Làm
thế nào để ‘thâu tóm’ đảo Greenland?
Hiếu Chân - Saigon
Nhỏ
12
tháng 1, 2025
Ông
Donald Trump, tổng thống đắc cử, liên tiếp gây sóng gió ở nhiều thủ đô Mỹ và Âu
Châu với tuyên bố Mỹ sẽ mua lại đảo Greenland, hiện là một phần lãnh thổ của
Đan Mạch.
Nhiều
người nói ý tưởng của ông Trump là “điên rồ,” “nguy hiểm,” “phi lý,” nhưng nếu
bình tĩnh suy xét có thể thấy, với một chút khéo léo tận dụng thời cơ, nước Mỹ
vẫn có thể “thâu tóm” đảo Greenland một cách êm đẹp. Tại sao?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2020/07/Greenland-Progressive.org_-1024x576.jpg
Greenland.
(Hình: Progressive.org)
Lời
đe dọa nguy hiểm
Trong
nhiệm kỳ đầu ông Trump đã muốn mua đảo Greenland vì hòn đảo có giá trị chiến lược
về an ninh quốc gia và giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng ý tưởng đó bị bà Mette
Frederiksen, thủ tướng Đan Mạch, bác bỏ thẳng thừng. Hôm Thứ Bảy, 21 Tháng Mười
Hai, 2024, một tháng trước ngày nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump lại viết
lên mạng: “Vì mục đích An Ninh Quốc Gia và Tự Do khắp thế giới, Hoa Kỳ cảm thấy
quyền sở hữu và kiểm soát đảo Greenland là tuyệt đối cần thiết.”
Bị
chính phủ Đan Mạch và Greenland phản ứng, ông càng cương quyết: tại cuộc họp
báo ở dinh thự Mar-A-Lago hôm 7 Tháng Giêng, ông Trump từ chối loại trừ sử dụng
sức mạnh quân sự để thâu tóm Greenland (và Kênh Đào Panama). Ông dọa sẽ đánh
thuế nhập cảng “rất cao” lên hàng hóa Đan Mạch nếu Copenhagen lắc đầu. Cùng
ngày, con trai ông là Donald Trump Jr., thực hiện một chuyến đi bất ngờ tới thủ
phủ Nuuk của Greenland, tiếp xúc với quan chức và cư dân địa phương, có thể coi
như một chuyến thăm dò.
Đe
dọa sử dụng vũ lực của ông Trump bị lên án khắp nơi. Chính phủ Đan Mạch nói họ
sẵn sàng làm việc với ông Trump về mối lo ngại an ninh hợp lý của ông ở
Greenland nhưng bác bỏ lời đe dọa vũ lực hoặc cưỡng bức. Chính phủ Đức và Pháp
cũng đưa ra những tuyên bố phản đối mạnh mẽ nhất. “Nguyên tắc bất khả xâm phạm
của biên giới áp dụng cho mọi quốc gia và mọi nhà nước phải tôn trọng nguyên tắc
đó, cho dù là nước nhỏ hoặc một nhà nước rất mạnh,” ông Olaf Scholz, thủ tướng
Đức, nói trên truyền hình Đức. Ông Jean-Noël Barrot, ngoại trưởng Pháp, còn quyết
liệt hơn khi tuyên bố Liên Âu (EU) sẵn sàng đứng lên bảo vệ luật pháp quốc tế
và không cho phép nước nào xâm phạm đường biên giới có chủ quyền của EU. Để trấn
an đồng minh, ông Antony Blinken, ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của Mỹ, nói việc
sáp nhập Greenland vào Mỹ là “không bao giờ có.”
Nhiều
người cho rằng, lời đe dọa vũ lực để mở rộng lãnh thổ của ông Trump là nguy hiểm
vì đó là lời biện hộ cho hành vi xâm lược Ukraine của ông Vladimir Putin, tổng
thống Nga, hay âm mưu thôn tính Đài Loan và Biển Đông của nhà độc tài Trung Quốc
Tập Cận Bình. Nếu Mỹ tấn công và chiếm đóng lãnh thổ nước khác thì Washington
không còn tư cách để lên án chính sách bành trướng của Nga, Trung Quốc và sẽ đẩy
thế giới vào kỷ nguyên hỗn loạn, cá lớn nuốt cá bé, không còn luật pháp và công
lý. Các đồng minh và đối tác khắp thế giới – cái làm nên sức mạnh vô đối của nước
Mỹ – chắc chắn sẽ xa lánh nếu Washington trở mặt, từ một người bảo vệ hòa bình
và trật tự thế giới biến thành một thế lực xâm lược và chiếm đóng đáng khinh bỉ.
