Từ
"24 giờ" thành "6 tháng" : Trump bỏ ảo tưởng dễ dàng chấm dứt
chiến tranh Ukraina
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày: 10/01/2025 - 14:20 - Sửa đổi
ngày: 11/01/2025 - 13:47
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump giữ
quyết tâm « chấm dứt cuộc tàn sát » ở Ukraina. Nhưng
thay vì chỉ trong « 24 giờ » như khẩu hiệu lúc vận động
tranh cử, ông ấn định lại thời hạn thành « 6 tháng ». Sự
thay đổi này cho thấy « hòa bình không dễ dàng như ảo tưởng » mà
ông vẫn quả quyết. Về phía các đồng minh của Mỹ, quyết định này được coi là dấu
hiệu chính quyền Trump sẽ không từ bỏ ngay hậu thuẫn cho Kiev.
HÌNH :
Ông Donald Trump tiếp tổng thống
Volodymyr Zelenskyy tại Trump Tower, New York, Hoa Kỳ ngày 27/09/2024. AP
- Julia Demaree Nikhinson
Đối với tổng thống thứ 47 của Mỹ, « 6
tháng » là mục tiêu thực tế hơn. Còn ông Keith Kellogg, đặc sứ của
tổng thống Trump về chiến tranh Ukraina, tự đặt tham vọng đạt được « một
giải pháp vững chắc và bền vững » trong vòng « 100
ngày » để chấm dứt chiến tranh Ukraina.
Được nhân nhượng, Matxcơva sẽ không dừng
ở Ukraina
Lý do đầu tiên có lẽ là thực tế để đi đến chấm
dứt chiến tranh. « Ông Donald Trump đang đối mặt với những
ảo tưởng về hòa bình dễ dàng », theo phân tích của nhật báo Pháp Le
Figaro ngày 09/01/2025. Để hàng trăm triệu cử tri Mỹ ủng hộ ông Trump hiểu được
những thâm ý và tham vọng của nguyên thủ quốc gia Nga Vladimir Putin,
tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã chọn đối thoại với Lex Fridman, một
blogger Mỹ gốc Nga ủng hộ MAGA (Make America Great Again), trong suốt hơn
3 tiếng. Ông Zelensky đã thể hiện sự kiên trì, khéo léo trước một Lex Fridman lặp
đi lặp lại « tôi có một giấc mơ là ông ngồi vào bàn với Putin và
Trump để nhất trí với nhau », cứ như Ukraina mới là kẻ xấu, không
muốn hòa bình trong khi « Putin muốn hòa bình », « Putin
yêu đất nước của ông ấy… cần phải tha thứ cho ông ấy ».
Le Figaro cho rằng những giải thích chi tiết,
rành mạch của tổng thống Ukraina trong những câu trả lời cho thấy một bộ phận của phương
Tây không hiểu hết những thâm ý và quy mô mối đe dọa từ tổng thống Putin. Trước
tiên, tấn công Ukraina chính là cuộc chiến báo thù mà « kẻ nổi loạn
toàn cầu » Vladimir Putin phát động không chỉ nhằm phá hủy
Ukraina, mà phá hủy toàn bộ trật tự thế giới và hệ thống quy tắc được
phương Tây bảo vệ từ năm 1945. Liệu có thể tin vào những phát biểu của ông
Putin khi mà Nga đã nhiều lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mà
chính ông Putin đàm phán năm 2019 dưới sự chủ trì của Pháp và Đức ? Dù
luôn tỏ thiện chí đàm phán, mục đích của chủ nhân điện Kremlin
hoàn toàn không thay đổi.
Để thuyết phục cử tri, cũng như thuyết
phục tổng thống tân cử Mỹ, Zelensky khẳng định tin rằng « Trump có
thể ngăn chặn Putin, người sợ Trump, nhưng nếu Trump chỉ bằng lòng với một thỏa
thuận ngừng bắn mà không có bảo đảm an ninh, Putin sẽ xem đó là một cơ hội,
sẽ lại chuẩn bị và trở lại để tàn phá tất cả. Ông ấy sẽ phá hủy châu Âu ».
Ý đồ này càng được thuận lợi nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa rút Mỹ khỏi
NATO, liên minh quân sự sẽ tan vỡ « và chuyện gì sẽ đến với ông
Trump và với tất cả chúng ta ? »
Do đó, Ukraina cũng như Mỹ và các nước đồng
minh châu Âu cần có một « nền hòa bình được bảo vệ bằng sức mạnh » với
những biện pháp trừng phạt được tăng cường và Ukraina cần tiếp tục « được
vũ trang » để đạt được mục tiêu đó. Tổng thống Zelensky nhắc lại
là ông « sẽ ngồi vào bàn đàm phán, nhưng trước tiên là với ông
Trump, người phải biết được sự thật về tất cả những gì đang diễn ra để tự đưa
ra ý kiến ».
Thủ tướng Ý : Trung gian mới với
Trump cho hòa bình Ukraina ?
Song song với việc tổng thống Ukraina thuyết
phục cử tri của ông Trump và tân chính quyền Mỹ, Kiev có thể trông cậy vào sự « ủng
hộ không gì lay chuyển » của thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Người đứng
đầu chính phủ Ý, thuộc phe cực hữu, cho thấy sự gần gũi với tân tổng thống
Trump và nhà tỉ phú cố vấn Elon Musk, trong đó phải kể đến chuyến thăm bất ngờ
và ngắn ngủi tới dinh thự Mar-a-Lago ở Florida.
Liệu Ukraina có nằm trong các chủ đề thảo luận?
Dù không có nhiều chi tiết về cuộc họp này, nhưng theo lời thuật của bà Giorgia
Meloni trong buổi họp báo thường niên ngày 09/01 và được AFP trích dẫn, ông
Trump đã phát biểu rằng « bởi vì chúng ta muốn hòa bình, chúng ta
sẽ không bỏ rơi Ukraina ». Bà cũng khẳng định « không thấy
Mỹ giảm bớt cam kết » với Kiev. Một dấu hiệu khác cho thấy vai
trò của thủ tướng Ý, đó là sau khi kết thúc cuộc họp với các đồng minh ở căn cứ
Ramstein (Đức), tổng thống Zelensky đã tới Roma ngay tối 09/01 để hội đàm với
bà Giorgia Meloni.
----------------------------
Các nội dung liên quan
CHIẾN TRANH UKRAINA - MỸ
TT
Ukraina muốn thống nhất với Trump về "kế hoạch hòa bình" trước khi
đàm phán với Nga
CHIẾN TRANH UKRAINA
Ukraina:
Zelensky huy động các đồng minh trước khi Trump nhậm chức tổng thống Mỹ
HOA KỲ - NGA
Trump:
‘‘Đang tổ chức’’ cuộc gặp với Putin để ‘‘chấm dứt’’ chiến tranh Ukraina
No comments:
Post a Comment