Đối
sách trước đòn thuế quan của Mỹ: Việt Nam trong thế khó
Thanh
Phương - RFI
Đăng
ngày: 14/04/2025 - 12:02
Mức thuế “đối
ứng” 46% đối với Việt Nam là một trong những mức thuế cao nhất mà tổng
thống Mỹ Donald Trump ban hành ngày 02/04/2025. Đòn thuế quan này, trên nguyên
tắc có hiệu lực từ ngày 09/04 nhưng được tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, có thể
sẽ gây tổn hại nặng nề cho tăng trưởng của Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ
thuộc vào xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là một trong những thị trường chính.
HÌNH
:
Tôm
xuất khẩu của Việt Nam tại một siêu thị ở bang Illinois, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày
03.04.2025. AP - Nam Y. Huh
Theo
chuyên gia Chu Thanh Tuấn, Đại học RMIT Việt Nam, trong bài viết tên trang web
của đại học này ngày 04/04, "các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm
dệt may, điện tử, da giày, thủy sản và đồ gỗ, đều phụ thuộc nặng nề vào thị trường
Mỹ. Gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hướng đến người tiêu dùng Mỹ.
Việc chính quyền Trump áp thuế cao như vậy có thể làm xói mòn lợi thế cạnh
tranh về giá, dẫn đến nguy cơ bị hủy đơn hàng và buộc doanh nghiệp hoặc phải chấp
nhận giảm biên lợi nhuận, hoặc phải chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực
khác".
Chuyên
gia Chu Thanh Tuấn nhấn mạnh, hệ quả không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất
khẩu trực tiếp, vì thuế quan nhắm vào hàng Việt Nam xuất đi Mỹ “có thể
gây gián đoạn trên toàn bộ chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm
nhu cầu trên nhiều lĩnh vực trong nước; ảnh hưởng dây chuyền tới các lĩnh vực
trong nước như logistics, tài chính, đóng gói và tuân thủ quy chuẩn”.
Nhưng
trả lời RFI Việt ngữ ngày 09/04/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch
kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, đưa ra một nhận định
khác về tác động của thuế quan Mỹ:
“Thứ
nhất, thuế này không phải là thuế song phương, mà mang tính đa biên rất rõ, tức
là ít nhiều cả thế giới này đều bị ảnh hưởng và cả thế giới sẽ bị đẩy lên một mặt
bằng lạm phát mới. Các mức giá cả sẽ cao hơn rất nhiều. Ngay cả ở Hoa Kỳ, các mức
giá từ điện tử, xe hơi, xăng dầu, thực phẩm sẽ đều tăng từ 15 đến 20%. Riêng trứng
gà đã tăng 56%. Điều này tạo ra một “khung kháng thể mới” cho người tiêu dùng Mỹ,
có nghĩa là việc tăng giá này sẽ làm cho họ quen dần với mức giá mới cho tất cả
các mặt hàng, trong đó có hàng Việt Nam.
Thứ
hai, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu của
quốc gia, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tới 70%.
Các mặt hàng của họ thường là điện tử, điện thoại, những mặt hàng mà người ta lắp
ráp ở Việt Nam để tận dụng các ưu thế về nhân công. Còn lại thì ngành dệt may bị
ảnh hưởng, vì “tạm nhập tái xuất” nhiều, tức là trị giá gia tăng không cao.
Ngành bị ảnh hưởng khá nhiều đó là nông sản, hải sản, như tôm, đồ gỗ, cà phê, gạo...
Nếu
nhìn tổng quát thì kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở. Điều này có nghĩa là
những “con đại bàng” lớn, như Nike, hoặc Intel, hoặc Samsung bị “trúng tên”. Mức
thuế này có thể làm chùn bước một số doanh nghiệp mà từ trước đến giờ vẫn tận
hưởng ưu thế về lao động.
Còn
lại các mặt hàng, chủ yếu là nông sản, thì bán theo hình thức FOB ( giá tại
cửa khẩu bên nước của người bán ), tức là giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu có thể
không đổi, nhưng giá vào Hoa Kỳ thì sẽ tăng. Trách nhiệm này thuộc về nhà nhập
khẩu Mỹ. Họ sẽ điều chỉnh, tái phân bố chi phí mới này để trung hòa vào chuỗi
cung ứng của họ, để người Mỹ, vốn đã có sức đề kháng mới về giá cả, sẽ không bị
tác động nhiều bởi mức giá mới này.
Sắp
tới nền kinh tế Mỹ có thể bị suy thoái, lạm phát sẽ tăng, người Mỹ sẽ phải đối
phó với rất nhiều hướng, chứ không chỉ có những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu
qua. Những nhà nhập khẩu Mỹ có thể quay lại thương lượng với người bán hàng Việt
Nam. Cũng có thể là hai bên sẽ thương lượng để tìm ra một mức giá hợp lý để người
xuất khẩu FOB có thể gánh một phần chi phí.
