Ông Biden nói có thể
đánh bại ông Trump nếu không từ bỏ cuộc đua
BBC News Tiếng Việt
9
tháng 1 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg525gp1qm7o
Tổng
thống Mỹ Joe Biden nói rằng lẽ ra ông đã đánh bại ông Donald Trump và giành chiến
thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Tuy
vậy, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với USA Today, ông Biden
cũng thừa nhận thêm rằng mình không chắc mình có đủ sức khỏe để tiếp tục một
nhiệm kỳ bốn năm nữa hay không.
"Cho
đến nay, mọi thứ vẫn ổn", vị tổng thống 82 tuổi nói. "Nhưng ai mà biết
được tôi sẽ ra sao khi 86 tuổi?"
Trong
cuộc phỏng vấn dài với người dẫn chương trình Susan Page, ông Biden cũng cho biết
ông vẫn đang cân nhắc việc ân xá trước cho các đối thủ của ông Donald Trump,
trong đó có nữ cựu nghị sĩ Đảng Cộng hòa Liz Cheney và cựu quan chức y tế cấp
cao Anthony Fauci.
·
Donald Trump gặp
Joe Biden: hòa nhã sau những đụng độ gay gắt
14 tháng 11 năm 2024
·
Joe Biden cam kết
'chuyển giao trong hòa bình', Đảng Dân chủ đổ lỗi về thất bại của Kamala Harris
8 tháng 11 năm 2024
·
Donald Trump cáo
buộc, Joe Biden lên án, ai đúng, ai sai?
10 tháng 10 năm 2024
Trong
cuộc phỏng vấn được phát hôm 8/1, tổng thống sắp mãn nhiệm cho biết ông đã
"rất thẳng thắn với ông Trump" về khả năng ân xá cho những nhân vật
trên trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục ngay sau cuộc bầu cử
tháng 11/2024.
"Tôi
đã cố gắng giải thích rõ là không cần thiết phải làm như vậy, rằng chuyện ông ấy
muốn quay lại cũng như tìm cách giải quyết các mối ân oán là đi ngược với lợi
ích của ông ấy,", ông Biden cho biết, đồng thời nói thêm rằng ông Trump
không phản đối, mà "về cơ bản chỉ lắng nghe".
Ông
Biden cho biết quyết định cuối cùng của mình sẽ phụ thuộc vào việc ông Trump chọn
ai vào nội các mới.
Cũng
trong cuộc họp nói trên, ông Biden cho biết đã được ông Trump đã "khen ngợi"
về thành tích kinh tế.
"Ông
ấy [Trump] nghĩ rằng tôi sẽ rời nhiệm sở với thành tích đẹp", Tổng thống từ
Đảng Dân chủ cho biết.
Những
câu trả lời với USA Today cho đến nay là cuộc phỏng vấn duy nhất
mà ông Biden thực hiện với một hãng truyền thông khi sắp chia tay Nhà Trắng .
Nhà
Trắng kiểm soát chặt chẽ quyền tiếp cận của giới truyền thông đối với ông Biden
- và kể từ khi rút khỏi cuộc
đua cho chức tổng thống Mỹ vào ngày 21/7/2024, tổng thống Biden đã
không tổ chức bất kỳ cuộc họp báo nào.
Trong
cuộc phỏng vấn trên, ông Biden cũng biện hộ cho quyết định ân xá hoàn toàn
và vô điều kiện cho con trai mình, Hunter Biden, người đang phải đối
mặt với bản án từ hai vụ án hình sự - trốn thuế và mua súng bất hợp pháp - mặc
dù trước đó ông nhiều lần khăng khăng sẽ không làm như vậy.
Ông
Biden đến Đồi Capitol lần đầu tiên vào năm 1972 với tư cách là thượng nghị sĩ
Hoa Kỳ. Nhưng ông đã bị chính đảng của mình chỉ trích về chuyện không dứt khoát
rút khỏi cuộc đua tổng thống 2024, giữa những lo ngại về tuổi tác và sự minh mẫn
của ông.
