Thuế
quan : Donald Trump làm cho nước Mỹ hay Trung Quốc vĩ đại trở lại ?
Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 04/04/2025 - 13:52 - Sửa đổi ngày: 04/04/2025 - 13:54
Ngày
thứ 2 sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên chiến thương mại với cả thế giới,
đây vẫn là đề tài được các báo Pháp hôm nay 04/04/2025 quan tâm. Trên trang nhất,
báo thiên tả Libération nói ngắn gọn « Cả thế giới nếm mùi thuế
quan ». Báo công giáo La Croix nhận định : « Cơn sóng thần thuế
quan càn quét hành tinh ». Báo thiên hữu Le Figaro chú ý đến « Chiến
tranh thương mại : Liên Âu tìm cách đáp trả ».
HÌNH
:
(Ảnh
tư liệu ) - TT Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề
thượng đỉnh G20, tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019. © Kevin Lamarque /
Reuters
Thương
mại : Liên Âu buộc phải giảm lệ thuộc vào Mỹ
Không
chỉ dành cả tựa trang nhất « Trump phát động Thế chiến Thương mại » và
bài xã luận « Thuế quan : nguy cơ leo thang xung đột vượt tầm
kiểm soát », cho đề tài thuế quan của Donald Trump, Le Monde còn
giới thiệu với độc giả bài phỏng vấn Cecilia Malmstrom, cựu ủy viên thương mại
châu Âu : « Liên Âu cần giảm lệ thuộc vào Mỹ ».
Cho
rằng châu Âu phải cứng rắn hơn với chính quyền Trump, nhưng bà Cecilia
Malmstrom cũng nhận định Bruxelles đang thận trọng, tránh làm Washington mếch
lòng trong hồ sơ thuế quan vì muốn thương lượng với Washington về hồ sơ chiến
tranh Ukraina. Đối với nhiều nước châu Âu, thuế quan của Trump không đáng lo ngại
bằng hồ sơ chiến tranh Ukraina.
Về
biện pháp phản đòn của Liên Âu, cựu ủy viên thương mại Cecilia Malmstrom lưu ý
châu Âu cần chọn những sản phẩm vừa mang tính biểu tượng của Mỹ vừa được sản xuất
tại các bang của đảng Cộng Hòa, nhất là những mặt hàng mà Liên Âu dễ nhập khẩu
từ các nước khác để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng châu Âu. Ngoài ra,
theo cựu ủy viên thương mại châu Âu, Bruxelles phải dẫn đầu một liên minh, chẳng
hạn với New Zeland, Hàn Quốc hay Nhật Bản, những nước chia sẻ chung các giá trị
và quy tắc với Liên Âu, thậm chí lập và duy trì lâu dài một nhóm trong Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới với các các biện pháp trả đũa Hoa Kỳ.
Tuy
nhiên, Liên Âu cũng phải chú ý đến mối nguy từ Trung Quốc : Dư thừa về sản
xuất công nghiệp, Trung Quốc sẽ tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang châu Âu, gây
ra hậu quả về việc làm tại khối 27 nước.
Sự
khởi đầu một trò chơi hủy diệt ?
Vẫn
liên quan đến phản ứng đáp trả của châu Âu, bài xã luận của Le Figaro chơi chữ,
đặt câu hỏi « Châu Âu có bao nhiêu sư đoàn ? », ý
nói châu Âu có nhiều phương tiện trả đũa hay không ?Trong một động thái
chưa từng có, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khuyến nghị các công ty Pháp
ngừng mọi khoản đầu tư vào Hoa Kỳ trong khi chờ đợi cuộc đối đầu với châu Âu được
làm rõ. Và như thường lệ, câu hỏi vẫn là đàm phán hay trả đũa ? Liên Âu vẫn
chưa đưa ra được lập trường chung.
27
nước đều biết Liên Âu có một công cụ có sức hủy diệt được ví với vũ khí hạt
nhân, được gọi là « Công cụ chống lại sự cưỡng ép », có
khả năng tấn công mạnh vào hai lĩnh vực mà hiện giờ Mỹ thống trị : tài chính và
công nghệ. Nhưng để làm được điều này, Le Figaro lưu ý là Liên Âu phải bảo đảm
rằng phương thuốc chữa bệnh không gây hậu quả tệ hại hơn cho chính căn bệnh đó,
bởi vì đáng tiếc là trong hai lĩnh vực quan trọng này, nhiều năm « vô
lo, vô nghĩ » đã khiến châu Âu rơi vào tình trạng lệ thuộc rất
nguy hiểm vào Mỹ.