Còn
về phía các doanh nghiệp Việt Nam thì rõ ràng nếu họ bán giá FOB với mức như từ
trước đến nay cũng được. Có thể sức mua sẽ giảm, nhưng có những mặt hàng thì Mỹ
có thể không có chọn lựa nào khác, ví dụ như cà phê của Việt Nam thì quá tốt, họ
không thể chuyển qua chọn cà phê Brazil, vì nếu chọn thì họ đã chọn từ lâu rồi.
Tôm của Việt Nam thì rất ngon, nhưng họ có thể chọn của Thái Lan, có điều tôm của
Thái Lan thì cũng bị tăng giá.
Chính
phủ đã mạnh dạn thương lượng song phương để tìm ra một con đường chung cho cả
hai bên. Chính phủ cũng sẽ tiếp cận với các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi mức thuế này ( hầu hết các doanh nghiệp như Samsung, Intel, Nike, sang
Việt Nam đầu tư thì tìm những thị trường như thị trường Mỹ ), để có những đối
sách cần thiết, giúp họ giảm bớt chi phí của thuế 46% này." ”
Trước
những tác động của mức thuế 46%, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là “năn
nỉ” Hoa Kỳ nhẹ tay một chút. Hôm thứ năm tuần trước, 10/04/2025, chính
phủ Việt Nam thông báo là hai nước sẽ tiến hành đàm phán về một "thỏa
thuận thương mại đối ứng". Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp hôm
trước tại Washington giữa phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đặc phái viên của tổng bí
thư Tô Lâm, với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Ban đầu, ông Tô
Lâm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 45 ngày, nhưng rốt cuộc coi như sẽ có đến
90 ngày để đàm phán.
Trước
đó, Hà Nội đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán để hai bên giảm thuế nhập khẩu đối với
nhau xuống còn 0%, đồng thời cam kết sẽ “tiếp tục mua thêm các mặt hàng
Hoa Kỳ có thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu, kể cả các mặt hàng liên quan an ninh
- quốc phòng”.
Nhưng
không chắc là những cam kết giảm nói trên sẽ đủ để Hoa Kỳ nương tay. Chiến lược
gia tiền tệ kỳ cựu Bilal Hafeez, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Macro Hive,
cho biết để đưa cán cân thương mại của Hoa Kỳ từ thâm hụt xuống mức 0, các quốc
gia sẽ phải tăng cường tiền tệ, kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa trong nước,
để họ có thể mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ hơn và xuất khẩu ít hơn nhiều.
Vấn
đề là Việt Nam khó có thể làm những điều đó trong một thời gian ngắn. Trên trên
tờ The Economist ngày 07/04/2025, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang ghi nhận,
theo các dữ liệu mới nhất, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, Việt Nam đã chỉ
nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, những hàng hóa được áp dụng mức
thuế trung bình là 3%.
Tuy
nhiên, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, cân bằng lại trao đổi mậu dịch với
Mỹ không phải là quá khó đối với Việt Nam :
“Nếu
chỉ có thâm hụt mậu dịch thì dễ giải quyết, tại vì hiện nay dư địa về hàng hóa
của Mỹ cho Việt Nam còn rất lớn, như là đậu tương, gia súc, lúa mì. Lúa mì thì
trước đây mình mua của Mỹ, Canada, Úc, thậm chí của Ấn Độ, thì bây giờ mình có
thể ưu tiên mua của Mỹ, giảm mua từ các nước kia, đồng thời mua thêm khí hóa lỏng.
Hiện nay, ô tô cũng có thể là một mặt hàng mà người Việt Nam rất là thích, nhất
là ô tô Mỹ hay ô tô sản xuất tại Mỹ. Giả sử Toyota, Mercedes hay Volvo sản xuất
tại Mỹ và nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm hay thuế nhập khẩu giảm bớt, người
Việt Nam sẽ thích mua những ô tô đó. Nói chung, dư địa để cân bằng cán cân
thương mại là không có gì khó.”
Nhưng
vấn đề là đối với Peter Navarro, cố vấn thương mại của Trump, cho dù Hoa Kỳ và
Việt Nam cùng xóa bỏ thuế quan, thì thâm hụt thương mại 120 tỷ đô la vẫn còn
nguyên do những "gian lận phi thuế quan". Ông Navarro cáo
buộc Việt Nam trợ cấp cho hàng xuất khẩu của mình và hoạt động như một "thuộc
địa" ( colony ) sản xuất hàng hóa Trung Quốc.