Phát
biểu với USA Today, ông Biden cho biết "dựa trên các cuộc thăm
dò" ông tin rằng mình đã có thể thắng ông Trump, nhưng thừa nhận tuổi tác
có thể ảnh hưởng đến công việc khi ông tại nhiệm.
"Khi
Trump tái tranh cử, tôi thực sự nghĩ rằng mình có cơ hội tốt nhất để đánh bại
ông ấy. Nhưng tôi cũng không muốn trở thành tổng thống khi đã 85, 86 tuổi",
ông Biden nói. "Nhưng tôi chẳng biết được. Ai mà biết được chứ?"
Sau
thất bại của Phó Tổng thống Kamala Harris trước ông Trump, các thành viên cấp
cao của Đảng Dân chủ, chẳng hạn như cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đã nói rằng
Đảng Dân chủ có thể đã có kết quả tốt hơn trong cuộc bầu cử nếu ông Biden rời
khỏi cuộc đua sớm hơn.
Nhiệm
kì 'Trump 2.0' phủ bóng lên nền kinh tế toàn cầu
Lạm
phát, lãi suất và thuế quan đồng nghĩa với việc 2025 sẽ là một năm thú vị đối với
nền kinh tế toàn cầu. Một năm mà tăng trưởng dự kiến sẽ vẫn ở mức "ổn định
nhưng không mấy ấn tượng" là 3,2%, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Vậy điều
này có thể có ý nghĩa gì đối với tất cả chúng ta?
Đúng
một tuần trước Lễ Giáng sinh 2024, hàng triệu người đi vay ở Mỹ đã nhận được một
món quà - lần cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp.
Tuy
nhiên, thị trường chứng khoán đã giảm mạnh vì thống đốc ngân hàng trung ương
quyền lực nhất thế giới, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell, đã
tuyên bố rõ rằng người dân Mỹ không nên kỳ vọng sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm
vào năm 2025 như họ mong muốn, vì cuộc chiến chống lạm phát vẫn đang tiếp diễn.
"Từ
giờ là một giai đoạn mới, và chúng tôi sẽ thận trọng hơn với các đợt cắt giảm
tiếp theo," ông nói.
Trong
rên
toàn thế giới, và dù giá vẫn đang tăng nhưng tốc độ đã chậm lại đáng kể.
Mặc
dù vậy, vào tháng 11/2024, lạm phát đã tăng ở Mỹ, khu vực sử dụng đồng tiền
chung euro và Vương quốc Anh lên lần lượt là 2,7%, 2,2% và 2,6%.
Điều
này đã làm nổi bật những khó khăn mà nhiều ngân hàng trung ương phải đối mặt
trong "chặng đường cuối cùng" của cuộc chiến chống lạm phát. Mục tiêu
của họ là 2%, và mục tiêu này có thể dễ đạt được hơn nếu các nền kinh tế đang
tăng trưởng.
Tuy
nhiên, khó khăn lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu "là sự bất định, và
sự thiếu chắc chắn này đến từ những gì có thể xảy ra ở Mỹ dưới thời Trump
2.0", theo Luis Oganes, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại
ngân hàng đầu tư JP Morgan.
Kế
hoạch thuế quan của ông Trump được dự đoán là sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại
toàn cầu
Kể
từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2024, ông Trump vẫn tiếp
tục đe dọa áp thuế mới lên các đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ là Trung Quốc,
Canada và Mexico.
"Mỹ
đang theo đuổi một chính sách cô lập hơn, tăng thuế quan, cố gắng bảo vệ ngành
sản xuất trong nước hiệu quả hơn", ông Oganes cho biết.
"Và
mặc dù điều đó sẽ hỗ trợ tăng trưởng của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn, nhưng
chắc chắn sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia phụ thuộc vào thương mại với Mỹ".
Maurice
Obstfeld, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của IMF và từng là cố vấn kinh tế của cựu
Tổng thống Obama, cho rằng thuế quan mới "có thể đặc biệt gây tổn hại"
đối với Mexico và Canada, nhưng cũng "gây hại" cho chính Mỹ.
Ông
lấy sản xuất ô tô làm ví dụ về một ngành công nghiệp "phụ thuộc vào chuỗi
cung ứng trải dài qua ba quốc gia. Nếu anh phá vỡ chuỗi cung ứng đó, anh sẽ gây
ra sự gián đoạn lớn trên thị trường ô tô".
