Sài
Gòn ơi! ta đứt ruột yêu thương!
https://diendantheky.net/nguyen-gia-viet-sai-gon-oi-ta-dut-ruot-yeu-thuong/
Khi
bảy tuổi, vì có dấu hiệu cận thị nên tôi đã về Sài Gòn, lúc này đã là Tp HCM. Bảy
tuổi là lúc nhận thức môi trường xung quanh đã gần như nguyên vẹn nhứt. Thập
niên 80 của thế kỷ trước thành phố vắng người, không quá ồn ào xô bồ.
Sài
Gòn vẫn còn đó những người Sài Gòn lịch sự, cởi mở, nói chuyện ngọt xớt.
Hầu
như vài tháng là tôi lại được về Sài Gòn theo chưn ba đi mua hàng. Cung đường từ
cầu Nhị Thiên Đường kéo dài tới cầu Chà Và, Lý Thường Kiệt và chợ Tân Bình là
cung đường quen thuộc. Ai muốn hỏi tôi về cách mà Tân Bình thời đó sống ra sao
tôi sẽ kể lại cho nghe không thiếu chữ nào.
Sài
Gòn có những âm thanh rộn ràng, âm thanh phố thị phồn hoa. Tôi nhớ bài nhạc “Một
mai anh biệt kinh kỳ” của Minh Kỳ có câu:
“Tám
hướng bốn phương trời mây
Thôi
nhé anh đi từ đây
Kỷ
niệm nào không có vui hay buồn
Chiều
không có hoàng hôn
Tình
nào hơn nước non.”
Thế
hệ tôi sanh sau 1975, nhưng lại hưởng sự đậm đà của nhạc vàng trước 1975 khi những
năm 80 trong gia đình vẫn còn lưu giữ dĩa và băng cassette.
Có
một giọng ca tên là Mỹ Thể tôi ấn tượng từ bài “Biệt kinh kỳ” của Minh Kỳ, Hoài
Linh. Bạn thử nghe lại cái bài nhạc cũ đó đi! thâu thanh rất đặc biệt, mở đầu
nghe tiếng xe cộ chạy, tiếng bóp kèn tin tin, cái ồn ào của đô thành Sài Gòn
xưa đó.
Có
một đứa con nít còn ở quê lúc đó nghe cực kỳ tò mò, nó gợi sự háo hức về Sài
Gòn. Những năm đã về Sài Gòn, về Sài Gòn học đại học, ăn nằm nát cái đất Sài
Gòn nhưng những âm thanh trong “Biệt kinh kỳ” tôi không bao giờ quên.
Một
giọng ca cao vút, khàn khàn, có những nốt trầm giọng mũi rất lạ, rất sang trọng,
nghe tình cảm da diết, cái da diết đổ đốn với tình cảm nồng nàn tình tứ nghe rất
ngộ cất lên:
“Bạn
ơi! quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày
mai tôi đã đã đi xa rồi.
Thành
đô lưu luyến chắn bước chân tôi
Trước
giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi
Kỷ
niệm buồn vui mãi ghi trong hồn tôi.”
Bài
đã hay và giọng cũng lạ.
Tôi
đã bước đi ra khỏi Sài Gòn hàng vạn lần, tôi đã bước chân về lại Sài Gòn hàng vạn
lần, có những lúc đi lặng lẽ, về một mình, có những lúc vui ngất trời, có những
lúc cắn đắng trong lòng không thể diễn tả, nhưng hành trang là tiếng còi xe của
thành đô Sài Gòn trong bài hát này, cái giọng đó nó ám ảnh, nó làm lòng bớt
chơi vơi khi rời Sài Gòn.
“Bạn
ơi! khi nào ai hỏi đến tên tôi
Đời
tôi lính chiến cánh chim tung trời
Ngày
nào khi đất nước hết binh đao
Giữa
đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu
Trở
về thành đô nắm tay ta mừng nhau.”
Là
thế hệ sanh sau 1975 nên trong lòng tôi có một nửa “lịch sử sau 1975” do được
giáo dục trong nhà trường, thấm nhuần sự tuyên truyền ra rả trên radio và đài
truyền hình, thành ra con người của tôi có những cái hơi lạ.
Là
thanh niên thế hệ HCM mà! Chối bỏ cũng đâu có được.
Sài
Gòn mình yêu nó qua nhạc vàng là bình thường, cái đề tài nhạc vàng này đã nói
nhiều lần rồi. Cái mà tôi nói là nhạc sau 1975, có nhiều bài nhạc kêu là đỏ
nhưng cũng không đỏ mấy, nó có tình cảm thiệt, nghe nhiều nên rất nhớ nó.
