Từ
Sài Gòn đến San Diego: Hành trình vượt biên của một thiếu niên Vũng Tàu
Khải Huyền - Luật Khoa tạp chí
March
25, 2025 8:00 PM
https://www.luatkhoa.com/2025/03/tu-sai-gon-den-san-diego-hanh-trinh-vuot-bien-cua-mot-thieu-nien-vung-tau/
HÌNH
: https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w2000/format/webp/2025/03/Saigon.jpg
Ảnh
bìa sách: McFarland.
Cuốn
hồi ký Saigon to San Diego (tạm dịch: Từ Sài Gòn đến
San Diego) của Đỗ Quang Trình, xuất bản bằng tiếng Anh tại Mỹ năm 2004, kể
về hành trình trốn chạy khỏi Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975.
Trong
cuốn sách, tác giả thuật lại câu chuyện gia đình mình từ miền Bắc di cư vào Nam
và sống tại Vũng Tàu, một thành phố mà theo ông “chưa bao giờ là mục tiêu quân
sự”. Trước ngày Sài Gòn thất thủ, họ đã nghe tiếng súng, chứng kiến những trận
đánh cuối cùng của quân đội. Thế nhưng, ngay cả khi bom đạn ngừng rơi, cuộc sống
của họ vẫn chẳng có hòa bình.
Lời
dặn của người cha
Cha
của nhân vật “tôi” phục vụ trong quân đội đóng tại Vũng Tàu, đồng thời là hiệu
trưởng một trường cấp ba. Cả gia đình hai bên nội và ngoại của tác giả đều phải
vào Nam vì lo sợ cải cách ruộng đất bởi họ mang thân phận địa chủ.
Năm
1952, chính quyền miền Bắc chưa kiểm soát hoàn toàn, nhờ đó hai gia đình được
thoát nạn. Nhưng theo lời kể, cải cách ruộng đất diễn ra không khác gì một cuộc
thanh trừng: không có thẩm phán hay tòa án. Vài người thân bên ngoại bị giết vì
từng tham gia Quốc Dân Đảng.
Ở
miền Nam, hầu hết họ hàng của người kể chuyện đều là lính Việt Nam Cộng hòa. Cuộc
chiến dần đi về cuối, một người cậu họ của tác giả sống trong hoang mang khi chứng
kiến cảnh binh lính chán nản, đào ngũ, quân đội thì liên tục nhận thất bại trước
quân Bắc Việt. Dù suy nghĩ ra sao, họ vẫn buộc phải tuân theo lệnh rút lui từ cấp
trên.
Là
một trí thức am hiểu sâu sắc về lịch sử, cha của Trình dạy con trai phải chuẩn
bị tâm lý đối mặt với gian khổ, có lẽ vì ông đã lường trước những gì sẽ xảy ra
dưới chính quyền của lực lượng “giải phóng miền Nam”.
Sau
năm 1975, bi kịch bắt đầu khi ông phải đi “điểm danh” với chính quyền mới. Ông
kể lại những ngày đã trải qua, đặc biệt là cách các cán bộ giảng giải Truyện
Kiều qua lăng kính đấu tranh giai cấp.
Ông
căn dặn con trai tiếp tục học tập nghiêm túc theo lối tư duy mà cậu đã được rèn
luyện, bởi từ “ngày giải phóng” trở đi, mọi môn học đều sẽ mang nặng yếu tố
chính trị và những cách lý giải có định hướng.
Từ
những bài học lịch sử, ông giải thích cho cậu con trai còn ở tuổi thiếu niên về
tất cả những gì có thể xảy đến với mình. Điều quan trọng nhất mà ông dạy con là
kể từ ngày ông bị đưa đi cải tạo, vợ và các con sẽ phải sống trong nghèo khổ,
thậm chí tủi nhục.
Ông
hiểu rõ trại cải tạo thực chất là nhà tù, nơi ông cùng các đồng nghiệp cũ bị
giam giữ, và rằng ngày được thả sẽ không tới nhanh như lời hứa hẹn. Ông cũng biết
ngôi nhà của mình sớm muộn sẽ bị chiếm dụng. Những điều này giống như cách mà cộng
sản từng cam kết với thế giới rằng họ sẽ không tấn công miền Nam sau Hiệp định
Paris, nhưng rồi vẫn làm.
Người
cha từng nghĩ đến việc trốn thoát bằng tàu hoặc máy bay, nhưng không có cơ hội
đưa cả gia đình cùng đi, nên buộc phải ở lại. Ông đã chuẩn bị tâm thế chấp nhận
cái chết trong tư thế ngẩng cao đầu, đồng thời dạy con trai không được sống
trong thù hận. Ông căn dặn con phải dùng sự tử tế và tri thức để vượt lên thù hận
và hoài nghi. Và rồi, cậu bé sẽ trở thành trụ cột gia đình trước khi bước sang
tuổi lên mười.
Sống
dưới chế độ mới
Mẹ
của Trình gồng mình bươn chải, vừa nuôi con ăn học, vừa lo cho chồng trong tù.
Bà quyết định tự buôn bán lẻ, vì biết rằng các công ty miền Nam rồi cũng sẽ bị
quốc hữu hóa. Gia đình phải tự đốt sách để tránh hậu họa. Chính sách đổi tiền
và tịch thu tài sản đã đẩy nhiều gia đình miền Nam vào cảnh kiệt quệ. Riêng gia
đình Trình buộc phải giấu vàng để chuẩn bị cho một kế hoạch lớn.