Theo
chuyên gia này, điều đó có khả năng khiến giá sẽ được đẩy lên cao, làm giảm nhu
cầu về sản phẩm và gây hại đến lợi nhuận của các công ty, từ đó có thể dẫn đến
giảm sút đầu tư.
Ông
Obstfeld, hiện đang làm việc tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, nói thêm:
"Việc áp dụng các loại thuế quan này trong một thế giới phụ thuộc nhiều
vào thương mại có thể gây hại cho tăng trưởng, có thể đẩy thế giới vào suy
thoái".
Các
mối đe dọa về thuế quan cũng góp phần dẫn đến việc Thủ tướng Canada
Justin Trudeau phải từ chức.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e4ba/live/33c69270-ce4d-11ef-94cb-5f844ceb9e30.png.webp
Hàng
hóa từ Trung Quốc có thể trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ nếu ông
Trump thúc đẩy mức thuế quan mới
Mặc
dù phần lớn hàng hóa mà Mỹ và Trung Quốc buôn bán với nhau đã phải chịu thuế từ
nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, mối đe dọa thuế mới vẫn là một thách thức lớn
đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm tới.
Trong
bài phát biểu đầu năm mới, Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận có những "thách
thức của sự bất ổn trong môi trường bên ngoài", nhưng cho biết nền kinh tế
đang "trên con đường phát triển tích cực".
Xuất
khẩu hàng hóa giá rẻ từ các nhà máy của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế nước này. Nhu cầu giảm do thuế quan đẩy giá lên cao sẽ làm trầm
trọng thêm nhiều thách thức nội địa, trong đó có chi tiêu tiêu dùng và đầu tư
kinh doanh yếu, là những vấn đề mà chính quyền Bắc Kinh đang tìm cách giải quyết.
Theo
Ngân hàng Thế giới, những nỗ lực này đang cho thấy hiệu quả khi hồi cuối tháng
12/2024, tổ chức này đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 4,1%
lên 4,5% vào năm 2025.
Bắc
Kinh vẫn chưa đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025, nhưng cho rằng họ đang đi
đúng hướng để đạt mức 5% vào năm ngoái.
"Giải
quyết các thách thức trong lĩnh vực bất động sản, tăng cường mạng lưới an sinh
xã hội và cải thiện tài chính của chính quyền địa phương sẽ là điều cần thiết để
mở khóa phục hồi bền vững", Mara Warwick, giám đốc quốc gia của Ngân hàng
Thế giới tại Trung Quốc nói với BBC.
Những
khó khăn trong nước đó đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc "đang cởi
mở hơn với đầu tư nước ngoài", theo ông Michael Hart, Chủ tịch Phòng
Thương mại Mỹ tại Trung Quốc.
Căng
thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với thuế quan đã gia tăng dưới thời tổng thống
Biden, khiến một số công ty đã tìm cách dịch chuyển sản xuất sang nơi khác.
Tuy
nhiên, ông Hart chỉ ra rằng "Trung Quốc đã mất 30 đến 40 năm để nổi lên
thành một nhà sản xuất mạnh mẽ như vậy", và trong khi "các công ty đã
cố gắng giảm thiểu một số rủi ro... thì vẫn chưa có một nước nào sẵn sàng để
thay thế hoàn toàn Trung Quốc vào thời điểm hiện tại".
Xe
điện Trung Quốc đã phải chịu thuế ở Mỹ và Châu Âu
Một
ngành công nghiệp có khả năng tiếp tục là tâm điểm của các cuộc chiến thương mại
toàn cầu là xe điện. Hơn 10 triệu chiếc xe điện đã được sản xuất tại Trung Quốc
vào năm 2024 và sự vượt trội đó đã khiến Mỹ, Canada và Liên minh Châu Âu (EU)
áp thuế đối với mặt hàng này.
Bắc
Kinh cho biết các biện pháp đó không công bằng và đang đưa vấn đề này lên Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).
Tuy
nhiên, viễn cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump áp thuế quan mới là điều khiến
EU lo ngại.
