VIẾT
DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTLER Ở UKRAINE – NGÀY 3/4/2025
VIẾT
DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTLER Ở UKRAINE – NGÀY ¾/2025
1. Một người bạn nước ngoài nói với
tôi:
“(chính sách) Thuế quan mới của Trump là biểu hiện của sự hung hăng tích tụ do
những thất bại trong đối ngoại, cụ thể là không thể thực hiện lời hứa chấm dứt
chiến tranh của ông ta. Tôi không thể thành công chỗ này, vì vậy tôi sẽ phá hỏng
chỗ khác, tôi cần phải dồn năng lượng vào đâu đó. Một khởi đầu ngoạn mục cho
nhiệm kỳ tổng thống, chưa ai từng gây hại cho Hoa Kỳ và toàn thế giới một cách
thành công như vậy. Vâng, ngoại trừ Putin, người bạn và người cố vấn của ông
ta.”
Đó
chính là câu chuyện nóng nhất của ngày hôm nay, và hóa ra Việt Nam chúng ta
hoàn toàn không ngoài cuộc. Theo báo chí xứ Laos Leste, ông Trump vừa ký cả một
danh sách hàng chục nền kinh tế. Thật là một cú sốc rất lớn.
Nhân
nói chuyện kinh tế, tôi có nhận được một câu hỏi là: tại sao công nghiệp quốc
phòng Ng@ phục hồi như vậy, mà Ukraine không làm cái việc là… bắn tên lửa vào
nhà máy?
Xin
thưa rằng, như nhà máy Uralvagonzavod của Ng@ là nơi sản xuất xe tăng T-90 với
30.000 công nhân, và được cho là có diện tích khoảng hai chục ki-lô-mét vuông
(chiều dài của nó tới 8, 9 ki-lô-mét nếu đo chỗ dài nhất, và rộng cũng khoảng 3
ki-lô-mét chỗ rộng nhất. Trên bản đồ nó không được thể hiện, nên Google không
thể nói chính xác nó ở đâu nhưng tôi đoán nó chính là trung tâm của thành phố
Nizhny Tagil (Нижний Тагил), Sverdlovsk Oblast. Tôi đính kèm theo bài này không
ảnh của Google Earth, chỗ tôi nghi ngờ được khoanh tròn, là nhà máy
Uralvagonzavod. Lưu ý quý bạn đọc, bên tay phải của nó có Bảo tàng kỹ thuật xe
tăng. Nhìn những vệt đen nhẻm bên trong khuôn viên khu được khoanh, có thể thấy
đó là dấu vết của dầu mỡ, khói muội… bám trên mái nhà máy và cả mặt đất.
Muốn
tiêu diệt một nhà máy như vậy, cần phải ném bom rải thảm như Mỹ và Anh thực hiện
các chiến dịch như trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tôi nhớ có chiến dịch
hủy diệt nhà máy vòng bi của Đức, không rõ có thành công hay không. Còn nếu
dùng tên lửa hành trình, có bắn trúng nhà máy (mà khả năng bắn trúng là rất
cao) thì không chắc là có thể chọn được mục tiêu giá trị trong cái nhà máy đó
không. Với nhà máy lọc dầu thì khác, chỉ cần dùng drone cảm tử đánh vào tháp
ngưng tụ của nó là đủ để cho nó đắp chiếu lâu lâu rồi.
Vì
vậy với những nhà máy như xe tăng, kể cả sản xuất pháo hay đạn pháo, người ta
cũng không cần oanh tạc để đốt cả nhà máy. Trong chiến tranh thế giới lần thứ
hai, tình báo một nước nào đó đã cố gắng có được cơ sở của mình trong một nhà
máy sản xuất mỡ bôi trơn. Người đó biết được lô nào sẽ được gửi đến nhà máy
vòng bi và lô nào thì gửi đến nhà máy xe tăng… đó là những lô sẽ được bí mật
pha thêm một chất “phụ gia”, khoảng nửa tháng sau sẽ có tác dụng đầy đủ của một
phản ứng hóa học gây ra ăn mòn rất mạnh. Không chỉ vòng bi, mà các bộ phận của
xe tăng cũng hỏng rất nhanh và sau này nòng súng đại liên của Đức sau khi được
bôi mỡ cũng hỏng nhanh như thế. Rất tiếc là Gestapo đã nhanh chóng điều tra ra
và bắt được cả dây điệp viên này.
Với
Ng@, người Ukraine chỉ cần phá nhà máy lọc dầu, không có nhiên liệu xe tăng khỏi
chạy. Và người ta cũng đã cho nổ một số nhà máy sản xuất thuốc nổ của Ng@ rồi.
