Trump chơi ván bài
thuế quan, cả thế giới chờ kết quả
Anthony Zurcher
Phóng
viên Bắc Mỹ
9
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese
Mức
thuế mới có phải là một chiêu bài đàm phán, hay là một chiến lược dài hạn nhằm
tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu và vị thế của Mỹ?
Trước
thời điểm các mức thuế "đối ứng" của Mỹ dự kiến có hiệu lực, Tổng thống
Donald Trump dường như đang tham gia vào một trò thi gan đầy rủi ro khi nền
kinh tế thế giới đang chơi vơi bên bờ vực.
Một
số quốc gia bị coi là "những kẻ vi phạm tồi tệ nhất" đang vội vã tìm
cách xoa dịu Nhà Trắng để kết thúc trò chơi trước khi nó đạt đến một cao trào
thảm khốc.
Ngược
lại, Trung Quốc đang chơi một trò chơi khác - trò chơi trả đũa và chống cự.
Trong
khi đó, ông Trump vẫn kiên định với nước đi của mình, ngay cả khi một số đồng
minh của ông ở Quốc hội và Phố Wall đang tự hỏi rằng liệu tổng thống có đang đi
quá xa hay không.
Vào
hôm 6/4, khi được hỏi rằng thị trường sụt giảm tới mức nào thì ông sẽ chấp nhận
đổi hướng, ông Trump đã gắt gỏng, nói rằng đó là một "câu hỏi ngu ngốc".
Liệu
đây chỉ là chiêu bài đàm phán như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư và chính trị
gia, hay là một chiến lược dài hạn nhằm tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu
và vị thế của Mỹ?
Trong
thế giới mới này, một quốc gia được coi là đồng minh hay kẻ thù của Mỹ phụ thuộc
vào lợi ích quốc gia đó có thể mang tới cho Mỹ.
Vào
chiều 7/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, lãnh đạo quốc gia đầu tiên tới
gặp ông Trump sau buổi công bố thuế quan mới, đã có bước đi của mình trong trò
chơi của ông Trump.
Ông
Netanyahu tuyên bố rằng Israel - trước mức thuế mới 17% - sẽ bỏ rào cản thương
mại và hướng tới cân bằng thương mại với Mỹ.
"Chúng
tôi tin rằng đây là bước đi đúng đắn," ông Netanyahu nhấn mạnh.
"Israel có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác noi theo."
Các
quốc gia khác dường như cũng đang theo đuổi chiến lược tương tự với hy vọng đạt
được kết quả tích cực.
Sáng
thứ Hai 7/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gọi điện cho ông Trump, dẫn tới
tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent rằng Washington đang bắt đầu đàm
phán với Tokyo để "triển khai tầm nhìn của tổng thống [Trump] về Thời đại
Vàng son mới của Thương mại Toàn cầu".
Chủ
tịch ủy ban Liên minh châu Âu (EU) Ursula von der Leyen nói rằng châu Âu đã
"sẵn sàng đàm phán" với Mỹ, đề xuất giảm thuế song phương về 0% đối với
hàng hóa công nghiệp – một đề xuất mà ông Trump đã khen ngợi trong bài phát biểu
tại Phòng Bầu dục, nhưng cũng đồng thời nói rằng nó vẫn "chưa đủ".
Trung
Quốc thì không làm vậy. Sáng hôm 7/4, đối thủ kinh tế hàng đầu của Mỹ đã tuyên
bố rằng họ sẽ đáp trả mức thuế 34% của ông Trump bằng cách áp dụng thuế 34% đối
với hàng Mỹ.
Điều
này khiến ông
Trump đe dọa sẽ tăng thêm thuế 50% đối với Trung Quốc nếu Bắc
Kinh họ không rút lui vào thứ Ba 8/4.
"Trung
Quốc đã lựa chọn cô lập chính mình bằng cách trả đũa và tăng cường thái độ tiêu
cực đã có từ trước," ông Bessent viết trên X.
"Hơn
50 quốc gia đã phản ứng tích cực và công khai trước hành động lịch sử của ông
Donald Trump nhằm tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu công bằng và thịnh vượng
hơn."
Phản
ứng của Trung Quốc trước động thái mới nhất của ông Trump cũng thẳng thừng
không kém.
"Chúng
tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng việc gây áp lực hoặc đe dọa Trung Quốc không phải
là phương thức đúng đắn để giao thiệp với chúng tôi," người phát ngôn Đại
sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lưu Bằng Vũ nói với CBS News – đối tác tại Mỹ của
BBC.
"Trung
Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
VIDEO :
Ông Trump áp thuế: Việt Nam đàm phán ra sao?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9w8pqerqw1o
Hàng
loạt phản ứng và đòn trả đũa từ Trung Quốc và Mỹ dường như chính là những gì
các nhà đầu tư lo sợ vào tuần trước, khi các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm hai con
số.
Tới
hôm 6/4, hàng loạt lãnh đạo của các doanh nghiệp, bao gồm cả các nhà tài chính
Phố Wall vốn là những người ủng hộ mạnh mẽ chính quyền đương nhiệm, đã lên tiếng
phản đối kế hoạch thuế quan ông của Trump.
Dường
như họ đang cố gắng dùng sức mạnh ý chí
thuần túy của mình để buộc tổng thống phải rút lui.
Trong
khi đó, thị trường Mỹ sẵn sàng tăng vọt, nếu có bất kỳ điều gì có thể gieo hy vọng.
