Cuộc thương chiến “đẹp đẽ”
của Donald Trump
Edward Luce
- Financial
Times
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên
dịch
https://nghiencuuquocte.org/2025/04/04/cuoc-thuong-chien-dep-de-cua-donald-trump/
Cái
giá ngoại giao từ hàng rào thuế quan của Tổng thống Mỹ sẽ kéo dài.
Donald
Trump từng nói rằng thuế quan là “từ đẹp đẽ nhất.” Sau khi thị trường đóng cửa
vào thứ Tư ngày 02/04, ông đã tuyên bố vinh danh “ngày giải phóng” này. Đối với
các đối tác thương mại của Mỹ, ngày 02/04 sẽ đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên
thương mại toàn cầu. Trump đã nâng thuế quan lên mức cao nhất kể từ Đạo luật
Smoot-Hawley khét tiếng trong thời kỳ Đại Suy thoái. Đối với người tiêu dùng Mỹ,
“ngày giải phóng” đồng nghĩa với việc giá cả sẽ tăng cao. Nhưng đối với Trump,
đó là sự hiện thực hóa tham vọng cả đời của ông – tuyên chiến kinh tế với những
kẻ “gian lận” và “cướp bóc” nước ngoài đã “vơ vét,” “xâm phạm,” “chiếm đoạt,”
và “tàn phá” nước Mỹ suốt nhiều thập kỷ. Ngài Tổng thống, xin cho chúng tôi biết
suy nghĩ thực sự của ông.
VIDEO
:
Cuộc thương
chiến “đẹp đẽ” của Donald Trump
https://www.youtube.com/watch?v=O7ChVVfeXYg
Tác
động tức thời của “ngày giải phóng” sẽ là sự bối rối và bất ổn, mà đối với
Trump, đây thường là điều cố ý. Tình hình càng hỗn loạn, ông lại càng cảm thấy
mình đang kiểm soát được mọi thứ. Tổng thống nói rằng ông đã tính toán mức thuế
này dựa trên sự kết hợp giữa thuế quan, trợ cấp, và thao túng tiền tệ. Nhưng
cũng có thể ông chỉ đơn giản lấy thâm hụt thương mại song phương của một quốc
gia và chia cho lượng xuất khẩu của quốc gia đó sang Mỹ. Một số quốc gia như
Brazil và Anh đã “may mắn” chỉ bị áp mức thuế tối thiểu là 10%. Những nước
khác, như Việt Nam, Campuchia, và Lào, bị ảnh hưởng ở mức trên 40%. Với EU ở mức
20% và Trung Quốc ở mức 34%, Tổng thống đã tăng giá hàng nhập khẩu trung bình của
Mỹ ít nhất là 25%. Và đó là trước khi phần còn lại của thế giới trả đũa.
Một
tác động khác là về mặt giao dịch. Các quốc gia sẽ đặt câu hỏi về phương pháp
luận của Trump và yêu cầu được giảm thuế suất. Các công ty Mỹ cũng sẽ vận động
hành lang xin miễn thuế đối với các linh kiện nhập khẩu. Trên cả hai mặt trận
này, Trump đều có lợi thế. Khả năng mặc cả của Washington vừa tăng lên đáng kể.
Các quốc gia và công ty chịu đưa ra các ưu đãi để đổi lấy mức thuế suất thấp
hơn hoặc miễn trừ thuế sẽ được tưởng thưởng, trong khi những ai có hành động
đáp trả Trump sẽ bị trừng phạt. Hồ sơ quá khứ của Tổng thống cho thấy ông sẽ tiếp
tục tăng thuế quan của Mỹ. Trạng thái cuối cùng là điều không thể dự đoán được.
Nhưng dù thương chiến toàn cầu có gây ra bao nhiêu tổn thất về giá cả, tăng trưởng,
và việc làm, thì ngành dự báo kinh tế vẫn sẽ tiếp tục phát đạt.