Còn nhà máy cồn nữa – nó là nguyên liệu quan trọng cho nhiên liệu hàng không và
rất nhiều sản phẩm khác, ví dụ như dung dịch trong hệ thống thủy lực.
Sáng
nay, tôi có câu chuyện với một ông anh ở nước ngoài về. Anh ấy xác nhận những
nhận xét của tôi về sản xuất Ng@ là đúng. Chẳng hạn sau chiến tranh nước này mà
hồi đó cái vỏ to hơn là Liên Xô, vác rất nhiều nhà máy của Đức về coi như khoản
bồi thường chiến tranh và trên cơ sở đó, xây dựng công nghiệp của riêng mình. Vấn
đề của Liên Xô hồi đó và Ng@ bây giờ, vẫn là công nghệ vật liệu. Vật liệu là một
vấn đề rất… nghiêm trọng, chẳng hạn có một sản phẩm là nhôm của Canada, nó được
xuất khẩu sang Mỹ và chịu thuế 25%, nhưng do một know-how gì đó, nó lại được chế
biến thế nào đó rồi chuyển ngược lại Canada để chế biến tiếp… qua nhiều vòng
như thế với lần nào cũng thuế, nó trở thành một chi tiết trong cái ô tô của Mỹ.
Điều này làm cho cái ô tô có thể bị đội giá tới 15.000 đô-la.
Tôi
có nhắc anh ấy một việc tôi đã báo cáo trong bài viết của mình: cái đuya-ra để
làm máy bay, Ng@ và Trung Quốc là hai nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, là nhôm
7050; nhưng có một mã cũng nhôm 7050 này lại do Pháp, có thể mua của Ng@ về rèn
luyện lại thế nào, mà nếu Ng@ và Trung Quốc không mua được nó thì khối lượng của
máy bay do họ chế tạo ra có thể tăng từ vài đến cả chục %, dù loại đặc biệt đó
chỉ chiếm có 3% khối lượng cái máy bay thôi. Đó cũng chính là câu chuyện “phi
lý, quá bằng bôi nhọ Ng@: sản xuất được xe tăng mà không sản xuất được vòng
bi.”
Nói
thêm, máy bay Nga có số lượng đông đảo từ thời Liên Xô, không được kiểm tra cẩn
thận sẽ gặp tai nạn liên tục, đó là điều dễ thấy, như chị Phạm Thị Minh liên tục
có bài phản ánh. Chưa hết, cả máy bay mới nếu không đủ những loại nhôm đặc biệt
để đặt vào những chỗ nối quan trọng, thì hoặc là nó phải nặng lên rất nhiều, hoặc
là nó sẽ rất dễ gãy. Khai thác quá mức kim loại sẽ mỏi, dẫn đến nứt gãy thì hỏng
máy bay là điều dễ hiểu.
Những
câu chuyện của chúng ta cho đến thời điểm này, khẳng định một lần nữa với nhau
rằng việc phục hồi sản xuất của Ng@ vẫn là chủ yếu dựa trên phục hồi các nhà
máy cũ thời Liên Xô, hoặc mở rộng một số nhà máy mới đang hoạt động. Còn để đầu
tư công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, tương tự như HYUNDAI chuyển từ sản xuất
chi tiết ô tô sang xe tăng, và cả đạn pháo 155mm… thì chắc chắn là chưa, ít nhất
là cho đến thời điểm hiện tại. Quá trình hiện đại hóa sản xuất để có được những
yếu tố: chuỗi cung ứng, quy mô và sau đó là năng suất lao động, cần phải có thời
gian và vốn, cũng như đào tạo nhân lực chất lượng cao. Ng@ muốn phục hồi được
theo nghĩa như vậy, thì phải chấm dứt chiến tranh và dồi dào vốn đầu tư, công
nghệ không bị cấm vận và sẽ phải mất 5, 7 năm đến hơn để có thể làm được như vậy.
Tuy
vậy, Ng@ vẫn là nước của những người tài xoay xở và những khó khăn bộc lộ hiện
nay, họ sẽ khắc phục được và vì thế, với sự “giúp đỡ” của ông Trump thì Ng@ có
thể tiếp tục cầm cự và phục hồi được phần nào sản xuất, để đi vào ổn định. Do vậy
nhìn chung nếu chiến tranh của Putler ở Ukraine kéo dài được đến sang năm, thì
cán cân lợi thế có thể lại nghiêng về phía Ng@, dù để thắng được theo kiểu lại
tổ chức tấn công ào ạt vũ bão thì không bao giờ có.
