Liệu
Donald Trump có bỏ rơi Ukraina ?
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 21/04/2025 - 14:48
Các tuyên
bố gần đây từ chính quyền Donald Trump liên quan đến cuộc chiến ở Ukraina khiến
Kiev và đồng minh châu Âu lo lắng. Liệu Mỹ có « dứt áo ra đ »i, bỏ
rơi Ukraina, để tập trung vào làm ăn với Nga ?
HÌNH
:
Tổng
thống Mỹ Donald Trump (P) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng
đỉnh G-20 ở Hamburg, Đức, ngày 07/07/2017. AP - Evan Vucci
Trên
mạng xã hội Truth Social, hôm Chủ Nhật, Donald Trump bày tỏ hy vọng Ukraina và
Nga có thể đạt được thoả thuận vào tuần này, cả hai sẽ bắt đầu làm ăn lớn với
Hoa Kỳ, « tạo ra nhiều lợi nhuận », nhưng không nêu rõ nội dung cụ thể
của thỏa thuận.
Trên
thực tế, các tuyên bố từ Washington gần đây gây khó hiểu, dấy lên lo ngại về việc
Hoa Kỳ có thể từ bỏ việc đàm phán với Nga về việc chấm dứt chiến tranh ở sườn
đông châu Âu
Vào
cuối tuần trước, hôm 18/04, trả lời với báo giới sau cuộc họp với các quan chức
châu Âu và Ukraina tại Paris, Pháp, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định « sẽ
không tiếp tục nỗ lực trong nhiều tuần và nhiều tháng nữa », về hồ
sơ Ukraina, mà cần phải xem xét có giải pháp khả thi trong những ngày sắp tới
hay không, vì ông « nghĩ rằng có lẽ tổng thống sẽ nói rằng đã
đến lúc chúng ta nên kết thúc ».
The
New York Times đặt câu hỏi : Liệu ông Rubio và ông Trump có đơn giản phủi tay
khỏi nỗ lực hòa bình và bỏ rơi Ukraina ? Câu trả lời được hiểu ngầm trong cảnh
báo của Rubio « Mỹ có những ưu tiên khác ». Vì Donald
Trump vẫn luôn nhấn mạnh rằng đây « không phải là cuộc chiến của Mỹ » mà
là cuộc chiến của Biden, của Putin và của Zelensky. Ngoại trưởng Rubio đe doạ
: « Nếu không thể kết thúc chiến tranh, chúng tôi phải quan tâm đến
vấn đề khác ».
Trong
lúc tranh cử, Donald Trump đã từng tuyên bố kết thúc chiến tranh Ukraina trong
vòng 24 giờ, nhưng sau đó thừa nhận rằng quá trình này cần nhiều thời gian hơn.
Kế hoạch hòa bình mà chính quyền Donald Trump đề xuất đã được Kiev chấp nhận,
nhưng Putin lại « dửng dưng ». Theo báo chí Mỹ, Trump có thể thấy thoả
thuận hòa bình không khả thi và ám chỉ khả năng tổng thống đã chỉ thị cho chính
quyền Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán.
Những
tuyên bố của Mỹ có lợi cho Nga
Nhật
báo Mỹ nhắc lại rằng kể từ khi ông Trump nhậm chức, tổng thống Mỹ hoặc các cố vấn
của ông đưa ra nhiều tuyên bố có lợi cho Nga : loại bỏ yêu cầu của Ukraina muốn
gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO, nhiều lần tuyên bố Ukraina phải từ bỏ
lãnh thổ hoặc đổ lỗi cho Ukraina, Mỹ có thể công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo
Crimée năm 2014, sẽ tạm thời không cung cấp vũ khí hay thông tin tình báo cho
Ukraina nếu tiến trình đàm phán không đạt nhiều tiến triển.
Một
quan chức cấp cao của Mỹ, trả lời báo Wall Street Journal, cho rằng các đề xuất
của Washington nói trên, không phải là tối hậu thư mà chỉ là « một danh
sách » để Kiev cân nhắc và lựa chọn phản hồi, bất chấp việc đảo
ngược chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, được đưa ra từ hơn một thập kỷ.
Vào
thứ Sáu tuần trước, theo New York Times, Donald Trump cũng đã ngụ ý rằng Hoa Kỳ
có thể rút khỏi cuộc xung đột giống như đã làm khi « thất vọng » ở Việt
Nam, Iraq và Afghanistan.
No comments:
Post a Comment