bộ Hiệu quả Chính phủ mới thành lập do Elon Musk đồng lãnh đạo.
Bà
Le Thu Huong, Phó giám đốc Chương trình Châu Á tại Crisis Group, cho biết:
"Có một sự hội tụ đáng ngạc nhiên ở đây - cả chính phủ Việt Nam và Musk đều
muốn kiểm soát - đó là mẫu số chung mà cả hai đều hiểu và có thể đàm phán với
nhau".
Tuy
nhiên, những nỗ lực của Musk dự kiến sẽ phải đối mặt với phản ứng chính trị dữ
dội tại Mỹ. Còn chính phủ độc đảng của Việt Nam có nhiều quyền tự do hơn trong
việc thực hiện các chính sách dù có thể không được một số bộ phận trong xã hội ủng
hộ.
“Đây
là cuộc cải tổ hành chính đầy tham vọng nhất của Việt Nam kể từ thời Đổi mới”,
Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của
Singapore, cho biết. “Hà Nội đang cố gắng tinh giản bộ máy quan liêu vốn ngày
càng bị coi là trở ngại cho việc tăng trưởng”.
1. Cắt
giảm 'khẩn cấp'
Nỗ
lực cải tổ chính phủ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tô Lâm diễn ra trước thềm cuộc
cải tổ lãnh đạo vào năm tới tại Đại hội Đảng toàn quốc, diễn ra hai lần trong một
thập kỷ. Ông Tô Lâm, người đã tiếp quản vị trí lãnh đạo chính trị của Việt Nam
vào tháng 8 sau cái chết của nhà lãnh đạo lâu năm Nguyễn Phú Trọng, đang đặt dấu
ấn của mình vào hệ thống trong bối cảnh cuộc cạnh tranh để giành được một nhiệm
kỳ đầy đủ với tư cách là Tổng bí thư của đảng. Trong khi các chi tiết về việc
tái tổ chức vẫn có thể thay đổi, ông Tô Lâm quyết tâm định hình lại chính phủ
trước Đại hội 14 vào đầu năm 2026.
“Đây
là vấn đề rất cấp bách cần phải giải quyết”, ông Tô Lâm phát biểu trong bài
phát biểu đăng trên trang web của Đảng Cộng sản vào tháng 12. “Đôi khi chúng ta
phải uống thuốc đắng, chịu đau và cắt bỏ khối u để có một cơ thể khỏe mạnh và
cường tráng”, ông nói.
Những
chi tiết đầu tiên về kế hoạch tái tổ chức của Việt Nam bắt đầu được tiết lộ vào
tháng 11, với bản thiết kế chính thức được công bố vào đầu tháng 12, và chỉ cho
các viên chức đến cuối tháng để nộp báo cáo tái cấu trúc. Các báo cáo này sẽ được
đưa ra để phê duyệt tại các cuộc họp bất thường của Ủy ban Trung ương và Quốc hội
vào tháng 2.
Hiện
vẫn chưa rõ có bao nhiêu việc làm sẽ bị mất, nhưng các công chức rõ ràng đang rất
căng thẳng — một Phó thủ tướng cho biết 100.000 việc làm sẽ bị ảnh hưởng, và một
cựu quan chức quốc hội khác cho biết hàng trăm nghìn đảng viên và công chức sẽ
phải lo lắng.
Các
doanh nghiệp đã thận trọng hoan nghênh những cải cách này, mà nhiều người cho
là cần thiết và đã quá hạn từ lâu, nhưng lo ngại các quyết định về chính sách
có thể bị trì hoãn, dẫn đến tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng.
“Quá
trình tái cấu trúc có thể khiến mọi thứ chậm lại hoặc bị trì hoãn trong một vài
tháng”, Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế và cựu cố vấn chính phủ tại Hà Nội cho
biết. “Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân sách nhà nước
và hy vọng sẽ thúc đẩy hiệu quả của bộ máy nhà nước”, ông Doanh nói thêm.