"Các
hạn chế về thương mại, các biện pháp bảo hộ, không có lợi cho tăng trưởng và cuối
cùng sẽ tác động đến lạm phát, điều này có phần không chắc chắn", Chủ tịch
Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Christine Lagarde, cho biết vào tháng trước.
"[Nhưng] trong ngắn hạn, điều đó có thể gây ra lạm phát ròng".
Đức
và Pháp là hai quốc gia từ lâu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Châu Âu. Nhưng sự
thiếu hiệu quả của hai nước này trong bối cảnh bất ổn chính trị trong năm qua
khiến cho khu vực các nước đồng tiền chung euro có nguy cơ mất đà trong năm tới,
bất chấp tăng trưởng gần đây đã cải thiện.
Điều
này sẽ xảy ra, trừ khi người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và các doanh nghiệp
tăng cường đầu tư hơn.
Theo
một cuộc khảo sát, tại Vương quốc Anh, thuế và tiền lương tăng lên cũng có thể
đẩy giá cả lên cao.
Một
rào cản đối với việc cắt giảm lãi suất của khu vực sử dụng đồng euro là lạm
phát vẫn ở mức 4,2%. Con số này cao hơn gấp đôi mục tiêu là 2% và áp lực mạnh mẽ
từ lương là rào cản khiến lạm phát khó giảm thêm.
Tình
hình ở Mỹ cũng tương tự như vậy, theo Sander van 't Noordende, giám đốc điều
hành của Randstad, công ty tuyển dụng lớn nhất thế giới.
"Ví
dụ, ở Mỹ, [lạm phát lương] vẫn sẽ ở mức khoảng 4% vào năm 2024. Ở một số quốc
gia Tây Âu, con số này thậm chí còn cao hơn thế.
"Tôi
nghĩ có hai yếu tố ở đây. Một là khan hiếm nhân tài, nhưng tất nhiên cũng có lạm
phát và mọi người đòi hỏi được trả lương nhiều hơn cho công việc họ làm".
Ông
van 't Noordende nói thêm rằng nhiều công ty đang chuyển những chi phí phát
sinh này sang cho khách hàng của họ, và điều đó lại tạo thêm áp lực lên lạm
phát nói chung.
Chuyên
gia này cho biết thị trường việc làm toàn cầu chậm lại phản ánh sự thiếu
"động lực" từ các công ty và tăng trưởng kinh tế là chìa khóa để đảo
ngược điều đó.
"Chỉ
khi nền kinh tế hoạt động tốt, các doanh nghiệp mới phát triển và bắt đầu tuyển
dụng. Mọi người nhìn thấy các cơ hội tốt, và thế là bạn bắt đầu thấy người lao
động nộp đơn xin việc".
Thuế
quan của Mỹ có thể tác động đến ngành sản xuất tập trung vào xuất khẩu của
Mexico
Một
người bắt đầu công việc mới vào năm 2025 là ông Donald Trump, và tổng thống đắc
cử có một loạt các kế hoạch kinh tế bao gồm cắt giảm thuế và dỡ bỏ quy định có
thể giúp nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển mạnh.
Mặc
dù nhiều điều sẽ không được tiết lộ trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào
ngày 20/1, "mọi thứ đều chỉ ra Mỹ sẽ tiếp tục là ngoại lệ, với cái giá phải
trả là phần còn lại của thế giới", chuyên gia Oganes từ JP Morgan cho biết.
Ông
hy vọng rằng lạm phát và lãi suất có thể tiếp tục giảm trên toàn cầu, nhưng cảnh
báo rằng "nhiều điều sẽ phụ thuộc vào các chính sách được triển khai, đặc
biệt là từ phía Mỹ".
----------------------------
Tin
liên quan
·
Mỹ dưới thời Donald
Trump: Kinh tế ra sao so với hiện tại?
3
tháng 9 năm 2024
·
Donald Trump trở lại
Nhà Trắng: Công cuộc chống biến đổi khí hậu của thế giới sẽ ra sao?
9
tháng 11 năm 2024
·
Donald Trump: hành
trình trở lại từ vực thẳm chính trị
3
tháng 11 năm 2024
No comments:
Post a Comment