Tuy
vậy, theo The Economist, trong một bài viết đăng trên mạng ngày 07/04, nếu
không thể sớm đạt được thỏa thuận, vẫn có thể có một số tia hy vọng cho Việt
Nam. Một là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp khó có thể rời bỏ Việt Nam ngay
lập tức. Các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời.
Họ sẽ không bỏ những dự án đó cho đến khi có một số thông tin rõ ràng về điểm đến
nào có thể tốt hơn.
Mặt
khác, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch VINACACAO, Việt Nam có thể
thích ứng với thuế quan mới của Hoa Kỳ, vì là một nền kinh tế "mở":
“Việt
Nam đã làm từ mười mấy, hai chục năm nay, tức là Việt Nam được biết là một nền
kinh tế mở, có nhiều đối tác international trade ( mậu dịch quốc tế ). Như tôi
nói ở trên, 35% xuất khẩu là sang Mỹ, đúng là đủ lớn, nhưng rõ ràng không phải
là tất cả xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn như với đối tác châu Âu chúng ta đã
có free trade agreement FTA ( hiệp định thương mại tự do ). Đó là một đối tác
thương mại rất lớn. Với nhiều nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, mình cũng có
FTA.
Việc
cải tổ kinh tế hoặc tăng độ mở của nền kinh tế thì Việt Nam đã làm từ lâu và
nay có thể làm cho nó sâu sắc hơn hoặc rộng mở hơn thôi. Bản thân các công ty
Việt Nam cũng hiểu là hiện nay không nên xuất khẩu thô, mà sẽ xuất khẩu hàng
thương hiệu ( brand ), bởi vì người tiêu dùng sẽ trung thành với thương hiệu,
chứ không trung thành với giá cả, chẳng hạn như Mercedes đã tăng giá không biết
bao nhiêu lần, nhưng người ta vẫn thích Mercedes thì người ta phải chịu như thế
thôi! TV cũng vậy, nếu bạn thích một nhãn hiệu TV nào thì bạn có thể trả giá
cao hơn chút xít. Vấn đề này là nằm trong tầm tay của chính phủ và doanh nghiệp.
Phần
lớn các doanh nghiệp vào Việt Nam để “tạm nhập tái xuất”, tức là chỉ sử dụng
các nguồn lao động rẻ hoặc là đất đai, thì tôi nghĩ là chính phủ sẽ hành động
nhanh và chính xác, tức là sẽ tiếp cận các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, bởi mức thuế 46% này. Chính phủ Việt Nam sẽ
tìm cách hỗ trợ họ, bằng cách giảm các chi phí đầu vào, thậm chí giảm thuế nhập
khẩu hoặc là giảm giá đất cũng là một cách giảm chi phí đầu vào, hoặc là delay
( hoãn lại ), tức là chưa cần bắt trả ngay các khoản đối với các doanh nghiệp
mà chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng hành với các doanh nghiệp để giảm cú sốc.
Chính phủ ra tay giúp đỡ trong ngắn hạn thôi, trong hai năm 2025 và 2026, để chờ
xem chính phủ Mỹ có vượt qua được midterm election ( bầu cử giữa kỳ ) 2026 hay
không. Trong cuộc bầu cử đó, chính người Mỹ sẽ hiểu rằng cái gì vô lý thì phải
dừng lại, chứ không thể mà “đơn đao phó hội”, tức là một mình nước Mỹ chống cả
thế giới!”.
Ấy
là chưa kể một đòn mạnh vào tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất khẩu của Việt Nam
có thể khiến đồng tiền Việt Nam giảm giá hơn nữa. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường thay thế, chẳng hạn
như châu Âu. Theo chuyên gia Thang Nguyen của Oxford Economics, Ngân hàng trung
ương Việt Nam thông thường vẫn quản lý đồng tiền Việt Nam sao cho giá trị của
nó theo sát đồng đô la - một lựa chọn phổ biến của các nền kinh tế nhỏ hơn, phụ
thuộc vào thương mại -, nhưng có lẽ họ sẽ phải để đồng tiền yếu đi để ứng phó với
thuế quan của Mỹ. Nhưng trớ trêu thay, một hành động như vậy có thể khiến Việt
Nam sẽ lại bị Mỹ cáo buộc là nước thao túng tiền tệ, như dưới chính quyền Trump
nhiệm kỳ đầu tiên!
---------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Việt Nam
Việt
Nam : “Bạn” hay “thù” trong chính sách đánh thuế của Trump ?
Tạp
chí Việt Nam
Tăng
nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của
TT Trump
Tạp
chí Việt Nam
Kinh
tế Việt Nam trong tầm ngắm của chính quyền Trump 2.0?
No comments:
Post a Comment