Từ
những nhận xét này, chúng dẫn tôi đến một cảm nhận rằng Ng@ có thể không kéo
dài được cuộc chiến đến đầu năm sau do những khó khăn về kinh tế - điều đó nhiều
chuyên gia quốc tế người ta nói mãi rồi… Nhưng vẫn có thể có những sai số, và nền
kinh tế đó nhỡ chưa sụp đổ vào đầu hoặc giữa năm sau thì sao? Trong khi đó,
Ukraine thì khó khăn hơn nhiều vì dù sao đất nước bé hơn mà nằm trọn trong vòng
ảnh hưởng của hỏa tiễn và UAV Ng@, các nguồn viện trợ thì có hạn. Vì thế tôi dự
báo rằng nếu để Putler tồn tại được đến cuối năm, hắn sẽ lật ngược được thế cờ.
2. Trong vài diễn biến khác…
Theo
quý vị, Kim Ủn liệu có đưa thêm quân sang cho Putler nữa không? Không đâu, hắn
sẽ dừng lại ở đó, Putler là cái gì mà hắn phải hi sinh thêm quân tướng, dù sinh
mạng bọn đó với Ủn, cũng vô nghĩa thôi. Điều đoán mò này của tôi xuất phát từ
thái độ của Trung Quốc trong mấy tuần qua, từ khi Trump tỏ ra… mặn nồng với
Putler. Tập Cận Bình đang cố đoán xem Trump sẽ ôm ấp Putler ra sao để liệu cơm
gắp mắm, đi với ma sẽ phải mặc áo giấy. Vì vậy có một hai hành động nhưng thực
chất là hành động kép. Một mặt, các công ty Trung Quốc được cho là đã đóng lại
các giao thương với Ng@, nhất là việc bán cho Ng@ các mặt hàng lưỡng dụng có thể
sử dụng vào sản xuất vũ khí. Mặt khác để trấn an Putler, Tập cử Vương Nghị sang
Mục-tư-khoa với tuyên bố tiếp tục tình bạn hữu nghị không bờ bến và không thể
nghi ngờ. Hiện tại chưa có thông tin cho biết Tập có nhận lời sang Quảng trường
Đỏ để xem duyệt binh 9 tháng Năm hay không, nhưng nếu chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung trở nên căng thẳng hơn thì không chắc ông Tập sẽ sang Ng@. (đề nghị quý
bạn đọc không tranh thủ chuyện này chửi luôn chuyện lính Trung Quốc sẽ đi duyệt
binh trong lễ kỷ niệm ở đâu đó, tôi sẽ block nếu vi phạm lời đề nghị này).
Về
phần mình, trong quan hệ với Oligarch Ng@, Putler đi từ chỗ chỉ có đồng thuận
và nói 1 câu nghe răm rắp, đến chỗ nghi kỵ lẫn nhau và Chiến dịch Kursk của
Ukraine đã “giúp” cho mối quan hệ này được nâng lên một tầm cao mới. Nhờ có chiến
dịch này, Putler được cho là uy tín xuống thê thảm và có thể mất mạng bất cứ
lúc nào.
Chiến
dịch Kursk của người Ukraine được coi là… việc riêng của Putler, cũng do bản
thân hắn đã tìm cách gạt quân đội ra ngoài tất cả mọi chuyện trừ… đánh nhau.
Nghe có vẻ phi lý, nhưng lại là sự thật. Ban đầu với “cuộc chiến tranh 3 ngày”,
hắn còn tin tưởng giao được công việc cho cặp Shói-gù – Gerasimov, nhưng càng về
sau thì cặp này càng tỏ ra bất tài, vô dụng. Vì vậy theo “người ta nói” thì
Putler trực tiếp giao nhiệm vụ cho các tư lệnh Quân khu chỉ huy từng nhóm tác
chiến trên mặt trận, tương đương với cấp Tập đoàn quân thời Chiến tranh Vệ quốc
về quy mô quân số, nhưng nhiệm vụ và hình thức tác chiến thì giống với cấp
Phương diện quân. Tình trạng vô tích sự của quân đội Ng@ càng ngày càng lộ rõ,
vì vậy Chiến dịch quân sự đặc biệt của Putler nghiêng dần sang mô hình: quân đội
được sử dụng để tác chiến “hàng ngày” với tính chất nướng quân là chính, còn với
những nhiệm vụ khó khăn thì được giao cho các nhóm quân, cụm quân… đánh thuê
thuộc các tập đoàn tư nhân. Thời gian đầu năm 2023 là thời gian bùng nổ các tập
đoàn đánh thuê tư nhân Ng@, như nấm sau mưa: cứ tập đoàn kinh tế máu mặt, là có
đội quân riêng. Sau binh biến của Prigozhin, mô hình này gần như bị thủ tiêu,
chắc là Putler thấy nguy hiểm quá.