Cơ
hội mua Greenland đang đến
Tuy
vậy vẫn có cách để Mỹ mở mang bờ cõi về phía Greenland mà không cần dùng vũ lực
hoặc cưỡng bức kinh tế vì thời cơ thuận lợi đang đến.
Greenland
là hòn đảo lớn nhất thế giới, diện tích gấp ba lần tiểu bang Texas nhưng dân số
chỉ 57,000 người, 88% là người Inuit bản địa. Greenland là một phần của Đan Mạch
suốt 600 năm qua và do đó thuộc về Âu Châu, nhưng thực tế là một “lãnh thổ bị
chiếm đóng.”
Về
danh nghĩa, đảo Greenland có quyền tự trị rộng rãi, chính phủ Đan Mạch chỉ quyết
định những vấn đề an ninh và đối ngoại; đổi lại mỗi năm Copenhagen trợ cấp cho
Greenland $500 triệu, đủ trang trải một nửa số chi tiêu của chính quyền hòn đảo
nhưng lại hạn chế phát triển kinh tế vì nếu tiền thuế mà chính quyền địa phương
thu được tăng lên thì tiền trợ cấp sẽ bị giảm đi tương ứng.
Chính
quyền Greenland, hiện do ông Mute Egede, thủ hiến, lãnh đạo, có khuynh hướng
dân tộc chủ nghĩa và luôn đấu tranh để Greenland trở thành một quốc gia độc lập,
thoát khỏi thân phận “thuộc địa.” Năm 2009, Đan Mạch thông qua luật cho phép
Greenland độc lập nếu người dân đòi hỏi như vậy qua một cuộc trưng cầu dân ý
công bằng và minh bạch.
Trong
cuộc hội kiến vua Đan Mạch ở Copenhagen hôm Thứ Tư, 8 Tháng Giêng, Thủ Hiến
Egede đã nhắc lại nguyện vọng độc lập của Greenland nhưng ông cũng yêu cầu Hoa
Kỳ tôn trọng độc lập của xứ này. Sau cuộc gặp, ông Lars Lokke Rasmussen, ngoại
trưởng Đan Mạch, nói với báo chí: “Chúng tôi công nhận Greenland có tham vọng của
mình. Nếu được thực hiện, Greenland sẽ trở thành một quốc gia độc lập dù với
tham vọng đó, [Greenland] khó trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ.”
Ông
Rasmussen cũng nhận định mối lo ngại an ninh của Washington là hợp lý sau việc
Nga và Trung Quốc gia tăng hoạt động gây ảnh hưởng ở Bắc Cực. Đọc giữa những
dòng chữ, có thể hiểu rằng, Greenland độc lập là chuyện tất nhiên, là xu thế
không thể đảo ngược, vấn đề là bao giờ. Những tuyên bố gây sốc của ông Trump dường
như đang thôi thúc người Greenland thực hiện trưng cầu dân ý và giành lại độc lập
tự do cho xứ sở của họ càng sớm càng tốt.
Khi
trở thành một quốc gia độc lập, không còn thuộc Đan Mạch thì Greenland cũng
không còn là một bộ phận của EU hay NATO; người dân Greenland sẽ tự quyết định
số phận và tương lai của mình. Khi ấy nếu chính phủ Mỹ muốn “mua” Greenland thì
chỉ cần thương lượng với chính phủ quốc gia mới ra đời, Copenhagen sẽ không còn
tư cách hoặc thẩm quyền can thiệp vào cuộc thương lượng và Mỹ cũng không cần ý
kiến chấp thuận của Đan Mạch, Liên Âu hoặc bất kỳ thực thể chính trị nào khác.
Nếu
người dân Greenland đồng ý sáp nhập vào nước Mỹ theo một giao kèo tự do và thiện
chí thì đây sẽ là một thương vụ thế kỷ, không chỉ cương vực nước Mỹ được mở rộng
mà an ninh của Mỹ, của các đồng minh NATO cũng sẽ được tăng cường và người dân
Greenland cũng sẽ được hưởng lợi cho họ và con cháu họ.
Greenland
giá bao nhiêu?