Ông
Tô Lâm cho biết vào tháng 10 rằng khoảng 70% ngân sách nhà nước đã được chi cho
lương nhân viên và các khoản chi thường xuyên của nhà nước, và không còn đủ để
chi cho các dự án đầu tư. Ông Lâm nói thêm rằng "Nếu chúng ta chỉ dùng tiền
để nuôi sống lẫn nhau, sẽ không còn tiền để phát triển" các cơ sở hạ tầng
quan trọng.
Việt
Nam đang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách ngày càng lớn sau khi các khoản giảm
và miễn thuế đã lấy đi một phần đáng kể doanh thu của nhà nước. Chính phủ nước
này đã đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách là 3,8% GDP cho năm 2025 và đã cam kết
ưu tiên chi tiêu cho các mạng lưới giao thông lớn. Vào tháng 11, chính phủ đã
phê duyệt tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam trị giá 67 tỷ đô la và đang thúc đẩy
việc phát triển ba tuyến đường sắt xuyên biên giới nối liền Việt Nam và Trung
Quốc.
2. Có
thể quá tải
Các
Bộ có vẻ sẽ được giữ nguyên bao gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ
Ngoại giao và Bộ Công thương. Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cũng sẽ được giữ nguyên, mặc dù tất cả đều sẽ phải tuân
thủ việc tinh giản nhân sự nội bộ.
Bộ
Nội vụ cho biết sẽ cần khoảng 130 nghìn tỷ đồng (5,1 tỷ đô la) cho các khoản
thanh toán trợ cấp thôi việc để giúp giảm bớt tác động của tình trạng mất việc
làm, theo báo Tuổi Trẻ.
“Đây
không phải là việc dễ dàng hay nhanh chóng để thực hiện và có khả năng nhiều
viên chức nhà nước sẽ phải đảm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ đòi hỏi một số chuyên
môn mà họ có thể không có”, Nguyễn Trí Hiếu, một nhà kinh tế tại Hà Nội cho biết.
“Việc tinh giản có thể gây quá tải lúc đầu”.
Việc
thắt lưng buộc bụng diễn ra cùng với bối cảnh kinh tế toàn cầu đang xấu đi khi
Trump đe dọa sẽ làm xáo trộn thương mại quốc tế bằng các mức thuế quan quy mô lớn.
Việt Nam, vốn là quốc gia phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài để thúc đẩy
tăng trưởng do xuất khẩu, là nước hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump — mặc dù các quan chức ở Hà Nội đang chuẩn bị
cho khả năng không còn được hưởng lợi lớn trong nhiệm kỳ lần này.
Việc
cải tổ chính phủ cũng có thể có tác động đến các mục tiêu đầy tham vọng của Việt
Nam là thúc đẩy mức tăng trưởng lên ít nhất 8% trong năm nay. Việc đầu tư vào
cơ sở hạ tầng công cộng, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng
nhanh, đã chậm lại, với chi tiêu của nhà nước cho các dự án vào năm 2024 chỉ đạt
77,5% so với kế hoạch.
Sự
thay đổi bộ máy quan liêu này diễn ra sau nhiều năm Đảng Cộng sản Việt Nam mở
cuộc chiến chống tham nhũng, dẫn đến việc nhiều quan chức cấp cao đã từ chức, một
trong những phụ nữ giàu nhất nước này đã bị tuyên án tử hình, và hàng trăm quan
chức đảng và lãnh đạo doanh nghiệp đã bị bắt giữ.
Tiến
sĩ Giang thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak cho biết: "Với chiến dịch chống tham
nhũng đã làm suy yếu cơ sở quyền lực của cấp tỉnh và thanh trừng các quan chức
chống đối, giới lãnh đạo Việt Nam hiện có cả vốn liếng chính trị và sự cấp bách
để thúc đẩy các cải cách mà họ tin là cần thiết để đạt được mục tiêu trở thành
quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045".
No comments:
Post a Comment