Saturday, November 27, 2010

TẠI SAO BẮC TRIỀU TIÊN LẠI LÀ MỐI QUAN TÂM CỦA ISRAEL ? (The Jerusalem Post)



Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
26.11.2010

Iran, Syria và Hezbollah được trực tiếp hưởng lợi đáng kể từ cách chế tạo và các loại vũ khí của nhà nước ngỗ ngáo này.

Cuộc tấn công đột ngột bằng pháo binh của Bắc Hàn vào một hòn đảo dưới quyền kiểm soát của Nam Hàn trong tuần này đưa những bí mật của nước "Cộng Hoà Dân chủ nhân dân" của Bắc Hàn trở lại với các bản tin hàng đầu của thế giới. Một người quan sát ngẫu nhiên có thể nghĩ rằng thảm kịch trên bán đảo Triều Tiên có rất ít liên quan đến tiến trình chiến lược ở Trung Đông. Người ấy sẽ sai lầm.
Chứng cứ mới nhất cho phương pháp tiếp cận độc đáo của Bắc Hàn trong các mối quan hệ của nhà nước này với phần còn lại của thế giới có tầm quan trọng rất lớn đến vấn đề Trung Đông, và đặc biệt là với Israel. Điều này chính bởi vì Bình Nhưỡng là nhà sản xuất vũ khí và là kẻ hỗ trợ chính cho "trục đối kháng" do Iran lãnh đạo.

Bắc Hàn là một nhà nước quân sự cao cấp đã tự đặt mình ra ngoài giới hạn và các quy tắc của hệ thống quốc tế.
Thực tế của việc đất nước này sẵn sàng cung cấp vũ khí và kiến thức cho bất cứ ai có thể trả tiền cho mình là một yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự thách thức của trục do Iran lãnh đạo đối với trật tự ở khu vực Trung Đông.

Đầu tháng này, bản báo cáo của Liên Hợp Quốc tiết lộ Bắc Hàn đã cung cấp nguyên liệu hạt nhân và tên lửa đạn đạo cho IranSyria đã được công bố. Báo cáo này được biên soạn và hoàn tất vào tháng Năm. Trung Quốc, vốn hành xử như người bảo vệ Bình Nhưỡng trên trường quốc tế, đã hành động để ngăn chặn việc công bố báo cáo này.

Cho đến hôm nay.
Bản báo cáo chỉ ra rằng Bắc Hàn đã sử dụng các phương tiện bí mật, bao gồm cả việc sử dụng "nhiều tầng lớp trung gian, các công ty và tổ chức tài chính che đậy" để "cung cấp tên lửa, công nghệ và cách cấu tạo cho một số quốc gia, bao gồm các nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Ả Rập và Cộng Hoà Syria".
Bản báo cáo đã đi vào các chi tiết việc Bắc Hàn đã sử dụng những "kỹ thuật nguỵ trang" như thế nào để che giấu các giao dịch, kể cả những kiện hàng với khai báo sai về nội dung chứa bên trong và các tàu chở hàng với các tuyến đường và điểm đến. Bản báo cáo đoan chắc rằng đã có bốn trường hợp cụ thể "liên quan đến xuất khẩu vũ khí, không phù hợp với pháp luật " đã xuất hiện kể từ vòng cuối của các lệnh cấm vận áp đặt lên Bình Nhưỡng vào tháng Sáu năm 2009.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng xác nhận những cáo buộc trước đó rằng Bắc Hàn đã chịu trách nhiệm xây dựng các lò phản ứng plutonium của Syria từng bị Không Lực Ấn Độ phá hủy tại al-Kibar vào tháng Chín năm 2007.
Dù không cụ thể nhắc đến cơ sở này, bản báo cáo nói rằng Bắc Hàn đã "cung cấp hỗ trợ cho một chương trình hạt nhân của Cộng hòa Ả Rập Syria".
Ali Reza Asghari, một người Iran đào tẩu cho biết rằng Iran đã tài trợ cho sự tham dự của nhân viên Bắc Hàn trong các lò phản ứng bị phá hủy của Syria.
Các khoa học gia Iran cũng có mặt tại địa điểm, mục đích là để sản xuất plutonium ở cấp độ chế tạo thành vũ khí.