Đối
với quân đội, nếu có những nhiệm vụ khó khăn thì Putler sẽ trực tiếp chỉ đạo
cho binh chủng con cưng của mình: binh chủng đổ bộ đường không (lính dù, VDV)
và từ đây, chúng ta thấy nổi lên vai trò của thượng tướng Teplinsky. Vừa là Tư
lệnh của Binh chủng Dù, vừa là phó chỉ huy của Nhóm lực lượng chung ở Ukraine,
đồng thời là tư lệnh Nhóm Dniepr, Teplinsky được cho là Tư lệnh duy nhất của
Quân đội Ng@ ở mặt trận Ukraine, dần dần tiếp quản và chỉ huy các hoạt động của
cuộc chiến.
Ảnh
đính kèm: Teplinsky bắt tay Putler trong một buổi lễ trao thưởng hay phong
quân hàm gì đó.
Nhưng
trên đây do tôi đã viết: với Oligarch thì “vấn đề Kursk” được coi là vấn đề
riêng của Putler, mà bản thân trong quân đội Ng@ cũng có nhiều cánh liên quan đến
Oligarch… vì vậy Putler dùng cách, một phần yêu cầu Teplinsky rút quân ở các
khu vực mặt trận về làm “lực lượng đệm,” mặt khác vẫn yêu cầu Teplinsky sử dụng
các đơn vị đáng tin cậy nhất của VDV đưa đến Kursk để tạo đột phá. Nhiệm vụ chiếm
lại Kursk được cho là vẫn giao cho Aleksey Dyumin, thống đốc Tula. Vì vậy chúng
ta có câu chuyện Putler đến thăm Kursk nhưng lại được Gerasimov tiếp và không
thấy có mặt cả Dyumin lẫn Teplinsky.
Còn
bọn Oligarch thì ngồi nhìn. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng chiến dịch Kursk
và sau này thêm các diễn biến ở Belgorod, là một đòn chủ động có mục tiêu chính
trị rất rõ, giống như “phối hợp” với Oligarch vậy. Tất nhiên là không phải,
nhưng chỉ có người Ukraine mới rõ nội bộ Ng@, và họ sẽ làm những điều để cái tất
yếu nó sẽ đến chắc chắn và sớm nhất có thể.
Kiểu
chỉ huy quân sự này, được chính một số người Ng@ nào đó nhận xét, đó cũng là một
điều chắc chắn dẫn đến thất bại của Putler. Vừa cần quân đội, vừa sợ nó. Chia
nó làm 5, làm 7 cánh khác nhau với những tư lệnh có thái độ cũng… không biết thế
nào và chỉ có một điều chắc chắn là lũ bất tài. Kể cả Teplinsky dù được coi là
có năng lực nhất của quân đội Ng@ hiện nay (được phong Anh hùng Ng@ nhờ chiến đấu
ở Chechnya hồi 1999, đã thể hiện lòng dũng cảm đặc biệt) nhưng với cái cơ chế của
Putler tự tạo ra, thì có mà Anh hùng giời.
3. Quay lại với diễn biến chiến trường
Cái
cậu vẫn theo dõi nhắn cho tôi: ở Solone bọn Orc chạy vãi shit. Tôi lại bảo một
cậu khác như thế. Cậu kia hỏi: Solone chỗ nào? Thì đại khái là ở Donetsk, chỗ
mà #BMZ
bảo là “Ukraine liên tục thua trên các mặt trận” ấy.
Liên
quan đến năng lực sản xuất quốc phòng của Ng@, hôm 28/3 người Ukraine tiêu diệt
của Ng@ đến 122 cỗ pháo, còn các hôm xung quanh hôm nào cũng toàn vài chục. Đây
chính là điểm cốt lõi của vấn đề: có phục hồi được năng lực sản xuất đạn pháo
mà không có nòng pháo thì cũng vứt. Tôi dự đoán bọn Belousov sẽ tìm cách mua
máy móc Trung Quốc về để sản xuất nòng pháo (không khó lắm, kể cả tiện khương
tuyến như Việt Nam cũng làm được từ mấy chục năm trước) nhưng thứ nhất là sản
lượng, thứ hai là chất lượng, vẫn là câu chuyện muôn thuở. Chất lượng thép làm
nòng pháo của Trung Quốc, tôi tin là cũng vừa phải thôi.
Cuối
cùng, thì báo chí cũng đã xác nhận nhận xét của tôi là đúng: khá nhanh chóng bọn
chóp bu cầm quyền Ng@ đã nhận ra là Trump không giúp được gì cho Putler, vì vậy
có một điều gần như chắc chắn là muốn giải quyết cuộc chiến, chỉ có xử lý
Putler. Điều không thể tránh khỏi.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=1295080064913381&set=pcb.1295080751579979
https://www.facebook.com/photo?fbid=1295080238246697&set=pcb.1295080751579979
No comments:
Post a Comment