Cuộc
sống ngày càng xuống cấp trên mọi phương diện. Nhưng điều khiến cậu bé thực sự
căm phẫn là những giờ phút trên ghế nhà trường, như là phải ca ngợi thiên đường
xã hội chủ nghĩa trong khi thực tế đang suy thoái, cuộc sống khó khăn hơn, và
đau đớn nhất là không biết bao giờ cha mình mới được trả tự do. Tác giả mô tả sự
thay đổi trong trường học: từ việc bị ép học khẩu hiệu biết ơn chính quyền mới,
tham gia chi đội một cách cưỡng ép (bị điều tra lý lịch gián tiếp), đến việc phải
hát những bài hát ca ngợi lãnh tụ.
Những
đứa trẻ từng có cuộc sống sung túc nay buộc phải lao động kiếm tiền phụ giúp
gia đình, trong đó có Trình. Các chi đoàn, chi đội đưa ra những lời hứa viển
vông để lôi kéo thiếu niên lao động. Đáng sợ hơn, cái chết của một học sinh khi
đi thu nhặt “kế hoạch nhỏ” vì dẫm phải mìn lại được tôn vinh như một “anh hùng
nhí” hay “cháu ngoan Bác Hồ,” thay vì lời cảnh báo về rủi ro. Không những không
bồi thường tổn thất cho gia đình, họ vẫn tiếp tục chương trình và tiếp tục ép
thiếu nhi lao động để hoàn thành chỉ tiêu.
Trẻ
con phản kháng theo cách của riêng chúng: xuyên tạc lời bài hát, trêu chọc giáo
viên không tốt, và thách thức những nhiệm vụ chi đội giao. Một số học sinh được
phân công làm chỉ điểm theo dõi bạn bè. Những học sinh có gốc cách mạng hoặc từ
miền Bắc được ưu ái hơn hẳn. Còn giáo viên thì dạy bằng đe dọa và trừng phạt.
“Học
tài, thi lý lịch”
Dù
có thành tích học tập xuất sắc, Trình hiểu rằng cậu và nhiều bạn bè khó có thể
vào cấp ba vì lý lịch xấu. Nhưng bất công không chỉ dừng lại ở chuyện “học tài,
thi lý lịch.”
Chính
sách kinh tế mới nhắm vào các gia đình quân nhân, viên chức chế độ cũ đã khiến
Trình mất đi nhiều người bạn. Sự phân biệt lý lịch còn áp dụng trong các cuộc
thi học sinh giỏi và cả trong điều động quân sự. Trong chiến dịch đánh Pol Pot ở
Campuchia, những thanh niên có “lý lịch tốt” được cấp vũ khí tốt và đưa vào
hàng ngũ dự bị, trong khi những người có lý lịch xấu bị đẩy vào các nhiệm vụ
nguy hiểm. Ngay cả chăm sóc y tế cũng được ưu tiên cho gia đình cán bộ.
Trình
luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ đi lính, cậu không muốn cầm súng nhân danh một chính
quyền đang giam giữ cha mình. Cậu phải đối mặt với thực tế phũ phàng: bị trừng
phạt dù không có tội, bị kết án mà không cần bằng chứng. Cậu sống trong nỗi sợ
bị du kích Pol Pot giết hại, chứng kiến cảnh quân đội đột nhập, tịch thu tài sản
người Hoa và cuộc tháo chạy của họ, đặc biệt là vào năm 1978.
Ở
vùng biển Vũng Tàu, cậu tận mắt thấy những người bỏ trốn bị phát hiện và bị
lính gác bắn hạ ngay tại chỗ hoặc trên biển. Nhưng có lẽ điều đau đớn hơn cả là
lòng tin trở thành thứ xa xỉ. Trong một xã hội mà sự phản bội có thể mang lại
thăng tiến và bổng lộc, tình bạn và tình yêu đích thực gần như không thể tồn tại.
Người
mẹ âm thầm chuẩn bị một kế hoạch lớn: Trình và em trai sẽ rời khỏi Việt Nam vào
ngày cả nước bận rộn kỷ niệm sinh nhật Hồ Chủ tịch. May mắn, cậu không bị phát
hiện. Cậu đã vượt qua sóng gió theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để đến được bến
bờ bình yên. Đó là những ngày đói, khát, vật lộn với con tàu, với những cuộc
tranh giành thức ăn, và sự kinh hoàng khi nhìn thấy xác người trôi trên biển.
Sau bảy tháng ở Malaysia, cậu cuối cùng cũng đến được Mỹ, và không lâu sau, hai
người em cũng đoàn tụ.
Nhưng
nỗi đau lớn nhất là cậu vĩnh viễn mất đi cha mẹ. Cả hai người từng ba lần trốn
chạy nhưng thất bại, và có lẽ đã không thể vượt qua hành trình khắc nghiệt trên
biển.
Người
mà Trình biết ơn hơn cả chính là cha mình. Ông đã dạy cậu bài học về lý trí và
ý chí. Cậu cũng giữ đúng lời hứa với cha: trở về Việt Nam sau 17 năm để tiếp tục
đóng góp cho đất nước.
No comments:
Post a Comment