Trước
báo chí quốc tế, Thủ Hiến Mute Egede nói rằng “Greenland không phải để bán,” rằng
người Greenland không muốn trở thành người Mỹ, nhưng ông cũng nói ông hiểu mối
quan tâm của ông Donald Trump đến vị trí chiến lược của hòn đảo và ông sẵn sàng
hợp tác sâu rộng hơn với Washington, hãng tin AP tường trình hôm Thứ Sáu, 10
Tháng Giêng.
Có
thể ông Egede nói như vậy để trấn an giới lãnh đạo chính trị Đan Mạch còn thực
tế sẽ khác nếu Mỹ đưa ra một đề nghị hợp lý, trả một cái giá đủ hấp dẫn để người
dân Greenland thay đổi ý kiến.
Về
mặt kinh tế, Greenland hiện có tổng sản lượng hằng năm (GDP) chỉ $3 tỷ, chưa bằng
doanh thu một công ty nhỏ của Mỹ. Nhưng hòn đảo này có nguồn tài nguyên phong
phú.
Theo
số liệu của Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Mỹ (USGS) năm 2008, Greenland có 43 trong
số 50 khoáng sản mà chính phủ Mỹ coi là thiết yếu cho công nghiệp quốc phòng và
năng lượng tái tạo, trong đó có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới ngoài
Trung Quốc.
Lòng
đất Greenland có 52 tỷ thùng dầu, bằng 3% trữ lượng dầu toàn thế giới, chưa được
khai thác vì mặt đất đóng băng và thiếu đường sá. Hiện nay, băng tuyết tan do
biến đổi khí hậu đang mở ra cơn sốt dầu khí ở Greenland, số công ty khoan dầu
đã tăng từ 12 đơn vị lên 170 đơn vị chỉ trong một thập niên, mà phần lớn đến từ
Trung Quốc và Úc.
Để
làm chủ nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của hòn đảo,
chính phủ Mỹ có thể trả cái giá đủ lớn để toàn bộ dân Greenland trở thành triệu
phú chỉ sau một đêm và còn được hưởng lợi về lâu dài dưới sự quản trị của chính
phủ Mỹ như người Inuit đồng tộc của họ ở tiểu bang Alaska.
Năm
1946, tổng thống thứ 33 của Mỹ là ông Harry S. Truman muốn mua Greenland đã đưa
ra mức giá $100 triệu, trả bằng vàng và dầu mỏ, nhưng Đan Mạch từ chối mà chỉ
cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự trên hòn đảo.
Bây
giờ giá mua Greenland sẽ là bao nhiêu? Chưa ai biết được. Nếu ông Trump là một
“bậc thầy về nghệ thuật thương lượng” như ông thường tự xưng thì đây chính là
cơ hội để ông đề ra một giao kèo đôi bên cùng có lợi, hoàn tất “một thương vụ bất
động sản lớn” như ông từng nói năm 2018.
Về
với nước Mỹ, Greenland không nhất thiết trở thành một tiểu bang mà có thể là một
lãnh thổ chưa hợp nhất (organized, unincorporated territory) của Hoa Kỳ, vẫn giữ
bản sắc của mình, tương tự như đảo Guam và một số quần đảo ở Thái Bình Dương hiện
nay.
Trong
quá khứ, nước Mỹ từng nhiều lần bỏ tiền mua đất, nhưng không phải thương vụ nào
cũng được ủng hộ. Ông Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Mỹ, mua “lãnh thổ
Louisiana” năm 1803, tăng diện tích nước Mỹ lên gấp đôi, nhưng bị phê phán là
làm trái Hiến Pháp.
Sáu
mươi bốn năm sau đó, ông William Seward, ngoại trưởng, thương lượng mua Alaska
của Nga với giá $7.2 triệu (tương đương $162 triệu hiện nay) nhưng thương vụ
này bị gọi là “cơn điên rồ của Seward” (Seward’s folly). Sau này cả hai thương
vụ Louisiana và Alaska đều được ghi nhận là thành quả phi thường của các tổng
thống vĩ đại nhất.
Ông
Trump cũng có cơ hội đi vào lịch sử như một tổng thống vĩ đại, xóa cái danh hiệu
xấu hổ “tổng thống đầu tiên là phạm nhân,” nhưng tiếc là ông sớm buông ra những
lời đe dọa vũ lực ngu ngốc, có thể làm hỏng cái tầm nhìn và ý tưởng đáng quý đó
No comments:
Post a Comment