Triều
đình Huế qua lăng kính của nghệ sĩ Việt và Pháp cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 11/04/2025 - 09:31
Một
hoàng đế Việt Nam bộ hành đến đàn Nam Giao làm lễ tế trời. Một phái bộ Pháp được
triều Nguyễn đón tiếp. Chân dung từng thành viên của phái bộ do chánh sứ Phan
Thanh Giản dẫn đầu đến Paris đàm phán chuộc lại ba tỉnh miền Tây... Tác giả những
hình ảnh quý hiếm này là các họa sĩ và nhiếp ảnh gia người Việt, Pháp và được
giới thiệu trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” (Regards
croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques
Chirac từ ngày 06/03 đến 30/06/2025.
HÌNH
:
Lễ
tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế (Réception de personnalités françaises
à la cour de Huế), vô danh, chì, mực Tàu, màu nước trên giấy, cuối thế kỷ 19 -
đầu thế kỷ 20, Triển lãm "Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế"
(Regards croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques
Chirac từ ngày 06/03 đến 30/06/2025. © RFI / Thu Hằng
Những
nghệ sĩ vô danh ghi lại lịch sử
Không
có quy mô lớn, triển lãm giới thiệu đến công chúng bối cảnh sáng tác những tác
phẩm đó trong môi trường thuộc địa và triều đình Huế không ngừng thu hút sự tò
mò của người Pháp. Được thể hiện qua lăng kính của các nghệ sĩ Pháp, Việt, các
tác phẩm được đặt cạnh nhau mà không đối lập nhau để người xem có thể hiểu rõ
hơn về động lực, mục đích của từng tác giả. Và đặc biệt hơn nữa, họ đều là những
người vô danh.
Caroline
Herbelin, tiến sĩ lịch sử nghệ thuật, giảng viên Đại học Albany, Mỹ, đồng phụ
trách triển lãm với Sarah Ligner - quản lý di sản Bảo tàng
Quai Branly - Jacques Chirac, giải thích với RFI Tiếng Việt :
“Mục
đích của chúng tôi là trưng bày các tác phẩm có từ trước khi Trường Mỹ thuật
Đông Dương thành lập vào năm 1924 đánh dấu sự khởi đầu cho nghệ thuật hiện đại ở
Đông Dương. Qua triển lãm nhỏ này, chúng tôi hy vọng người xem sẽ khám phá ra
những họa sĩ ít được biết đến như Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Sa hay Nguyễn Thứ.
Chúng tôi biết được đôi chút thông tin về tiểu sử vì họ tham gia vào Hội Những
người bạn Cố đô Huế, được thành lập năm 1913 để đề cao di sản văn hóa Huế.
Tuy
nhiên, hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều vô danh. Điều này là do tính chất
công việc ban đầu. Những tác phẩm này không phải do các nghệ sĩ - theo định
nghĩa phương Tây - tạo ra mà là các công chức hoặc viên chức cấp cao. Họ được
đào tạo bài bản về quan chức triều đình, kể cả việc thành thạo thư pháp, hội họa
và họ thực hiện những tác phẩm này song song với công việc. Ngoài ra còn có một
số tác phẩm có thể được thực hiện bởi các nghệ nhân từ các xưởng chế tác hoàng
gia”.
HÌNH
:
Sarah
Ligner quản lý di sản Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac (T) và Caroline
Herbelin, tiến sĩ lịch sử nghệ thuật, giảng viên Đại học Albany, Mỹ trong hội
thảo về triển lãm, ngày 19/03/2025. © RFI / Thu Hằng
Về
phía các nghệ sĩ hoặc người Pháp đặt hàng, khó có thể tách bạch sự say mê với
nghi lễ quân chủ, sự trân trọng về văn hóa và vẻ đẹp, sự quan tâm tìm tòi tài
liệu và mục đích tuyên truyền. Còn người nghệ sĩ Việt Nam đáp ứng mong đợi của
người đặt hàng, nhưng không để bị phục tùng. Họ đưa vào đó cách nhìn riêng, diễn
giải lại văn hóa của họ thông qua các quy tắc và phong tục mới. Có thể thấy điều
này, cũng như sự khác biệt của hội họa truyền thống Việt Nam, trong tác phẩm khổ
lớn Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế (Réception de
personnalités françaises à la cour de Huế), theo giải thích của Caroline Herbelin :
“Điều
thú vị là với những tác phẩm có hai kiểu khổ này, người ta thấy được những yếu
tố vẫn có trong hội họa dân gian Việt Nam, ví dụ tranh khắc dân gian, khắc chữ
phổ biến ở xứ Huế, và đáng chú ý là các vùng phẳng có màu sắc tươi sáng. Tác phẩm
“Lễ tiếp đón quan chức Pháp ở triều đình Huế” không sử dụng bóng và hầu như
không tạo khối, trái với những gì người ta thấy có trong hội họa châu Âu.
