Đảng sẽ chọn ai làm
bí thư ở các tỉnh thành sau sáp nhập?
BBC News Tiếng Việt
19
tháng 4 năm 2025 16:53 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpvrlgp43kro
Ngày 11/1/2025, tỉnh ủy Vĩnh Phúc mở hội nghị
công bố bí thư mới. Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư tỉnh ủy Lào Cai, được điều về
thay cho ông Dương Văn An.
Chỉ một ngày trước đó, ông Dương Văn An đã bị Bộ Chính trị
kỷ luật ở mức "cảnh cáo".
Chiếc ghế bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc mà ông An ngồi mới chỉ
được 9 tháng.
Trung tuần tháng 3/2024, ông An, lúc đó đang là Bí thư
Bình Thuận, đã được Đảng điều ra Vĩnh Phúc thay cho bà Hoàng Thị Thúy Lan, người
bị khởi tố bắt giam vào ngày 8/3/2024, và sau đó bị khai trừ ra khỏi Đảng vì
liên quan đến vụ án tập đoàn Phúc Sơn.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, chiếc ghế bí thư tỉnh
ủy Vĩnh Phúc có đến 3 người ngồi.
Nhưng những đảng viên hiện tại ở Vĩnh Phúc có thể thấy rằng
đó chưa phải là con số cuối cùng.
Ba tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình sắp tới sẽ được
sáp nhập để trở thành một tỉnh, với tên chung là Phú Thọ.
Đảng sẽ chỉ chọn một người trong số ba bí thư hiện tại, gồm
ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Vĩnh Phúc, Bùi Minh Châu - Bí thư Phú Thọ, và Nguyễn
Phi Long, Bí thư Hòa Bình để làm bí thư tỉnh mới sau sáp nhập.
Cả ba ông Phong, Châu và Long đều nằm trong Ban chấp hành
trung ương Đảng, trong đó hai người là ủy viên chính thức và một là ủy viên dự
khuyết - ông Nguyễn Phi Long.
Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có hai người không còn giữ chức
bí thư tỉnh ủy Phú Thọ mới.
Trên cả nước, khi số tỉnh/thành sẽ giảm từ 63 về 34, số
lượng các bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy thành phố trực thuộc trung ương cũng
giảm tương ứng.
Điều đó đồng nghĩa với việc 29 bí thư sẽ "mất chức".
Hàng loạt các địa phương đang đứng trước những thay đổi về
nhân sự rất lớn khi sáp nhập.
Ai sẽ là người đi, ai sẽ là người ở lại? Ai sẽ lên và ai
sẽ xuống?
Và Đảng sẽ giải quyết bài toán nhân sự chủ chốt tại các địa
phương như thế nào?
Ai đi, ai ở?
Đảng bộ ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ sẽ không
phải tổ chức hội nghị đề bầu chọn một trong ba ông Đặng Xuân Phong, Nguyễn Phi
Long hay Bùi Minh Châu lên làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ mới mà chiếc ghế đó
sẽ do trung ương chỉ định.
Ngày 14/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký
ban hành kết luận 150 của Bộ Chính trị giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì
xây dựng phương án nhân sự chủ chốt ở các địa phương sau sáp nhập.
Không chỉ bí thư tỉnh ủy, các vị trí quan trọng khác như
phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại
biểu Quốc hội của các tỉnh mới này cũng sẽ do trung ương quyết định.
Phương án nhân sự này cần phải được báo cáo xin ý kiến của
Tổng Bí thư và các lãnh đạo chủ chốt khác như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư trước khi trình Bộ Chính trị xem
xét.
"Công tác nhân sự đã rất quan trọng, nay lại càng
quan trọng hơn trước yêu cầu mới", ông Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị
trung ương 11 bàn về việc tinh gọn bộ máy địa phương vào chiều ngày 12/4.
Vậy Đảng sẽ làm như thế nào?
Phương án thứ nhất là chọn ra một người trong số các bí
thư tỉnh ủy của các địa phương sáp nhập để ngồi vào chiếc ghế bí thư tỉnh ủy mới.
Chẳng hạn, như tỉnh Phú Thọ mới, một bí thư trong số ba tỉnh
Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ được chỉ định ngồi vào chiếc ghế Bí thư Tỉnh ủy.
Trong khi đó, Long An nhập với Tây Ninh và Bí thư tỉnh
Tây Ninh mới này sẽ là một trong hai người: ông Nguyễn Văn Quyết, bí thư Long
An hiện tại hay ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tây Ninh lúc này.
Với trường hợp TP HCM bài toán đơn giản hơn: Bí thư thành
ủy sẽ vẫn là ông Nguyễn Văn Nên, vì ông là Ủy viên Bộ Chính trị, vì thế cả bí
thư Bà Rịa-Vũng Tàu lẫn bí thư Bình Dương dù đều là Ủy viên trung ương Đảng,
cũng không thể ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo thành phố mới.
Nhưng nếu theo phương án này thì sẽ dẫn đến sự bố trí
không đồng đều các ủy viên trung ương Đảng.
Số lượng ủy viên trung ương của TP HCM sau sáp nhập sẽ là
5, Phú Thọ sẽ là 3 và Tây Ninh sẽ là 0.
Theo thông lệ của Đảng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố
trực thuộc trung ương thường là một ủy viên trung ương.
Vì thế, có thể có phương án thứ hai, Đảng sẽ phải tính
toán để trong một số trường hợp điều động và phân công các ủy viên trung ương từ
địa phương này sang tỉnh thành khác.
No comments:
Post a Comment