Sài Gòn và
giấc mộng hòa giải năm mươi năm
https://diendantheky.net/le-hoc-lanh-van-sai-gon-va-giac-mong-hoa-giai-nam-muoi-nam/
HÌNH
:
https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/04/Duong-pho-Sai-Gon-nam-1915.jpg
Đường
phố Sài Gòn năm 1915
https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/04/Saigon_City_Hall_1968.jpg
Tòa
Đô chánh Sài Gòn năm 1968.
Những
ngày này năm mươi năm xưa, dưới tàn phượng đỏ hoa trước sân Khoa học đại học đường
giữa Sài Gòn, tôi lắng nghe lời chị bạn học con vị trung tá Việt Nam Cộng Hoà.
Vân vê tà áo tím, tiếng chị thì thầm như gió lùa qua tàn phượng…
“Ba
tôi nói năm xưa bỏ Hà Nội vô Sài Gòn dù sao cũng còn trong nước mình. Bây giờ
ra đi nữa thành tha phương cầu thực, lúc sống xa ông bà, khi chết chẳng được về
quê! Ba tôi nói, Miền Nam với những người di cư chẳng muốn chiến tranh đâu. Dù
không an tâm lắm, ba tôi vẫn ở lại, dù sao cũng người Việt với nhau, thắng trận
rồi chắc họ hởi lòng hởi dạ rộng rãi với đồng bào, kề vai sát cánh xây dựng quê
hương…”
Vài
tháng sau đó, ba của chị bạn vào trại học tập cải tạo. Được dặn đem theo quần
áo mùng mền đủ dùng cho ba mươi ngày, ông ở trong đó bảy năm trời với mấy lần đổi
trại ra tận miền Bắc. Mẹ ông mất trong thời gian ấy. Giấc mơ người Việt với người
Việt lụi tàn, ông ra đi theo chương trình H.O., nhắm mắt nơi đất khách. Dù vĩnh
viễn không trở về Việt Nam, Sài Gòn, ông vẫn theo dõi với tiếng thở dài thấy
quê nhà ngày càng lún sâu vào tụt hậu…
Khi
thấy Việt Nam loay hoay nửa sau thập niên 1970, không có giải pháp phát triển
đúng đắn, hữu hiệu, cả nước tan hoang, tôi tiếc vô cùng kiến thức, kinh nghiệm,
tấm lòng của những người con nước Việt như ông và bạn bè ông đang tàn tạ trong
trại cải tạo!
Cậu
sinh viên năm xưa nay đã là ông già hưu trí bảy mươi, ngó lại sự đời như mây
khói bay mau. Trong năm mươi năm, đất nước ông gắn quá chặt vào cặp chữ chân/ngụy,
ngó lơ những cái bắt tay thâm tình… Dịp kỷ niệm năm mươi năm ngày 30/4, ông lại
thấy chút cơ hội cho hai chữ HÒA GIẢI mà cả nước mong chờ từ khi hòa bình, thống
nhất…
Chiến
tranh lùi xa mấy thế hệ, các chữ thắng thua, phải trái nên được quên đi để chỉ
nhớ hai chữ đồng bào thì mới hòa giải với nhau được. Năm mươi năm đủ dài chưa để
người trong một nước thương yêu, tôn trọng nhau?
Khi
bước chân tới một địa phương mới, phép tắc bình thường là bạn phải tôn trọng
con người, phong tục địa phương đó, nên tìm hiểu trước tâm lý, nếp sống, phong
tục địa phương để có cách cư xử cho phù hợp.
Sài
Gòn là địa danh tiêu biểu cho Nam Kỳ Lục Tỉnh. Ngay sau khi chiến cuộc Trịnh –
Nguyễn tạm dừng năm 1672, chúa Nguyễn đã mang quân vào Nam bình định đất Sài
Gòn. Từ đó trở đi, Sài Gòn luôn là yếu địa của miền Nam, nơi đầu sóng ngọn gió
mở cõi, giữ cõi và phát triển kinh tế Nam Kỳ. Từ đó tới nay ba trăm rưỡi năm,
hơn hai lần chiều dài lịch sử lập quốc của Canada, địa danh Sài Gòn luôn vang vọng
trong đời sống cộng đồng và từng con người Nam Kỳ. Các đời vua chúa, Pháp thuộc,
cộng hòa theo nhau qua đi, hai chữ Sài Gòn thân thương ở lại. Ba trăm rưỡi năm,
Sài Gòn là sản phẩm, là thành quả người Nam Kỳ mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp,
bao đời cùng đổ mồ hôi và xương máu dựng nên. Và, nào chỉ có dân Nam Kỳ Lục Tỉnh,
đất Sài Gòn từ nửa đầu thế kỷ 20 là nơi dân mọi miền đất nước đổ về. Vùng đất rộng
lòng dung chứa này thành quê hương của tất cả cư dân. Thời tiết, hình ảnh, âm
thanh của Sài Gòn in bóng và đồng vọng trên tình cảm mỗi người. Trong mỗi tấm
lòng dân tha thiết hai chữ Sài Gòn…
“Lòng
người lòng đất cảm thông nhau” (Kiên Giang)
Chính
vì vậy, Sài Gòn nên là cái tên chung của toàn bộ dân chúng vùng đất mới, không
nên của riêng ai, của một nhóm người nào, một khuynh hướng chính trị nào, một
tôn giáo nào…
Vẫn
biết biết trong vài trường hợp tên quốc gia hay vùng đất có thể được thay đổi.
Sự thay đổi xảy ra khi người dân trên đất đó muốn đổi tên để phản ánh lịch sử tổng
quát và sâu xa hơn cái tên đang có. Hoặc tên mới phục vụ cho tầm nhìn xa gắn liền
với giá trị lớn. Và quan trọng nhất, sự đổi tên phải được lòng dân ủng hộ. Lòng
dân do trưng cầu dân ý hay do thăm dò ý dân xác định, không phải do phát biểu của
một vài nhân vật!
Hai
chữ Sài Gòn là tâm sự sâu sắc của người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh. Muốn biết tâm sự
này chỉ cần mở một cuộc thăm dò ý dân công khai và trung thực. Hoặc, chỉ cần chịu
khó lê la từ giảng đường đại học tới ghế cà-phê vỉa hè là biết. Bài viết này
tin rằng, dịp năm mươi năm ngày hòa bình trở lại, nếu tên Sài Gòn được trang trọng
đặt cho vùng đất tương xứng với lịch sử mở cõi và tương xứng với lòng dân, việc
đó sẽ có ý nghĩa hòa giải rất lớn.
Lòng
người tụ lại sau ly tán. Vận nước thịnh lại sau thời gian dài tụt hậu!
Ngày
15 tháng 4 năm 2025
Lê
Học Lãnh Vân
No comments:
Post a Comment