Nhưng
thú vị nữa là cũng có thể thấy những yếu tố trong hội họa Trung Quốc thời bấy
giờ, đặc biệt là cảm hứng từ tranh xuất khẩu của Trung Quốc, từ cuối thế kỷ 18
và được làm riêng cho thị hiếu châu Âu. Do đó có thể thấy trong những tác phẩm ở
Việt Nam có điểm tương đồng phần nào, đặc biệt là việc sử dụng phối cảnh, phẳng,
khổ hình chữ nhật, vuông dễ vận chuyển, thường được đóng khung để treo cố định
trên tường. Những điểm này khác hẳn với những bức tranh cổ điển ở Việt Nam, thường
là tranh cuộn theo chiều dọc và chiều ngang, không treo hoặc trưng bày cố định
được”.
Phá
vỡ uy nghi, đưa triều đình đến gần thần dân
Các
tác phẩm được chia ra làm ba chủ đề trong triển lãm : Nghi lễ và nghi thức ;
Quyền lực và phô trương ; Tiếp xúc và hợp tác. Lễ tế trời ở đàn Nam Giao được
tái hiện trong tác phẩm “Đoàn rước đến đàn Nam Giao” do Nguyễn
Thiện Thủ, đội trưởng lính canh hộ thành, vẽ màu nước, mực Tàu trên giấy vào cuối
thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 là tác phẩm hiếm hoi phác họa cuộc sống, hoạt động của
triều đình, một trong những chủ đề thu hút sự hiếu kỳ của người Pháp khi mới tới
Việt Nam. Sau này, nhiếp ảnh làm đảo lộn hoàn toàn mối quan hệ giữa thường dân
và hoàng đế, triều đình. Theo
giải thích của Caroline Herbelin, sự thay đổi này phần nào là do người Pháp sắp
đặt :
“Cần
phải hình dung rằng các buổi lễ, nghi thức là những thời khắc rất quan trọng để
khẳng định quyền lực của triều Nguyễn. Đó là thời điểm duy nhất mà một bộ phận
dân chúng có thể tiếp xúc, dù là từ rất xa, với hoàng đế và triều đình và phải
làm một cách cực kỳ kín đáo, không được phép lại gần, nhất là không được nhìn
thẳng.
Với
những bức ảnh này, điều cấm kỵ bị phá vỡ theo một cách nào đó, nhất là người
Pháp cho thấy rõ là họ tìm cách kiểm soát hình ảnh của chế độ quân chủ. Cụ thể
là vào năm 1886, Pháp gửi tới Bộ Lễ yêu cầu được chụp bức ảnh đầu tiên của
hoàng đế, lúc đó là vua Đồng Khánh. Chúng ta thấy là người Pháp khuyến khích giảm
mức độ thiêng liêng về hình ảnh của hoàng đế như thế nào. Mục đích là hiện đại
hóa hình ảnh của hoàng đế, đồng thời để Pháp thể hiện rằng họ là người bảo vệ
các vị vua nhà Nguyễn”.
HÌNH
:
Quan
chức và lính triều đình Huế trong các tác phẩm của Nguyễn Văn Nhân, cuối thế kỷ
19 - đầu thế kỷ 20, triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” (Regards
croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac,
Pháp, từ ngày 06/03 đến 30/06/2025. © RFI / Thu Hằng
Khoảng
cách giữa hoàng đế và thần dân trong các dịp lễ hội được thu hẹp hơn. Điều này
được thấy rõ trong album ảnh “Lễ tế Nam Giao do Bảo Đại, hoàng đế An
Nam, chủ trì” của Tang-Vinh năm 1933.
“Lễ
tế trời ở đàn Nam Giao, một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất thời nhà Nguyễn.
Qua các bức ảnh, người ta thấy vua Bảo Đại trong từng bước tiến hành buổi lễ
này. Điều ngạc nhiên là có thể thấy vua Bảo Đại đi bộ và gần như đứng giữa đám
đông, lại là với người châu Âu đi cùng với con nhỏ, v.v. Chúng ta thấy có sự
thay đổi thực sự giữa hình tượng một vị vua gần như không bao giờ nhìn thấy được
và hình ảnh cho thấy sự giảm mức thiêng liêng về vị thế của hoàng đế, cũng như
hình ảnh hiện đại của chế độ quân chủ.
Điều
thú vị hơn nữa là bộ ảnh này do một nhiếp ảnh gia người Việt, tên là
Tang-Vinh (tên
được ghi trên sách), thực hiện. Ông là một trong số ít nhiếp ảnh gia người
Việt có mặt tại Huế. Vào thời điểm đó, trong những năm 1930, chỉ có ba nhiếp ảnh
gia. Và đó cũng là điều chúng tôi muốn thể hiện trong triển lãm nhỏ này, rằng
có sự tiếp thu các kỹ thuật châu Âu, nhưng hoàn toàn không phải là thụ động.