Các
chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng vọt khi một bài đăng trên mạng xã hội vào sáng
hôm 6/4 cho thấy Tổng thống Trump đang cân nhắc trì hoãn thời điểm áp thuế mới
thêm 90 ngày – có lẽ do hiểu sai những bình luận của Giám đốc Hội đồng Kinh tế
Quốc gia Nhà Trắng Kevin Hassett trên Fox News.
Chỉ
số S&P 500 tăng thêm 2.400 tỷ USD giá trị thị trường trong khoảng 10 phút,
nhưng tất cả đều biến mất khi Nhà Trắng nhanh chóng phủ nhận việc tổng thống
đang cân nhắc động thái đó.
Ông
Trump tiếp tục đóng sập cánh cửa vào chiều 7/4, khi nói rằng sẽ không "cân
nhắc" bất kỳ sự trì hoãn nào. Thế giới vẫn hướng tới thực tại thuế quan mới
với tốc độ tối đa.
"Chúng
ta sẽ có một cơ hội duy nhất cho việc này," ông nói.
Có
lẽ thông điệp đáng lo ngại nhất đối với các nhà đầu tư và các nhà lãnh đạo nước
ngoài đang hy vọng vào một sự trì hoãn vào phút cuối – và một lối thoát tới viễn
cảnh ổn định – đến từ ông Peter Navarro, một trong những cố vấn thương mại hàng
đầu của ông Trump.
"Đây
không phải là một cuộc đàm phán," ông viết trong một bài bình luận trên tờ
Financial Times được xuất bản vào chiều 7/4.
"Tổng
thống Trump luôn sẵn sàng lắng nghe. Nhưng đối với những nhà lãnh đạo trên thế
giới, những người sau nhiều thập kỷ gian lận, đột nhiên đề nghị giảm thuế quan
– hãy biết điều này: đó chỉ là khởi đầu."
Ông
Netanyahu (trái) đã có cuộc họp với ông Trump vào ngày 7/4
Vậy
nếu đây là khởi đầu của một thay đổi hệ thống to lớn hơn – thì mục tiêu cuối
cùng là gì mà đáng để đánh cược nền kinh tế toàn cầu?
Một
giả thuyết nói rằng ông Trump đã có một kế hoạch với một số cố vấn hàng đầu của
mình – được gọi là "Hiệp định Mar-a-Lago" – với mục tiêu cuối cùng là
buộc các đối tác thương mại của Mỹ làm suy yếu đồng đô la Mỹ trên thị trường
ngoại hối quốc tế.
Việc
này sẽ làm cho hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên phải chăng hơn đối với thị trường
nước ngoài và làm giảm giá trị trữ lượng lớn đồng tiền đô la Mỹ mà Trung Quốc
đang có.
Dù
đã phủ nhận rằng đây là chính sách hiện tại của chính quyền, ông Stephen Miran,
cố vấn kinh tế của ông Trump, vẫn thúc đẩy kế hoạch này.
Giả
thuyết trên là một trong những lời giải thích khả thi cho sự hỗn loạn hiện tại
của thị trường chứng khoán mà ông Trump gây ra có chủ đích – điều mà hàng loạt
nhà kinh tế có tiếng khác cảnh báo là rủi ro.
Còn
rất nhiều cách giải thích khác.
Kể
từ khi ông Trump gây sốc cho thế giới bằng kế hoạch thuế quan sâu rộng của
mình, các quan chức Nhà Trắng đã lan tỏa trên các phương tiện truyền thông những
thông điệp rao giảng về sự kiên nhẫn và đưa ra một loạt các giải thích đôi khi
mâu thuẫn về chiến lược đằng sau cuộc chiến thương mại toàn cầu của ông Trump.
Ông
ấy làm điều đó để tăng doanh thu và bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ – hoặc là công
cụ đàm phán.
Thuế
quan là vĩnh viễn – hoặc là tạm thời. Chúng sẽ thúc đẩy các thỏa thuận riêng lẻ
với các quốc gia khác – hoặc buộc một thỏa thuận đa phương lớn được đưa ra.
Ông
Trump không hề có dấu hiệu rút lui khi vẫn đẩy mạnh chính sách thuế quan mà
không hề do dự. Dường như ông rất sẵn lòng để cả thế giới đoán già đoán non.
----------------------------
Tin
liên quan
·
Ông Tô Lâm giảm thuế
0% 'là không đủ': Việt Nam sẽ làm gì?
8
tháng 4 năm 2025
·
Thuế của ông Trump
thổi bay 40 tỷ USD chứng khoán Việt Nam
8
tháng 4 năm 2025
·
Thứ trưởng Công
Thương nói về thuế quan Mỹ: Xuất khẩu sắp tới sẽ gặp nhiều thách thức
6
tháng 4 năm 2025
·
Bộ trưởng bị nêu
tên trong sai phạm thất thoát 1.200 tỷ đồng tại hai bệnh viện
6
tháng 4 năm 2025
·
Kỳ vọng gì qua cuộc
điện đàm giữa ông Tô Lâm với ông Trump?
5
tháng 4 năm 2025
·
Giá giày Nike từ Việt
Nam qua Mỹ sẽ tăng?
6
tháng 4 năm 2025
*
Áp thuế toàn cầu,
ông Trump có đang tặng quà cho Trung Quốc?
5
tháng 4 năm 2025
No comments:
Post a Comment