Sunday, January 12, 2025

TRUMP MUỐN THÂU TÓM GREENLAND : BỐN KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA (BBC News)

 



Trump muốn thâu tóm Greenland: bốn kịch bản có thể xảy ra

Laura Gozzi ở Copenhagen và Robert Greenall ở London

BBC News

12 tháng 1 2025

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2j58p7zvro

 

Trong những tuần gần đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lại bày tỏ sự quan tâm đến việc kiểm soát Greenland, một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch nằm ở vùng Bắc Cực và là hòn đảo lớn nhất thế giới.

 

Trump lần đầu tiên bày tỏ ý định mua Greenland là vào năm 2019, trong nhiệm kỳ đầu của mình, nhưng vào tuần này, ông đã đi xa hơn khi từ chối loại trừ việc sử dụng biện pháp kinh tế hoặc quân sự để giành quyền kiểm soát hòn đảo.

 

Các quan chức Đan Mạch và châu Âu đã phản ứng tiêu cực, khẳng định Greenland không phải để bán và sự toàn vẹn lãnh thổ của hòn đảo này cần được bảo vệ.

 

Vậy tình huống dị biệt này có thể diễn tiến như thế nào, khi hai đồng minh NATO bất đồng về một lãnh thổ rộng lớn, với 80% diện tích bị bao phủ bởi băng nhưng sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản đáng kể chưa được khai thác?

 

Ngoài ra, nguyện vọng độc lập của người dân Greenland, với dân số 56.000 người dưới sự kiểm soát của Đan Mạch trong 300 năm qua, có thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả cuối cùng?

 

Chúng ta cùng xem xét bốn kịch bản có thể xảy ra cho tương lai của Greenland.

 

 

Trump hết hứng, không có chuyện gì xảy ra

 

Trong những tuần gần đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lại bày tỏ sự quan tâm đến việc kiểm soát Greenland, một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch nằm ở vùng Bắc Cực và là hòn đảo lớn nhất thế giới.

 

Trump lần đầu tiên bày tỏ ý định mua Greenland là vào năm 2019, trong nhiệm kỳ đầu của mình, nhưng vào tuần này, ông đã đi xa hơn khi từ chối loại trừ việc sử dụng biện pháp kinh tế hoặc quân sự để giành quyền kiểm soát hòn đảo.

 

Các quan chức Đan Mạch và châu Âu đã phản ứng tiêu cực, khẳng định Greenland không phải để bán và sự toàn vẹn lãnh thổ của hòn đảo này cần được bảo vệ.

 

Vậy tình huống dị biệt này có thể diễn tiến như thế nào, khi hai đồng minh NATO bất đồng về một lãnh thổ rộng lớn, với 80% diện tích bị bao phủ bởi băng nhưng sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản đáng kể chưa được khai thác?

 

Ngoài ra, nguyện vọng độc lập của người dân Greenland, với dân số 56.000 người dưới sự kiểm soát của Đan Mạch trong 300 năm qua, có thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả cuối cùng?

 

Chúng ta cùng xem xét bốn kịch bản có thể xảy ra cho tương lai của Greenland.

 

Có một vài suy đoán cho rằng động thái của Trump chỉ là một màn khuấy động nhằm thúc ép Đan Mạch tăng cường an ninh cho Greenland trước mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc, những nước đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

 

Vào tháng trước, Đan Mạch đã công bố gói hỗ trợ quân sự trị giá 1,5 tỷ USD cho khu vực Bắc Cực. Mặc dù kế hoạch trên đã được chuẩn bị trước khi có các tuyên bố của Trump, nhưng việc công bố chỉ vài giờ sau đó đã được Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch gọi là một "sự trớ trêu của số phận."

 

"Điều quan trọng trong phát biểu của ông Trump là Đan Mạch phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình ở Bắc Cực, nếu không thì phải để Mỹ làm điều đó," Elisabet Svane, phóng viên chính trị của báo Politiken, nhận định.

 

Marc Jacobsen, phó giáo sư tại Đại học Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, cho rằng đây là cách Trump "định vị bản thân trước khi nhậm chức," trong khi Greenland đang tận dụng cơ hội này để tăng cường vị thế quốc tế, như một bước quan trọng hướng tới độc lập.