Người Việt Nam thực sự tiếp thu các kỹ thuật của châu Âu một cách tự nguyện và
biến chúng thành của mình”.
Triều
đình Huế trong lăng kính của nghệ sĩ Pháp
Ngay
từ thế kỷ 17, Việt Nam và Pháp đã có những tiếp xúc nghệ thuật đầu tiên nhờ
công sức phổ biến kỹ thuật vẽ tranh phương Tây của các nhà truyền giáo. Khách
tham quan có thể khám phá một bất ngờ về một vị quan thời Gia Long nhưng là người
Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (1769-1832). Ông đến Việt Nam năm 1794, tham gia
quân đội của vua Gia Long, lấy tên Việt là Nguyễn Văn Thắng và lập gia đình ở
Việt Nam. Năm 1805 đã có một bức tranh về vị quan gốc Pháp này. Tranh gốc bị thất
lạc nhưng một bản sao được họa sĩ Paul Sarrut tái bản năm 1923 trong Tập
san Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế).
Một
tài liệu hiếm khác là bộ ảnh về phái đoàn Phan Thanh Giản ở Paris. Theo
Caroline Herbelin, tập ảnh do Jacques-Philippe Potteau, thành viên Bảo tàng Lịch
sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, thực hiện theo yêu cầu của hoàng đế Napoleon III.
“Năm
1863, phái đoàn Việt Nam do Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Pháp để đàm phán lại
Hòa ước Nhâm Tuất (Hiệp ước Sài Gòn 1862). Những bức ảnh này vẫn được lưu giữ tại
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nhờ đó mà có Bảo tàng Quai Branly có nhiều bản sao.
Đó là lần đầu tiên người ta chụp ảnh các quan triều đình Việt Nam nhằm mục đích
về nhân chủng học. Những bức ảnh đó được lan truyền rộng rãi ở cả châu Âu và Việt
Nam”.
HÌNH
:
Chánh
sứ Phan Thanh Giản (1796-1967) : Ảnh chụp năm 1862 khi phái đoàn Việt Nam sang
Paris đàm phán và chân dung Phan Thanh Giản, do Paul Sarrut (1882-1969) vẽ cuối
những năm 1920 - đầu 1930, triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế”
(Regards croisés sur la Cour impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques
Chirac, Paris, Pháp, từ ngày 06/03 đến 30/06/2025. © RFI / Thu Hằng
Cho
đến thời điểm đó, chân dung của hoàng đế và các chức sắc cấp cao đều có chức
năng đặc biệt và không được phép trưng bày trước công chúng. Nhờ nhiếp ảnh, cảnh
vật và cuộc sống trong hoàng cung - vốn không thể hình dung được đối với dân
thường - có thể được các nghệ sĩ tái hiện bên ngoài hoàng cung. Nhiếp ảnh đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển hình ảnh về triều đình.
Tất
cả những tác phẩm trưng bày trong triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều
đình Huế” có từ đâu ? Caroline Herbelin giải thích :
“Tất
cả các tác phẩm đều đến từ bộ sưu tập của Bảo tàng Quai Branly. Chúng đến từ
nhiều nguồn khác nhau, từ bộ sưu tập của Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme),
quỹ triển lãm thuộc địa, bộ sưu tập của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Nhưng điều
thú vị là hầu hết các các tác phẩm này có một điểm chung là yếu tố quân sự. Các
họa sĩ Pháp, họa sĩ nghiệp dư Bolliand hay Paul Sarrut đều là quân nhân. Còn về
phía các tác phẩm Việt Nam, phần lớn chúng đến từ các bộ sưu tập cá nhân của
các quân nhân, bởi vì những tác phẩm đó được làm riêng cho người châu Âu”.
Tất
cả những tác phẩm được trưng bày đều được thống kê trong cơ sở dữ liệu của Bảo
tàng Quai Branly và trang web về triển lãm cùng với lời giới thiệu. Người xem
có thể truy cập và có thể tìm thấy dưới dạng ảnh số. Triển lãm là bước đầu của
một dự án đang được thực hiện. Hai nhà đồng phụ trách Sarah Ligner và Caroline
Herbelin hy vọng có thể kết hợp với đồng nghiệp để tổ chức một triển lãm tương
tự ở Việt Nam, nơi cũng lưu trữ rất nhiều hình ảnh và để hình về triều đình Huế
được lan truyền.
HÌNH
:
Gian
triển lãm “Cái nhìn giao thoa về triều đình Huế” (Regards croisés sur la Cour
impériale de Huế), Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac, Pháp, từ ngày 06/03 đến
30/06/2025. © RFI / Thu Hằng
----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Việt Nam
Việt
Nam: Kho báu duy nhất còn lại của triều Nguyễn ở Monnaie de Paris
Tạp
chí Việt Nam
Bảo
Đại : Từ hoàng đế Việt "lực bất tòng tâm" đến "thường dân"
Pháp
No comments:
Post a Comment