Các
gã khổng lồ công nghệ của Mỹ : Nạn nhân liên đới
Trang
kinh tế của báo Le Figaro hướng đến « Các gã khổng lồ công nghệ của
Mỹ : Nạn nhân liên đới », cho biết vào đầu phiên giao dịch
trên sàn chứng khoán sáng hôm qua, cổ phiếu của Apple đã giảm đến 9%, Amazon và
Meta -7%, Tesla và Nvidia - 5%, Goole - 3,6% và Microsoft - 2%.
Cuộc
chiến thương mại do Donald Trump khởi xướng chủ yếu nhắm vào hàng hóa thương mại,
nhưng theo Le Monde, thuế quan cũng ảnh hưởng nặng nề đến các gã khổng lồ công
nghệ sản xuất linh kiện, thiết bị công nghệ, như hãng Apple, Tesla và Nvidia
(nhà cung cấp linh kiện) hoặc Amazon (khâu vận tải). Làn sóng thuế nhập khẩu nhắm
vào châu Á thực sự là một cơn động đất đối với các tập đoàn công nghệ nói trên,
vốn lệ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng tại châu Á.
Trung
Quốc, « công xưởng thế giới » về điện tử cho các tập
đoàn lớn của Mỹ, là nạn nhân đầu tiên hứng chịu cơn thịnh nộ mang tên Donald
Trump. Thuế quan nhắm vào một số lĩnh vực sẽ lên tới 54%. Tập đoàn Tesla của
Elon Musk, vốn dĩ sản xuất một nửa số xe của mình tại Thượng Hải, có thể sẽ chịu
tác động nặng nề nhất. Tương tự là tập đoàn Apple, do sản phẩm chủ lực của hãng
là iPhone vẫn chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Theo kinh tế gia người Mỹ
Brad Setser, hàng rào thuế quan nhắm vào Trung Quốc có thể khiến giá bán một
chiếc điện thoại thông minh (hiện giờ là 400 - 450 đô la), tăng thêm hơn 230 đô
la tại Hoa Kỳ.
Điều
đáng nói là những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ sẽ không thể tìm nơi trú ẩn tại
các quốc gia châu Á khác, nơi họ đã dịch chuyển một phần hoạt động sản xuất
trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, bởi vì Ấn Độ, Đài Loan, Việt
Nam, Thái Lan và Cam Bốt đều bị áp mức thuế rất cao.
Trái
lại, theo Le Figaro, đối với ngành bán dẫn thì vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn.
Thông báo áp thuế trừng phạt 32% đối với hàng nhập khẩu từ Đài Loan ban đầu đã
gây choáng váng cho hòn đảo, nơi đặt trụ sở của TSMC, công ty hàng đầu thế giới
về chip tiên tiến đóng vai trò thiết yếu trong smartphone, máy tính và bộ xử lý
đồ họa (GPU), một mạch điện tử có khả năng thực hiện các phép toán ở tốc độ
cao, mang tính quyết định trong lĩnh vực AI. Nhưng vài giờ sau đó, Nhà Trắng đã
nói rõ là những linh kiện nói trên tạm thời sẽ không bị ảnh hưởng.
Đây
là điều an ủi cho lĩnh vực bán dẫn. Do chi phí sản xuất các sản phẩm lắp ráp tại
châu Á tăng lên, nên các tập đoàn lớn của Mỹ hoặc sẽ phải giảm mức lợi nhuận hoặc
chuyển gánh nặng cho người tiêu dùng hoặc người bán lại sản phẩm, cả ở Mỹ và
các thị trường khác, trong đó có cả Liên Âu.
Thế
nhưng, thuế quan mới của Trump nhắm vào ngành công nghệ đặc biệt có lợi cho …
Trung Quốc. Trong các lĩnh vực đồ điện tử, ô tô điện, thương mại điện tử..., Bắc
Kinh đều có những công ty hàng đầu, cùng với những công ty như Lenovo, Xiaomi,
BYD, Alibaba và Temu, để cạnh tranh với Apple, Tesla và Amazon của Mỹ. Le
Figaro kết luận Trung Quốc có thể đẩy nhanh tấn công vào châu Âu và các thị trường
mới trỗi dậy.