 

Ngay cả khi Trump không còn mặn mà với Greenland, điều mà Giáo sư Jacobsen cho là kịch bản dễ xảy ra nhất, thì ông ta chắc chắn đã thu hút sự chú ý đến vấn đề này.

 

Tuy nhiên, độc lập của Greenland đã nằm trong chương trình nghị sự từ nhiều năm nay, và một số ý kiến cho rằng cuộc tranh luận thậm chí có thể đi theo hướng ngược lại.

 

"Tôi nhận thấy vài ngày qua, Thủ tướng Greenland đã có những bình luận điềm tĩnh hơn – tức là, đúng, chúng tôi muốn độc lập, nhưng đó là câu chuyện dài hạn," bà Svane nói.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d9b9/live/404ec5a0-cec8-11ef-87df-d575b9a434a4.jpg.webp

Cờ Greenland tung bay trên khu định cư Igaliku

 

 

Greenland bỏ phiếu độc lập, xích lại gần Mỹ

 

Ở Greenland, có một sự đồng thuận chung rằng độc lập rốt cuộc sẽ đến, và nếu Greenland bỏ phiếu ủng hộ độc lập, Đan Mạch sẽ chấp nhận và phê chuẩn điều đó.

 

Tuy nhiên, Greenland cũng khó có khả năng bỏ phiếu ủng hộ độc lập nếu người dân không được đảm bảo rằng họ sẽ giữ được các khoản trợ cấp hiện tại từ Đan Mạch để chi trả cho các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe và hệ thống phúc lợi xã hội.

 

"Thủ tướng Greenland hiện có thể đang thể hiện quyết tâm cao độ, nhưng nếu ông ấy thực sự kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, ông ấy sẽ cần một diễn ngôn thuyết phục về cách duy trì nền kinh tế và hệ thống phúc lợi của Greenland," Tiến sĩ Ulrik Gad, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, chia sẻ với BBC.

 

Một bước tiếp theo khả dĩ là thiết lập mối quan hệ liên kết tự do – tương tự như mối quan hệ giữa Mỹ với các đảo quốc Thái Bình Dương như Quần đảo Marshall, Micronesia và Palau hiện nay.

 

Đan Mạch từng phản đối mô hình này cho cả Greenland và Quần đảo Faroe, nhưng theo Tiến sĩ Gad, Thủ tướng đương nhiệm Mette Frederiksen của Đan Mạch không hoàn toàn bác bỏ ý tưởng ấy.

 

"Hiểu biết của Đan Mạch về trải nghiệm lịch sử của Greenland hiện đã tốt hơn nhiều so với 20 năm trước," ông nói, nhấn mạnh rằng Đan Mạch đã chấp nhận trách nhiệm đối với thuộc địa.

 

Các cuộc thảo luận gần đây "có thể đã thuyết phục bà Frederiksen rằng – giữ Đan Mạch ở Bắc Cực, duy trì một mối liên kết nào đó với Greenland, ngay cả khi đó là một mối quan hệ lỏng lẻo hơn, vẫn là tốt hơn," ông bổ sung.

 

Tuy nhiên, ngay cả khi Greenland có thể chia tay Đan Mạch, tình hình những năm gần đây cho thấy rõ rằng họ không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Người Mỹ chưa bao giờ thực sự rời đi sau khi kiểm soát hòn đảo này trong Thế chiến II và coi Greenland có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh của Mỹ.

 

Một thỏa thuận vào năm 1951 khẳng định chủ quyền cơ bản của Đan Mạch đối với hòn đảo nhưng trên thực tế lại trao cho Mỹ mọi thứ mà họ muốn.

 

Tiến sĩ Gad nói rằng các quan chức Greenland đã liên lạc với hai chính quyền Mỹ gần đây nhất để trao đổi về vai trò của Washington.

 

"Họ giờ đã biết rằng Mỹ sẽ không bao giờ rời đi," ông nói.

 

·        Ông Trump vẫn chưa thôi ý định mua Greenland, giành kênh đào Panama và sáp nhập Canada

8 tháng 1 năm 2025

 

·        Trudeau từ chức: Tại sao và chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo ở Canada?