Tôi
yêu Sài Gòn, thương những cây me Sài Gòn là từ hai bài nhạc sau 1975. Những năm
Polpot đánh biên giới Tây Nam có bài “Ngày mai anh lên đường” qua giọng ca của
ca sĩ nào tôi không nhớ. Nhưng giờ tôi có thể thuộc lòng và hát lại:
“Màn
đêm buông trên đường hàng me lung linh ánh đèn
Đêm
nay đi bên em giữa lòng thành phố yêu thương
Ngày
mai anh lên đường, ngày mai anh ra chiến trường
Dù
xa nhau muôn trùng mùa thu xôn xao lá vàng
Em
ơi anh xa em vẫn gần thành phố thân thương.”
Một
bài nhạc nó đi vào lòng người có nhiều khi nó không cần xuất sắc, cái cần là nó
ra đời đúng lúc, trong tình cảnh nào đó của lịch sử và nó khơi gợi đúng tình cảm
của thời đó.
Thời
bao cấp khó khăn, thiếu ăn thiếc mặc, thiếu đủ thứ, trời thì tù mù không có điện,
đèn dầu hiu hắt. Xóm làng thê lương vì mai có người vượt biên, mai có kẻ tử trận
từ chiến trường Campuchia báo về. Rồi không biết tương lai sẽ ra sao.
Vậy
là nghe bài nhạc “đêm nay đi bên em giữa lòng thành phố yêu thương”, “em ơi anh
xa em vẫn gần thành phố thân thương” nó làm lòng người ta chùng xuống. Mà tình
cảm thiệt, có khi sướt mướt và bơ vơ nữa.
Lúc
đó tôi còn con nít không biết yêu thương gì đâu. Nhưng khi lớn lên,khi biết yêu
tôi lượm lặt hết những ký ức thì tôi lại có cảm giác rất ngậm ngùi mỗi khi nghe
lại bài nhạc này.
“Con
đường có lá me bay
Chiều
chiều ta lại cầm tay nhau về
Con
đường đưa bước chân đi
Êm
êm đá lát lòng nghe bồi hồi.”
Khi
18 tuổi, thi tốt nghiệp xong dọt về Sài Gòn học đại học, ngồi ghế giảng đường,
biết mùi đô thị lớn. Tôi học ở Nguyễn Văn Cừ và Đinh Tiên Hoàng. Lang thang xe
đạp từ Ngã sáu Cộng Hòa theo Nguyễn Thị Minh Khai ra Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng,
Tôn Đức Thắng, Nguyễn Du, Lý Tự Trọng.
Rảnh
là vô thư viện quốc gia ngồi lì, đọc sách say mê, học bài ngoài hành lang. Ngày
Chúa Nhựt toàn trong thư viện. Chiều thì vô lội trong nhà văn hóa Lao Động
trong Tao Đàn.
https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/04/nhung-hang-me-tren-duong-pho-sai-gon-7.jpg
Những
hàng me trên đường Duy Tân, Sài Gòn trước 4/1975.
https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/04/nhung-hang-me-tren-duong-pho-sai-gon-24.jpg
Những
hàng me trên đường Catinat/Tự Do, Sài Gòn trước 4/1975.
Sài
Gòn có nắng thì những hàng me vẫn che chở cho tôi. Sài Gòn mưa thì me rụng lả tả,
li ti đầy tóc. Mùa hè tới ve kêu đầy trời, mùa lá me non thoang thoảng làm nhiều
khi ngất ngây.
Me
thường trổ bông vào mùa mưa, bông cũng nghe mùi chua chua, trái đậu và chín vào
mùa Tết. Mùa mưa chạy ngang đường Nguyễn Du mùi me thơm ngào ngạt, lá me rớt li
ti trên tóc thiệt lãng man. Mùa hè ve kêu râm ran nhức nhối.
“Có
từ bao giờ
Hàng
me xanh ngát
Mà
nay đứng đó
Cho
anh làm thơ…
Con
đường ta qua
Đến
nay bao tuổi
Em
qua trăm buổi
Em
lại nghìn lần
Mà
sao bối rối
Khi
cầm tay nhau…”
Tôi
yêu Sài Gòn, thương lắm những con đường có lá me bay! Ghiền mùi me của những
con đường thơ mộng.
Con
đường có lá me bay, hàng me lung linh ánh đèn và thành phố yêu thương đã gắn bó
với tôi sơ sơ có mấy chục năm.
Bây
giờ tôi vẫn còn thói quen uống cafe mà đi ngang những con đường me.
Chạy
từ cầu Chà Và quẹo xuống Đông Tây, quẹo vô Nguyễn Thái Học thẳng lên Ngã Sáu
Gia Long, quày vô Lý Tự Trọng, quẹo trái Pasteur thẳng ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa về
Miền Đồng Thảo.