Trump
đóng đinh hành quyết ngành công nghệ Mỹ
Tương
tự như Le Figaro, báo kinh tế Les Echos cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực
công nghệ Mỹ. Trong bài viết « Trump đóng đinh hành quyết ngành
công nghệ Mỹ », báo kinh tế Pháp trích dẫn nhận định của nhà phân
tích nổi tiếng về ngành công nghệ, Daniel Ives, xem quyết định thuế quan mới của
Trump là « kịch bản tồi tệ nhất trong số những kịch bản tồi tệ
». Điển hình nhất phải kể đến Apple. Tập đoàn Mỹ trong nhiều thập kỷ
qua đã đầu tư gần như toàn bộ dây chuyển sản xuất vào châu Âu, chủ yếu là Trung
Quốc, và cả ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và gần đây là Ấn Độ.
Từ
MAGA đến "Đưa Trung Quốc Vĩ Đại Trở Lại"
Đa
phần bài viết hôm nay của Les Echos là dành cho hồ sơ thuế quan của Trump,
trong đó đáng chú ý là bài phỏng vấn Trinh Nguyen, kinh tế gia của ngân hàng
Natixis CIB ở Hồng Kông, chuyên gia về các nền kinh tế mới trỗi dậy của châu Á,
với nhận định các nước trong vùng sẽ chịu nhiều tác động từ biện pháp thuế quan
mới của Trump và có nguy cơ xích lại gần Trung Quốc.
Các
nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt bị Trump nhắm tới, nhưng lại có
ít khả năng đáp trả. Việt Nam, theo chuyên gia Trinh Nguyên, là nạn nhân của sự
thành công của chính mình, bởi trong những năm qua, Việt Nam đã gia tăng đáng kể
xuất khẩu sang Mỹ. Để tổng thống Mỹ giảm thuế suất xuống mức hợp lý hơn, Việt
Nam phải mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn để tái cân bằng cán cân thương mại với
Hoa Kỳ.
Đối
với chuyên gia Trinh Nguyên, Việt Nam có thể đẩy mạnh thêm các thương vụ mua
trang thiết bị quốc phòng hay nguồn năng lượng của Mỹ. Thế nhưng, khả năng tài
chính của Việt Nam chỉ có hạn. Một số nước khác, ví dụ Bangladesh, thậm chí còn
hoàn toàn không có nguồn lực cho những thương vụ như vậy. Họ có thể hy vọng
chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường lớn khác. Nhưng châu Âu hiện cũng có
xu hướng tự bảo vệ mình và Trung Quốc không phải là nước nhập khẩu lớn. Các nước
châu Á cũng có thể triển khai một số kế hoạch tái thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Nhưng chắc chắn là sự tăng trưởng của các nước châu Á này sẽ bị ảnh hưởng.
Về
phía Trung Quốc, do cũng bị áp thuế cao nên Bắc Kinh sẽ tìm cách xuất khẩu thêm
sang các nước châu Á khác. Các nước châu Á luôn cố gắng duy trì vị thế cân bằng
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng khi chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn của
riêng Hoa Kỳ, thì Donald Trump có thể khiến châu Á xích lại gần Bắc Kinh hơn, tức
là Trum có thể « làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại ».
« Donald
Trump tự tay phá hủy hệ thống mang lại sự thịnh vượng cho Mỹ »
Quan
tâm đến lịch sử thương mại, trong khi La Croix trên trang nhất nói rằng Trump
sang trang 40 năm tự do thương mại, Libération giới thiệu bài phỏng vấn sử gia
kinh tế Kenneth Bertrams. Vị giáo sư tại Đại học Tự do Bruxelles của Bỉ giải
thích rằng quyết định thuế quan của Donald Trump là sự tuyên chiến thương mại cực
kỳ hung hăng, thô bạo nhắm vào không chỉ các đối thủ cạnh tranh, mà với cả các
đồng minh truyền thống, phá vỡ trật tự kinh tế do chính Mỹ lập ra sau Đệ nhị Thế
chiến và được hưởng lợi nhiều từ trật tự này.
Đối
với sử gia kinh tế Kenneth Bertrams, sau khi dựng bức tường chống di dân ở biên
giới với Mêhicô, ông Trump dựng lên bức tường thương mại. Bằng cách này, Donald
Trump chuẩn bị chấm dứt chính sách thương mại tự do mà Hoa Kỳ đã tạo ra từ năm
1945. Và qua đó, Donald Trump phá hủy chính khuôn khổ của một hệ thống đã tạo
nên sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và sự thịnh vượng của phần lớn thế giới công nghiệp,
đặc biệt là ở châu Âu, nhưng bỏ qua các nước nghèo được gọi là « thế
giới thứ ba » trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là ở châu
Phi.
Giáo
sư Kenneth Bertrams nhấn mạnh các biện pháp của Trump không củng cố sức mạnh
cho Hoa Kỳ về thương mại, bởi vốn dĩ Hoa Kỳ đã đạt được điều này, mà đây là một
phần của cuộc chiến tổng thế chống lại chủ nghĩa tự do, cả về thương mại và
chính trị, văn hóa. Câu hỏi đặt ra bây giờ là thế giới sẽ được tổ chức như thế
nào nếu như Hoa Kỳ rút lui khỏi những gì chính họ đã góp phần dựng lên. Điều
này vừa thú vị vừa cực kỳ đáng lo ngại.
Châu
Âu làm cột trụ NATO : Nhiệm vụ liệu có khả thi ?
Về
quốc phòng, nhân cuộc họp của các ngoại trưởng khối NATO tại Bruxelles, Le
Monde nói về khả năng châu Âu thay Mỹ trở thành cột trụ trong khối NATO.Một số
người nói đến « trụ cột châu Âu » trong Liên Minh Bắc
Đại Tây Dương, một số khác lại nói đến « châu Âu hóa » NATO,
thậm chí là « NATO 3.0 » ... Đối với Le Monde, dù
nói thế nào thì cũng là để thể hiện một thực tế : chính quyền các nước khối
27 nước đã nghĩ tới chuyện Liên Hiệp Châu Âu phải có trách nhiệm hơn đối với quốc
phòng tập thể của cả khối NATO, mà suốt 75 năm qua vẫn do Hoa Kỳ lãnh đạo. Việc
chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump quay lưng lại với Lục địa già đặt ra
một thách thức lớn cho Liên Hiệp Châu Âu.
Trong
bài viết « Việc xây dựng khó khăn ‘một cột trụ châu Âu’ trong
NATO », Le Monde nhắc lại là châu Âu đã bắt đầu bước vào thế trận
để cố gắng đề xuất sự tái cân bằng này, trước tiên về mặt tài chính, sau đó là
đến trang thiết bị và việc triển khai quân đội. Còn về khả năng thay đổi cơ chế
quản lý của NATO để các nước châu Âu đảm nhận nhiều trọng trách hơn về quân sự
thì các thành viên NATO vẫn chưa sẵn sàng thảo luận.
Hiện
tại, không một nhà ngoại giao nào chắc chắn về mục tiêu thực sự về dài hạn của
chính quyền Donald Trump, nhưng tất cả đều khẳng định rằng « cần
phải làm nhiều hơn nữa ». Camille Grand, cựu phó tổng thư ký
NATO, một trong các đồng tác giả của nghiên cứu « Một thỏa thuận
xuyên Đại Tây Dương mới » của Trung tâm Belfer, thuộc Đại Học
Harvard của Mỹ thực hiện vào tháng 02/2025 cho biết « câu hỏi đặt
ra là liệu quá trình chuyển đổi sẽ được thực hiện theo cách có tổ chức và phối
hợp với Mỹ hay là với hàng loạt quyết định đột xuất ».
Theo
tài liệu được Le Monde trích dẫn, một số nhà nghiên cứu ước tính rằng để xây dựng
một « cột trụ châu Âu » trong NATO, Liên Âu sẽ phải
gánh vác 70-80% lực lượng được triển khai ở sườn đông NATO và các thiết bị
quân sự cần thiết cho một chiến dịch quy mô lớn : máy bay vận tải xe tăng, thiết
bị tình báo, giám sát và trinh sát, phương tiện tác chiến điện tử, phòng không,
tên lửa tầm xa …
----------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - HOA KỲ - THUẾ QUAN
Hà
Nội họp khẩn sau khi Trump thông báo áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam
ĐIỂM
BÁO
Thuế
hải quan của Donald Trump gây náo loạn toàn thế giới
MỸ
- THUẾ QUAN - CHỨNG KHOÁN
Mỹ
tấn công thương mại toàn cầu: Thị trường chứng khoán thế giới hoảng loạn
No comments:
Post a Comment