7 tháng 1 năm 2025

 

·        Ông Trump chi phối thế nào tại Quốc hội Mỹ

5 tháng 1 năm 2025

 

 

Trump gia tăng sức ép kinh tế

 

Có suy đoán cho rằng các luận điệu về kinh tế của Trump có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với Đan Mạch – với việc Mỹ có thể tăng cường các biện pháp thuế quan đối với hàng hóa của Đan Mạch, hoặc thậm chí của Liên minh châu Âu (EU), buộc Đan Mạch phải nhượng bộ một số khía cạnh liên quan đến Greenland.

 

Giáo sư Jacobsen cho rằng các chính phủ tại Đan Mạch đã chuẩn bị cho tình huống trên, và sự chuẩn bị ấy không chỉ vì vùng lãnh thổ Bắc Cực này.

 

Trump đã đe dọa áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, điều đó có thể làm gián đoạn nghiêm trọng tăng trưởng của châu Âu, và một số công ty Đan Mạch cũng như các công ty châu Âu khác hiện đang xem xét việc thành lập cơ sở sản xuất tại Mỹ.

 

Các lựa chọn tăng thuế có thể bao gồm việc viện dẫn Đạo luật Các Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 (IEEPA), chuyên gia Benjamin Cote từ công ty luật quốc tế Pillsbury chia sẻ với trang web MarketWatch.

 

Một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của Đan Mạch có thể bị ảnh hưởng bởi điều này là dược phẩm. Mỹ nhập khẩu các sản phẩm như máy trợ thính và phần lớn insulin từ Đan Mạch, cũng như thuốc điều trị tiểu đường Ozempic do công ty Novo Nordisk của Đan Mạch sản xuất.

 

Các nhà phân tích cho rằng công chúng Mỹ sẽ không ủng hộ bởi vì các biện pháp này sẽ dẫn tới tăng giá.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/660e/live/37547490-d044-11ef-94cb-5f844ceb9e30.jpg.webp

Thủ phủ Nuuk của Greenland

 

 

Trump xâm lược Greenland

 

"Lựa chọn hạt nhân" có vẻ là điều khó xảy ra, nhưng với việc Trump không loại trừ khả năng sử dụng hành động quân sự, điều này cần phải được xem xét.

 

Thực ra việc Mỹ giành quyền kiểm soát Greenland là không hề khó khăn, vì họ đã có các căn cứ và nhiều binh lính ở đó.

 

"Mỹ đã có sự kiểm soát trên thực tế rồi," Giáo sư Jacobsen nói, đồng thời cho rằng những phát biểu của Trump có vẻ thiếu thông tin và ông không hiểu mục đích của các phát biểu này là gì.

 

Tuy nhiên, nếu Washington động binh thì sẽ gây ra một sự cố quốc tế.

 

"Nếu họ xâm lược Greenland, có nghĩa là họ xâm lược NATO," Svane nói. "Vì vậy, đó là điểm dừng. Điều 5 sẽ phải được kích hoạt. Và nếu một quốc gia NATO xâm lược NATO thì không còn NATO nữa."

 

Tiến sĩ Gad cho rằng Trump phát biểu giống như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi nói về Đài Loan hay Tổng thống Nga Vladimir Putin khi nói về Ukraine.

 

"Ông ấy đang nói rằng chúng tôi có quyền lấy mảnh đất này," ông nói. "Nếu xem xét một cách nghiêm túc lời ông ấy nói thì đây là điềm báo xấu cho toàn bộ liên minh phương Tây."

 

·        George Sandeman tường thuật bổ sung

 

-----------------------------

Tin liên quan

·         

Ông Trump sẽ bị tuyên án trước ngày nhậm chức, nhưng không phải ngồi tù

4 tháng 1 năm 2025

·         

'Đó là định mệnh': Jimmy Carter đón nhận Trung Quốc, thay đổi lịch sử

31 tháng 12 năm 2024

·         

Mỹ đã kiểm soát Kênh đào Panama thế nào và Panama lấy lại ra sao?

31 tháng 12 năm 2024

·         

'Thí nghiệm xã hội lên nhân loại' của Elon Musk: X thay đổi ra sao trong năm 2024?

30 tháng 12 năm 2024

·         

Jimmy Carter: Từ nông dân trồng đậu đến tổng thống Mỹ và Nobel Hòa bình

30 tháng 12 năm 2024

·         

Chuyên gia: Nhóm ông Trump muốn Mỹ rút khỏi WHO ngay lập tức

24 tháng 12 năm 2024

 

 

 

 

 

 


No comments: