“Đồng
Chí Và Anh Em” – Việt Nam Trước Vòng Xoáy Vào Quỹ Đạo Trung Quốc
Nguyễn Hồng Thạch | The Diplomat
Nguyễn
Phương Ngân biên dịch - Dự
án Đại Sự Ký Biển Đông
https://dskbd.org/2025/04/21/dong-chi-va-anh-em-viet-nam-truoc-vong-xoay-vao-quy-dao-trung-quoc/
Nguồn:
Thông tin Chính phủ.
Mặc
dù đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bằng nghi thức trang trọng nhất,
song, Việt Nam cần tránh bị lệ thuộc quá mức vào bất kỳ cường quốc nào.
Chuyến
thăm được tổ chức với niềm vinh dự chưa từng có: Ông Tập được Chủ tịch nước Việt
Nam Lương Cường đích thân ra sân bay đón vào ngày 14 tháng 4 và được Thủ tướng
Phạm Minh Chính chủ trì lễ tiễn vào ngày hôm sau với màn trình diễn của 54 cô
gái đại diện cho 54 dân tộc anh em Việt Nam.
Đặc
biệt hơn cả là phạm vi và mức độ của các cuộc tiếp xúc chính trị. Ông Tập đã có
các cuộc hội đàm riêng với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm và
Chủ tịch nước Lương Cường, cũng như hai cuộc gặp trên tinh thần giao lưu nhưng
thực ra là một hội đàm chính thức với Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Những
phiên họp này có sự tham gia của các phái đoàn cấp cao từ cả hai phía, phản ánh
sự phối hợp thể chế rộng rãi giữa hai hệ thống chính trị. Trong các cuộc hội
đàm và gặp gỡ đó, lãnh đạo Việt Nam đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ nhất trong
những năm gần đây để mô tả mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, khẳng định rằng
“phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của
Việt Nam” và “Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu
khách quan, lựa chọn chiến lược.”
Bên
lề sự kiện, các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có các cuộc
gặp riêng với Thường trực Ban Bí thư ĐCSVN và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam. Những cuộc gặp gỡ này cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược ngoại
giao toàn diện, vượt ra khỏi khuôn khổ của các chuyến thăm cấp nhà nước.
Đáng
chú ý, Trung Quốc đã đề cập khẩu hiệu từ thập niên 1950 “vừa là đồng chí, vừa
là anh em” để miêu tả quan hệ với Việt Nam. Cụm từ này được ông Tập nhắc lại
vào chuyến thăm tới Việt Nam năm 2023 và một lần nữa được nhấn mạnh trong chuyến
thăm tuần trước, cho thấy Bắc Kinh đang nỗ lực khôi phục nền tảng tư tưởng cho
mối quan hệ song phương. Trong suốt hơn 30 năm kể từ khi bình thường hoá quan hệ
ngoại giao giữa hai nước đến nay, Trung Quốc đã sử dụng cụm từ mang tính thận
trọng hơn: “đồng chí không phải đồng minh”. Việc chuyển trọng tâm sang “anh em”
cho thấy một nỗ lực có chủ đích của Bắc Kinh nhằm kéo Việt Nam gần hơn vào quỹ
đạo chính trị của mình trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng gay gắt.
Việc
nâng cấp quan hệ Mỹ – Việt vào tháng 9 năm 2023 rõ ràng là một cú sốc chiến lược,
buộc Trung Quốc phải phản ứng nhanh chóng. Chỉ ba tháng sau, ông Tập đã có chuyến
thăm Hà Nội nhằm nâng tầm quan hệ Việt – Trung lên một cấp độ mới: “Cộng đồng
chia sẻ tương lai” – một danh hiệu nằm ở cấp hai trong hệ thống phân loại quan
hệ đối ngoại năm bậc của Trung Quốc.
Cấp
độ này vẫn thấp hơn quan hệ của Trung Quốc với Nga, Pakistan và Triều Tiên, và
thậm chí có thể thấp hơn cả với Campuchia – quốc gia được Trung Quốc mô tả là
“mối quan hệ chung vận mệnh” và “tình bạn thép”. Campuchia cũng là một điểm dừng
chân trong chuyến công du hiện tại của ông Tập, và Trung Quốc vừa hoàn tất việc
nâng cấp Căn cứ Hải quân Ream trong tháng này, làm dấy lên quan ngại trong khu
vực về khả năng sử dụng căn cứ cho các hoạt động quân sự ở Biển Đông. Dự kiến,
ông Tập sẽ trao tặng hai tàu hải quân cho Campuchia trong chuyến thăm sắp tới.
Mỗi
lần Trung Quốc nâng cấp quan hệ với Việt Nam đều làm dấy lên lo ngại rằng Hà Nội
có thể bị kéo vào một cuộc đối đầu chiến lược với Mỹ. Lần này, cựu Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã lên tiếng cảnh báo, cho rằng Việt Nam đang bị lôi kéo vào nỗ lực
của Trung Quốc nhằm “làm tổn hại Mỹ”. Lịch sử đã nhiều lần cho thấy rằng ngả
quá sâu vào bất kỳ cường quốc nào, hay để mình bị cuốn vào một vòng ảnh hưởng
nhất định thường sẽ khiến Việt Nam phải trả giá bằng tự chủ chiến lược và con
đường phát triển dài hạn.
Điều
này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thuế quan với
Mỹ và đối mặt với mối đe dọa từ thuế nhập khẩu cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
không chỉ đến xuất khẩu mà còn đến toàn bộ nền kinh tế.
Trong
thế giới ngày càng phân cực như hiện nay, Việt Nam phải luôn cảnh giác. Những
nghi lễ ngoại giao chưa từng có, lời lẽ thân thiện và hàng chục hiệp định đã ký
kết không thể che lấp đi thực tế rằng: Việt Nam phải kiên định theo đuổi chính
sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương và cân bằng phục vụ lợi ích quốc gia
lâu dài. Không mối quan hệ nào – dù với Mỹ hay Trung Quốc – được phép làm suy
giảm khả năng đưa ra quyết định chiến lược của Việt Nam hoặc làm giảm vị thế quốc
tế của mình.
----------------
Nguyễn
Hồng Thạch
là nhà nghiên cứu thâm niên tại Viện ISEAS–Yusof Ishak, Singapore. Bản gốc bài
viết được đăng tại https://thediplomat.com/2025/04/comrades-and-brothers-is-china-pulling-vietnam-back-into-its-orbit/.
Nguyễn Phương Ngân là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
No comments:
Post a Comment