Sự hỗ trợ của Bắc Hàn cũng đóng một vai trò quan trọng trong chương trình tên lửa của Iran.
Dự án tên lửa Shihab của Teheran là một sản phẩm của mối quan hệ này.
Tên lửa Shihab dựa theo tên lửa Nodong của CHDCND Triều Tiên. Iran được cho là đã mua 12 động cơ tên lửa Nodong của Bắc Hàn vào năm 1999 và đang bắt đầu sự phát triển của tên lửa Shihab-3.
Shihab-3, có phạm vi hoạt động từ 1,300-1,500 km đã đặt Israel trong tầm bắn.
Các quan chức Iran đã có mặt tại cuộc thử nghiệm tên lửa hiện đại Taepodong-2 ở Bắc Hàn vào tháng Bảy năm 2006. Tên lửa này là cơ sở cho sự phát triển Shihab-6 chưa được thử nghiệm của Iran.
Đây là những hệ thống tên lửa liên lục địa có khả năng hạt nhân lẽ ra phải có tầm hoạt động từ 5.000 đến 6.000 km.
Một báo cáo cũng cho rằng Iran và Bắc Hàn đang cùng tìm cách phát triển một loại phương tiện có khả năng quay lại bầu khí quyển cho Nodong/Shihab-3, vốn sẽ được dùng để mang đầu đạn hạt nhân.
Ngoài ra, một báo cáo của phe đối lập Iran trong năm 2008 đã xác định sự có mặt của các chuyên gia Bắc Hàn tại một cơ sở gần Teheran để tham gia vào các nỗ lực nhằm phát triển một đầu đạn hạt nhân được đặt trên tên lửa đạn đạo tầm trung như Shihab-3 và Nodong. Bản báo cáo đã được AFP trích dẫn.

Hiện cũng có những khẳng định của các nhà nghiên cứu nghiêm túc về một vai trò của Bắc Hàn trong việc xây dựng mạng lưới đường hầm dưới lòng đất ở Hizbullah vốn từng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Lebanon lần thứ nhì vào năm 2006.

Những bằng chứng dồi dào như thế đã hiện hữu để cho biết rằng Iran, Syria và gần như chắc chắn là Hizbullah đã trực tiếp được hưởng lợi đáng kể về vũ khí và bí mật chế tạo của người Bắc Hàn. Bắc Hàn đã tham gia với Iran và các đồng minh của nước này bao gồm cả các lãnh vực vũ khí thông thường và phi quy ước.

Những tiết lộ giật gân mới nhất về một nhà máy làm giàu uranium của Bắc Hàn sẽ giúp mọi người lưu tâm hơn về các hoạt động của Bình Nhưỡng tại Trung Đông. Trong khi Bắc Hàn đã được biết là có đủ plutonium để sản xuất vũ khí sáu quả bom nguyên tử, đây là bằng chứng đầu tiên có khả năng xuất hiện của một chương trình vũ khí dựa trên uranium.

Rõ ràng là Bắc Hàn không được thúc đẩy bởi bất cứ mối quan hệ ý thức hệ nào với Iran và các đồng minh của họ. Có thể cho rằng chế độ này chia xẻ chung một số quan điểm với Bashar Assad của Syria.
Cả hai nước đều là chế độ vương quyền quân chủ cộng hòa, loại chế độ độc tài gia đình trị trong sự nhân danh một cách mỉa mai của những hệ tư tưởng lẽ ra là bình đẳng.
Nhưng Bình Nhưỡng không tìm kiếm đối tác để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Đông. Họ đang lê lết dưới các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vì chương trình hạt nhân của mình. Do đó, họ đang tìm kiếm tiền mặt, nhanh chóng và không đòi hỏi gì.

Những sự kiện trên biên giới giữa hai miền Triều Tiên trong tuần này đã định hình đậm nét về việc chế độ kỳ lạ này và không thể dự đoán được đến mức nào. Dĩ nhiên, các trò chơi chiến lược ở Trung Đông lớn hơn nhiều so với Bắc Hàn. Tuy nhiên, để kết thúc khả năng trang bị và huấn luyện các lực lượng phá hoại nhất ở Trung Đông của chế độ này phải hình thành một mục tiêu chính tạm thời trong việc kềm hãm và đảo ngược "trục đối kháng" do Iran lãnh đạo vốn đang là sự thách thức chính, đối đầu với chính sách của Tây Phương hiện nay trong khu vực.
.
.
.

No comments: