Trump quay lưng với nền
tảng sức mạnh kinh tế Mỹ - hậu quả là gì?
Faisal Islam
Biên tập
viên kinh tế
7
tháng 4 2025, 18:09 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8ep7ln2536o
Tổng
thống Mỹ Donald Trump đã dựng lên thêm một "bức tường", và ông nghĩ rằng
mọi người sẽ trả giá cho "nguyên vật liệu".
Quyết
định thuế quan mới đây của ông Trump đã đưa nước Mỹ trở lại một thế kỷ trước,
xét về khía cạnh chủ nghĩa bảo hộ
Bức
tường này chính là quyết định áp thuế diện rộng ít nhất 10% đối với hầu hết mọi
mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ - không ngăn người nhập cứ tới Mỹ mà là để giữ việc
làm ở nước Mỹ.
Để
nhìn nhận chính xác độ cao của bức tường này, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh
lịch sử.
Quyết
định này đã đưa nước Mỹ trở lại một thế kỷ trước, xét về khía cạnh chủ nghĩa bảo
hộ. Mỹ hiện đã vượt xa
các quốc gia thuộc G7 và G20 về mức thu thuế hải quan và ngang với những nước
như Senegal, Mông Cổ và Kyrgyzstan.
Những
gì xảy ra vào tuần trước không chỉ là việc Mỹ khơi mào một cuộc chiến thương mại
toàn cầu, hay về sự chao đảo của thị trường chứng khoán. Đó còn là việc một
siêu cường dứt khoát quay lưng với tiến trình toàn cầu hóa – tiến trình mà
chính họ từng dẫn dắt và thu lợi lớn trong nhiều thập kỷ qua.
Và
khi làm như vậy – thông qua phép tính đơn giản được trình bày trong buổi công bố
hoành tráng tại Vườn Hồng của Nhà Trắng – chính quyền Trump cũng đã quay lưng với
một số nguyên lý cơ bản của ngoại giao và kinh tế học chính thống.
Cuộc
tranh luận lớn về tự do thương mại
Khi
công bố mức thuế mới, ông Trump nhiều lần nhắc đến năm 1913 – một dấu mốc quan
trọng đánh dấu việc Mỹ vừa thiết lập thuế thu nhập liên bang vừa giảm mạnh thuế
quan.
Trước
đó, kể từ khi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được thành lập, kinh phí hoạt động của
chính phủ Mỹ chủ yếu đến từ nguồn thu thuế nhập khẩu – một động thái theo đuổi
chính sách bảo hộ không hề che giấu dựa trên chiến lược do Bộ trưởng Tài chính
đầu tiên – Alexander Hamilton – khởi xướng.
Bài
học cơ bản mà Nhà Trắng rút ra từ lịch sử ấy là: thuế quan cao đã tạo nên nước
Mỹ, đã khiến nước Mỹ "vĩ đại" ngay từ đầu – và nhờ vậy, thuế thu nhập
liên bang là không cần thiết.
Ở
phía bên này bờ Đại Tây Dương, nền tảng của toàn cầu hóa và thương mại tự do lại
là các học thuyết của David Ricardo - nhà kinh tế học người Anh thế kỷ 19, đặc
biệt là Lý thuyết Lợi thế So sánh năm 1817.
Lý
thuyết này gồm nhiều phương trình, nhưng nền tảng của nó tương đối dễ hiểu: từng
quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số loại hàng hóa riêng, tùy thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên và sự sáng tạo của người dân.
Nói
một cách đơn giản, cả thế giới – và mỗi quốc gia – đều sẽ có lợi nếu mỗi nước tập
trung làm điều mình giỏi nhất, rồi trao đổi tự do với nhau.
Bài
học cơ bản mà Nhà Trắng rút ra từ lịch sử ấy là: thuế quan cao đã tạo nên nước
Mỹ, đã khiến nước Mỹ "vĩ đại" ngay từ đầu
Ở
Anh, lý thuyết này vẫn là nền tảng kết nối kinh tế và chính trị. Phần lớn thế
giới vẫn tin vào lợi thế so sánh, coi đó là tư tưởng cốt lõi của toàn cầu hóa.
Nhưng
nước Mỹ chưa bao giờ chấp nhận hoàn toàn lý thuyết này. Sự dè dặt âm ỉ vẫn còn
đó. Và biểu hiện rõ ràng nhất vừa qua chính là phép tính "đầy sáng tạo"
mà Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - thứ dẫn tới những con số trên bảng
thuế quan mới của ông Trump.
Lý
lẽ đằng sau chính sách thuế "đối ứng"
Cần
phân tích kỹ lý lẽ được đưa ra cho các mức thuế được gọi là "đối ứng"
này.
Những
con số này không thực sự phản ánh mức thuế quan chính thức mà các quốc gia bị
ông Trump nhắm đến đang áp dụng.
Theo
Nhà Trắng, đã có những điều chỉnh khi xét tới các rào cản hành chính và thao
túng tiền tệ.
Khi
xem xét kỹ hơn phương trình thoạt nhìn có vẻ phức tạp kia, người ta thấy rằng
nó chỉ đơn giản là một cách đo quy mô thặng dư thương mại hàng hóa giữa một quốc
gia và Mỹ.
Mỹ
lấy quy mô thâm hụt thương mại và chia cho tổng giá trị hàng nhập khẩu.
Chỉ
một giờ trước cuộc họp báo, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã giải thích
điều này một cách khá thẳng thắn:
"Các
mức thuế do Hội đồng Cố vấn Kinh tế (CEA) tính toán cho từng nước… Mô hình họ sử
dụng dựa trên giả định rằng thâm hụt thương mại của Mỹ là tổng hòa của tất cả
các hành vi thương mại không công bằng, tổng hòa của mọi sự gian lận."
Điều
này vô cùng quan trọng. Theo Nhà Trắng, việc bán cho Mỹ nhiều hơn mua từ Mỹ được
coi là "gian lận" và xứng đáng bị đánh thuế để điều chỉnh sự mất cân
bằng đó.
Mục
đích then chốt và lâu dài của chính sách này là xóa bỏ khoản thâm hụt thương mại
khổng lồ 1.200 tỷ USD của Mỹ
Chính
vì vậy, những câu chuyện kỳ lạ như việc Mỹ áp thuế lên những hòn đảo hẻo lánh
chỉ có chim cánh cụt lại trở nên có ý nghĩa - hé lộ cách tính thực sự đằng sau chính
sách này.
Mục
đích then chốt và lâu dài của chính sách này là xóa bỏ khoản thâm hụt thương mại
khổng lồ 1.200 tỷ USD của Mỹ – bao gồm cả với các quốc gia có mức thặng dư lớn
nhất.
Phương
trình kia được xây dựng đơn giản là để nhắm tới các nước có thặng dư, chứ không
phải những nước có hàng rào thương mại cụ thể và có thể đo lường.
Phương
trình nhắm vào những nước nghèo, những nền kinh tế mới nổi, và cả những đảo quốc
nhỏ bé không mấy đáng kể – tất cả chỉ dựa trên một dạng dữ liệu.
Dù
trùng lặp, hai yếu tố này không phải là một.
Có
rất nhiều lý do khiến một số quốc gia có thặng dư thương mại còn số khác thì
không. Không có lý do nội tại nào để mặc định các con số này phải bằng 0.
Mỗi
quốc gia có thế mạnh riêng trong sản xuất các loại hàng hóa khác nhau, dựa trên
tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người ở đó – đây chính là nền tảng của
thương mại.
Có
vẻ như Mỹ hiện không còn tin vào điều này.
Thậm
chí, nếu lấy chính lập luận này áp dụng vào lĩnh vực thương mại dịch vụ, Mỹ hiện
có mức thặng dư lên tới 280 tỷ USD – chủ yếu trong các lĩnh vực như tài chính
và công nghệ mạng xã hội.
Thế
nhưng Nhà Trắng hoàn toàn gạt thương mại dịch vụ sang một bên khi tính toán.
"Cú
sốc Trung Quốc" và hiệu ứng lan tỏa
Có
một vấn đề lớn hơn ở đây.
Trong
một bài diễn văn của Phó Tổng thống JD Vance vào tháng trước, sự toàn cầu hóa
mà "các quốc gia giàu sẽ tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi giá trị, còn các
nước nghèo làm những việc đơn giản hơn" đã thất bại, theo quan điểm của
chính quyền Mỹ đương nhiệm.
Thực
tế đã không diễn ra như vậy, đặc biệt trong trường hợp của Trung Quốc. Do đó, Mỹ
đang chủ động rời khỏi quỹ đạo toàn cầu hóa từng dẫn dắt thế giới.
Đối
với Mỹ, David Ricardo không phải là người có ảnh hưởng, mà là David Autor, nhà
kinh tế học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông Autor là người đã đưa
ra khái niệm "cú sốc Trung Quốc" (China shock).
Vào
năm 2001, khi thế giới bị cuốn vào dư chấn của sự kiện 11/9, Trung Quốc chính
thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng nghĩa với việc có thể tiếp
cận thị trường Mỹ một cách tương đối tự do – và từ đó làm thay đổi cục diện
kinh tế toàn cầu.
Mức
sống, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận và thị trường chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh
khi lực lượng lao động Trung Quốc rời nông thôn, đổ về các nhà máy ven biển để
sản xuất hàng xuất khẩu giá rẻ cho người tiêu dùng Mỹ.
Đó
là một ví dụ kinh điển cho sự vận hành của lý thuyết "lợi thế so
sánh".
Trung
Quốc thu về hàng ngàn tỷ đô la Mỹ, phần lớn trong số đó được tái đầu tư vào Mỹ
dưới dạng trái phiếu chính phủ, giúp Mỹ duy trì mức lãi suất thấp.
No comments:
Post a Comment