Trong
khi đó, tác động chính trị chủ yếu đi theo một hướng. Về lý thuyết, lạm phát
cao hơn và tăng trưởng thấp hơn sẽ gây hại cho một tổng thống đương nhiệm.
Trump lên nhậm chức với lời cam kết sẽ hạ giá cả – khác biệt với lời cam kết giảm
lạm phát – nhưng ông đang thực hiện điều ngược lại. Vì lạm phát đã thúc đẩy chiến
thắng của Trump, nên hành động cố tình tăng giá của ông sẽ dẫn đến hình phạt.
Đã có những dấu hiệu cho thấy sự bất mãn của cử tri vào đêm thứ Ba, khi biên độ
phiếu bầu của Đảng Cộng hòa bị thu hẹp đáng kể trong các cuộc bầu cử đặc biệt ở
các khu vực an toàn. Theo Reuters-Ipsos, tỷ lệ ủng hộ Trump cũng giảm mạnh
trong tuần này, xuống chỉ còn 43%.
Nhưng
cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vẫn còn 20 tháng nữa mới diễn ra. Sẽ là hấp tấp khi
cho rằng cử tri miễn nhiễm với thông tin sai lệch về kinh tế. Mạng xã hội đã
đưa nghệ thuật đổ lỗi lên một tầm cao gần như khoa học. Hành động hợp lý tiếp
theo cần thực hiện – và cũng là một mục tiêu lâu dài khác của Trump – là ra lệnh
trục xuất người nhập cư trên quy mô lớn hơn nhiều. Cho đến nay, Trump chỉ giới
hạn các vụ bắt giữ và trục xuất trong trường hợp thử nghiệm tuyên truyền. Giai
đoạn tiếp theo có thể là tăng cường những vụ việc như thế.
Kế
đó là tác động đến an ninh quốc gia của Mỹ. Phần lớn sự chú ý đều đổ dồn vào
cái giá kinh tế của “ngày giải phóng” của Trump. Nhưng hậu quả địa chính trị có
thể kéo dài lâu hơn nhiều. Điều đáng chú ý là Tổng thống đã nhắc đến một danh
sách dài bạn bè và đồng minh trước khi nhắc đến Trung Quốc. Nhưng tác động
chung là đẩy tất cả những nước này lại gần nhau hơn. Cuối tuần trước, các quan
chức kinh tế từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã gặp gỡ các đồng cấp Trung Quốc – cuộc họp
đầu tiên như vậy sau nhiều năm, và về bản chất, là một cuộc họp lập kế hoạch về
cách đối phó với cuộc thương chiến của Trump. EU và Canada cũng đang có động
thái tiếp cận Trung Quốc.
Tổng
thống tự hào vì mình là người khó đoán. Dù phản ứng dữ dội của thị trường – thể
hiện qua giá tương lai giảm khi ông bắt đầu phát biểu – có thể hạn chế bản năng
hiếu chiến nhất của Trump, nhưng thế giới hiện nay đã biết rõ khả năng thay đổi
thái độ nhanh chóng của ông. Hãy hỏi Mexico và Canada, những nước đã bị ông buộc
phải đàm phán lại NAFTA trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình trong một thỏa thuận
mà giờ đây bị ông mô tả là “kinh khủng.” Bất kể sự hỗn loạn do thương chiến của
Trump chỉ là nhất thời hay sẽ còn tồi tệ hơn, thì cái giá ngoại giao vẫn là dài
hạn. Các quốc gia khác sẽ tìm cách thực hiện những thỏa thuận lớn với nhau và bỏ
qua nước Mỹ. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa giao dịch của Trump là tự chuốc lấy thất
bại. Niềm tin giảm sút đồng nghĩa là số lượng giao dịch cũng giảm sút.
Nguồn: Edward Luce, “Donald
Trump’s beautiful trade war,” Financial Times, 03/04/2025
No comments:
Post a Comment