Hao
xăng hôn? Kệ, chạy qua những hàng me là khoái rồi! Qua trường của tôi, qua thư
viện của tôi. Những con đường, góc đường mà từng có một người tôi thương đã từng
bước qua.
Trong
cuộc đời mình tôi có thể quên gì thì quên chứ nhứt định không bao giờ quên những
người đã từng khóc ướt vai tôi ở giữa trời đất Sài Gòn.
Thành
phố, nơi có những người bạn sinh viên cùng giảng đường, có những người bạn tứ xứ
ở chung nhà trọ, những bạn quen khi đi coi ca nhạc, đi bơi lội, đi nhiều chuyện.
Bây giờ làm gì có khả năng tập hợp lại tụi nó y như hồi xưa.
Có
một khoảnh trời thành phố trong lòng, là những ký ức mà tôi đã bước qua.
“Con
đường có lá me bay
Chiều
chiều ta lại cầm tay nhau về
Con
đường đưa bước chân đi
Êm
êm đá lát lòng nghe bồi hồi.”
Tôi
có mấy chục năm khóc cười với đất Sài Gòn với bao nhiêu là tình, bao buồn bao
nhiêu vui, bao nhiêu đau đớn trong đó.
Sài
Gòn có những đêm mưa dầm dề, mưa ngập hẻm ngập đường. Những năm nằm trên gác trọ
trùm mền nghe mưa rơi, ôm cái cassette nghe nhạc.
Mưa
Sư Vạn Hạnh, mưa Nguyễn Du, mưa Cường Để, mưa Lữ Gia, mưa Hoà Hưng, mưa Trần
Hưng Đạo, mưa Bảy Hiền, mưa Quận 9, mưa An Lạc….thì mưa nào cũng dai nhách như
nhau.
Tôi
hiểu, tôi thương Sài Gòn từ những lần bị ngập xe tới yên.
Có
những năm đã xa rời thời đại học khi đã lớn rồi, nhiều đêm nằm nghĩ lại rồi cười
một mình, rồi lắc đầu, thở dài.
“Ðêm
vẫn chưa buông nhưng chiều dần tàn
Mây
tím giăng ngang trên trời Sài Gòn
Phố
phường chìm trong tiếng đời nỉ non
Lòng
ai như vấn vương, ai về chan chứa tình thương.”
Đã
50 năm Sài Gòn còn gì? Không còn gì nữa. Vì nó từ từ rời xa cái mốc 1975, càng
rời xa càng biến chất Sài Gòn.
Sài
Gòn mang tiếng là giàu, được cho rất nhiều mỹ tự mỹ miều nào là tình nghĩa, nào
là kiêu sa, nhưng người Sài Gòn, dân Nam Kỳ làm bán sống bán chết để tạo ra của
cải, tiền bạc. Nhưng số phận chánh trị giống như trò chơi con nít, suốt đời cứ
toàn đi trước rồi lại về sau, nỗi buồn chất ngất dâng cao, tình người chỉ là cứu
cánh còn lại.
Đường
phố Sài Gòn đầy tiếng đ-ịt mẹ, những tiếng chua lè chua lét.
Sài
Gòn mãi là Sài Gòn trong tình thương của người Lục Tỉnh, cái cố hữu đó cứ giữ
hoài giữ quỷ, cho dù thời thế đảo điên, lòng người điên đảo, dầu thế nào cũng
không bao giờ bỏ. Sài Gòn niềm thương nỗi nhớ, dạt dào ở khắp muôn nơi.
Không
phải nhắc hoài chỉ là vọng tưởng đâu! Nó là tình thiệt trong khả năng.
Năm
chục năm à? Chúng ra sẽ ngồi lại quán cafe xưa, ăn uống thả ga, hàn huyên tâm sự,
nói chuyện lịch sử huỵch tẹt cả ngày.
Nhắc
tới cái mốc 1975 ta sẽ nhớ tới cái buồn thiên cổ, đời buồn, rất buồn, vô cùng
buồn. Nghe đau quá chừng đau!
Người
Miền Nam phải đau, phải bước qua biến cố và nghịch cảnh để biết nhìn, nhận thức
và trưởng thành. Phải sống và nếm để biêt trò đời của lịch sử.
Lời
Đức Phật nói trong Kinh Tăng Nhứt A Hàm rằng:
“Thân
ta được sanh ra từ nhơn gian, trưởng thành từ nhơn gian, cũng từ nhơn gian mà
thành Phật.”
“Sài
Gòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Sài
Gòn bây giờ cúi mặt xa nhau.”
Nguyễn
Gia Việt
No comments:
Post a Comment