Khi
lịch sử lặp lại qua hình thức mới: Một cảnh báo từ Đức Quốc xã đến nước Mỹ hôm
nay
Nguyễn Văn Thọ
- Báo Tiếng Dân
20/04/2025
Khi
nhìn lại nước Đức những năm cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930, người ta
thường tự hỏi: Tại sao một nền dân chủ như Cộng hòa Weimar lại có thể sụp
đổ nhanh chóng đến thế? Và câu trả lời – đau lòng nhưng cần thiết – là vì
đa số đã không nhận ra dấu hiệu cảnh báo sớm hoặc đã xem nhẹ những
bước đi đầu tiên của kẻ độc tài đang lên.
Hôm
nay, với tư cách là một công dân đã sống đủ lâu để chứng kiến sự khốc liệt của
chiến tranh, của cải tạo, của trốn chạy, tôi không thể không lên tiếng khi thấy
những hành động ngày một cực đoan của ông Donald Trump.
Phá
hoại tư pháp – bước đầu của mọi chế độ chuyên chế
Khi
mới nắm quyền, Hitler đã không bắt đầu ngay lập tức với chiến dịch diệt chủng.
Ông ta bắt đầu bằng việc công kích hệ thống pháp luật, coi thường thẩm
phán, và sử dụng những người trung thành với mình để làm suy yếu các định
chế.
Trump
đang đi trên cùng con đường đó. Ông ta công khai chế giễu tòa án, sỉ nhục các
thẩm phán và khi bị xét xử, Trump từ chối tuân thủ phán quyết của tòa. Trước
đó, tòa đã bác bỏ nỗ lực của Trump nhằm cấm một số nhà báo tham dự họp báo
tranh cử, nhưng Trump không hề tuân theo. Đây là tiền lệ nguy hiểm: Nếu luật
pháp chỉ là gợi ý với kẻ có quyền lực, thì dân chủ sẽ trở
thành một chiếc vỏ rỗng.
Gần
đây nhất là sự kiện chính quyền Trump “trục xuất nhầm” một di dân có thẻ xanh
là ông Kilmar Abrego Garcia, tới một nhà tù khét tiếng ở El Salvador. Một thẩm
phán liên bang ở Maryland đã ra lệnh cho chính quyền phải đưa ông Garcia trở lại
Mỹ, nhưng lệnh này đã không được thi hành. Sau đó, Tối cao Pháp viện cũng đã ra phán quyết yêu cầu
chính quyền Trump đưa di dân này trở về Mỹ, nhưng lệnh này cũng bị phớt lờ, dù
chính quyền Trump thừa nhận vụ trục xuất này là “sai sót hành chính”.
Đây
là vụ khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng, có thể thấy rằng bất cứ người nào sống
ở Mỹ cũng đều không an toàn, kể cả những người được sinh ra ở Mỹ.
Tấn
công báo chí – chuẩn bị cho sự kiểm soát thông tin
Trump
nhiều lần gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, một cụm từ từng được Stalin,
Hitler và lãnh đạo các nước cộng sản ưa dùng. Không chỉ dừng ở lời nói, ông ta
và đội ngũ của mình đã tìm cách loại bỏ các ký giả đặt câu hỏi bất lợi, ngăn họ
tiếp cận sự kiện, và tạo ra một “hệ sinh thái truyền thông riêng” – nơi chỉ có
tiếng nói trung thành mới được lan truyền.
Đây
chính là cách Hitler đã vô hiệu hóa báo chí độc lập, thay bằng cơ quan tuyên
truyền quốc xã do Joseph Goebbels cầm đầu. Khi tiếng nói tự do bị dập tắt, thì
người dân sẽ chỉ còn biết đến một sự thật duy nhất – sự thật của nhà độc tài.
Tống
người vô tội đi – bước dọn đường cho chủ nghĩa bài trừ
Những
ai từng nghĩ rằng “Trump không thể nào tệ như Hitler”, có thể họ chưa để ý:
Trump và các đồng minh đang thúc đẩy chính sách tống xuất người tị nạn và nhập
cư không có hồ sơ hình sự đến El Salvador hoặc nước thứ ba, dù nhiều người
trong số đó không phạm tội nào cả.
Đây
không chỉ là vấn đề về chính sách di trú, mà đây là sự chối bỏ nhân tính. Người
Do Thái ban đầu cũng không bị đưa thẳng đến trại tử thần, mà họ bị kỳ thị, bị đổ
lỗi, rồi bị chính quyền Hitler bắt giữ để họ thực hiện cái gọi là “bảo vệ trật
tự xã hội”.
Nhiều
lần Trump hứa sẽ bắt và giam giữ “hàng triệu người không giấy tờ” nếu tái đắc cử.
Những hình ảnh giam giữ trẻ em trong lồng thép ở biên giới không phải là sự cường
điệu của truyền thông, mà đó là thực tế đã từng xảy ra trong nhiệm kỳ trước của
ông ta.
Đừng
đợi đến khi quá muộn
sử
không bao giờ lặp lại chính xác, nhưng nó vang vọng.
Trump
chưa phải là Hitler. Nhưng nếu ông ta xem luật pháp là rào cản, chứ không
phải khuôn khổ, nếu ông ta coi những người không cùng quan điểm là “kẻ
thù” chứ không phải là đối lập chính trị, nếu ông ta từ chối kết quả bầu cử
hợp pháp, thì nước Mỹ đang bước dần vào vùng nguy hiểm.
Đức
Quốc Xã không lên nắm quyền trong một đêm. Họ dùng bầu cử dân chủ để giành
quyền lực, rồi dùng quyền lực để phá hủy dân chủ.
Lịch
sử đã cho chúng ta bài học. Câu hỏi là: Chúng ta có học được bài học đó hay
không?
Người
viết mong rằng bài viết này sẽ đến được với những ai còn tin vào pháp quyền,
tin vào nền dân chủ hiến định và vào sự tỉnh táo của người dân Mỹ.
No comments:
Post a Comment