17/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/17/nhan-chuyen-may-bay-tau/
Dân
ta thời nay đã quen với việc đi lại bằng máy bay. Đủ kiểu bay, giá đắt giá rẻ đều
có, nhiều tiền cưỡi hãng xịn, ít tiền xài hãng bụi. Có lần tôi tham rẻ (mà thực
ra không rẻ) mua vé của hãng giá rẻ (ai cũng biết, nên không nói ra đâu), bị đủ
sự bực mình, lẩm bẩm ông chỉ dại lần này thôi, về sau thì chừa.
Chuyến
ấy khoang bay ồn ào như chợ vỡ, có cả gọi điện thoại cãi nhau chửi thề với người
ở nhà (lúc chưa cất cánh). Một bác lôi hẳn chiếc điếu cày ra định bắn thuốc lào
nhưng may tiếp viên phát hiện kịp (giờ vẫn không hiểu bác ấy tha khẩu bazoka
lên bằng cách nào). Lại thằng cu 4 – 5 tuổi gì đó cứ nhảy cỡn sang ghế tôi, đạp
vào bụng tôi, uống hộp sữa xong vứt toẹt vỏ sang, mẹ nó thì mải chơi game tỉnh
bơ. Còn kiểu ngồi gác chân lên ghế trước thì nhiều vô thiên khênh…
Thời
gian đầu có mấy hãng giá rẻ, dân sướng lắm. Thật ra có rẻ hơn so với hãng độc
quyền nhà nước VNA (bà con đọc là việt nam e lai) nên giới bình dân xúm vào giá
rẻ. Cứ rẻ là khoái, nhất là với người ít tiền. Ít tiền nhưng vẫn thích đi máy
bay. VNA giá vé cao, chủ yếu cho mấy ông bà lãnh đạo, cán bộ đi công tác, được
nhà nước, cơ quan đơn vị chi tiền vé, dẫu đắt mấy cũng phẩy tay chuyện nhỏ. Lạ ở
chỗ vé thì đắt, bay luôn đầy khoang nhưng hãng này bai bải than lỗ, có năm quốc
hội còn phải dành cả tiếng đồng hồ để bàn cách giải lỗ cho nó, chết cười.
Bị
bọn giá rẻ cạnh tranh ráo riết, hãng quốc gia dần tỉnh ngộ, về xu thế bình dân
hơn, giá hợp lý hơn. Lại thêm may mắn cho cả hãng lẫn dân chúng, bọn giá rẻ mồm
hô vé chỉ vài chục, vài trăm nhưng cộng lại phí này phí nọ, có khi còn cao hơn
giá hãng quốc gia. Tôi đã thử mấy lần rồi, biết tỏng. Đó là chưa kể khi làm thủ
tục, đám giá rẻ cứ săm soi hành lý của khách có nặng hơn bảy ký quy định không.
Tôi từng chứng kiến một cô trông hiền lành bị quá hơn hai ký, xin xỏ mãi không
được, khóc như cha chết, rồi vẫn phải mua cước hai ký ấy.
Vài
lần ra bắc vào nam, cá nhân tôi rút ra… lý luận (khổ, xứ này lên bờ xuống ruộng,
chết bởi lý luận, còn chưa tởn): Cứ mua vé VNA, không đắt hơn, mà lại thoải mái
hành trình. Các bác thế nào, cưỡi hãng nào, nhà cháu không dám có ý kiến. Vừa rồi
bạn Phan Thúy Hà bảo, đừng đi máy bay, chú ạ. Xe lửa bây giờ ngon lắm, tha hồ
ngắm cảnh dọc đường, chỉ có điều giá vé giường cũng xém vé máy bay.
Mấy
hôm nay, dư luận lao xao chuyện chính phủ có nghị định cho phép mua máy bay
Trung Quốc. Công nhận tay Tập tài, sang Việt Nam có hai ngày giải quyết được ối
việc, trong đó có vụ máy bay và làm đường sắt. Giá chính phủ An Nam ra nghị định
cho phép sớm trước đó thì bớt ì xèo, đằng này cứ như nó sang chỉ đạo phải mần,
không mần chết với anh.
Kinh
tế xứ ta tới giờ vẫn định hướng xã hội chủ nghĩa, được gắn thêm cái đuôi thị
trường. Mà đã thị trường thì mua đâu, của ai chả được. Vì vậy, hãng Vietjet của
cô Thảo mạnh bạo mua máy bay C909 của COMAC Trung Quốc, được nhà nước, chính phủ
đồng ý cũng là chuyện thường.
Chỉ
có điều, nhà nước OK, cô Thảo quyết chơi với Tàu là một chuyện, còn khách, dù
khách chuyên đi giá rẻ, có chịu bay bằng máy bay Tàu không lại là chuyện khác.
Nếu madam Thảo thắng phen này, phải công nhận chị ta giỏi, “đàn bà dễ có mấy
tay”, có điều vài ba năm mới biết hay dở được, cũng có thể chỉ đôi ba tuần.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/2-18.jpg
Ảnh
trên mạng
Cách
tốt nhất để những khách ưa hãng giá rẻ và hành khách nói chung yên tâm “xô cửa
xông vào liều mình như chẳng có” bay bằng tàu bay Tàu, là chính phủ cứ mua hẳn
chiếc COMAC tôn tốt làm chuyên cơ cho tứ trụ và dàn cấp cao đi lại làm gương.
Riêng Vietjet, cứ vài ba tuần, cô Thảo và ban giám đốc lại đi Côn Đảo làm mẫu,
đem cả vàng mã theo. Cứ
cán bộ đi trước, làng nước theo sau; “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu”… dân sẽ chẳng
ngại máy bay Tàu nữa. Cứ phải mắt thấy tai nghe mới dám tin, dù lòng tin thời
nay rất rẻ.
Thân
thể cha mẹ cho ta, đâu thể liều với cô mắc (COMAC) được. Nó khác gì cô vít
(COVID)
No comments:
Post a Comment