Monday, November 29, 2010

KINH TẾ VIỆT NAM SUY THOÁI, SAO NGƯỜI DÂN KHÔNG LÊN TIẾNG ?

Châu Xuân Nguyễn (Australia)
29/11/2010

(CXN_1057_112910) – Sức chịu đựng của người VN gấp ngàn lần sức chịu đựng của người Ireland và cả thế giới. “Người dân Ireland giận dữ”

Đọc bài báo Châu Âu – khủng hoảng nợ lan rộng trên tờ SGGP, tôi thấy người dân Ireland cũng như Úc, Mỹ, Pháp, Anh v.v..khi chính phủ của họ vận hành nền kinh tế sai lầm thì họ biểu tình, giận dữ, đòi truất phế chính phủ của họ và ở các quốc gia dân chủ thì sau khi thất cử chính phủ lặng lẽ rút lui chứ không có quyền bỏ tù những người biểu tình, chống đối hay liệt những người này vào hạng phản động, chống phá nhà nước.

Chúng ta cứ nhìn kiểu cách phong kiến mà đảng cộng sản đối xử với 86 triệu người dân VN sẽ thấy…người dân VN vẫn im lặng ủng hộ độc đảng, vẫn ủng hộ đỉnh cao trí tuệ của loài người mà không biểu tình thay đổi thành đa đảng, khi mà:

1.    Họ tham nhũng trên đầu người dân gây ra thất thoát công quỹ, nên phải siết chặc y tế, giá bệnh viện tăng gấp 10 lần, trường thu phí loạn cào cào…

2.    Họ mua quan bán tước, con ông cháu cha mà 86 triệu người VN vẫn ngậm câm chấp nhận

3.    Họ  và đồng bọn lập tập đoàn và tổng công ty, mượn nợ ngoại quốc như Vinashin, rút ruột 6 tỉ USD (120 ngàn tỉ VND) trong lúc tổng trị giá GDP của nền kinh tế  chỉ xấp xỉ 90 tỉ usd/năm. Vậy mà mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra trước Quốc hội, trước ống kính truyền hình và nhận trách nhiệm và sẽ “kiễm điểm nghiêm túc” là xong.

4.    Họ không công khai minh bạch các khoản vay mượn nước ngoài, số nợ quốc gia, hiện nay mỗi năm bắt đầu phải trả nợ 4 tỉ usd (80 ngàn tỉ vnd) và số tiền trả nợ này chỉ bắt đầu thôi. Đây mới chỉ là bước ban đầu, bắt đầu trả lãi mềm cho nợ mềm và càng về sau sẽ đến lúc phải trả gốc nữa, số tiền ngân sách dùng để trả nợ sẽ tăng theo cấp số nhân và tới một lúc cuối cùng sẽ phải lòi ra như Vinashin bây giờ, lúc đó ai sẽ đứng ra gánh vác vận hành quốc gia, ai cũng sẽ bỏ chạy vì…nợ quốc gia do những tên này gây ra.

5.    Họ bỏ tù những người hiểu biết trong nước và nói lên sự thật, họ gọi những người này là “phản động”, chống lại lợi ích quốc gia nhưng thực chất những người này là những người thật sự yêu nước, chứ họ không yêu đảng và chính họ lên tiếng cảnh báo cho 86 triệu đồng bào của họ trước khi bị thêm 1 cú lừa bịp lịch sử này, sau khi bị lừa rằng miền Nam không có tự do và bị kềm kẹp bởi Mỹ Ngụy.

6.    Nguy cơ lạm phát đã rõ mà chính phủ vẫn quyết định những dự án đầu tư khổng lồ với mục đích chi phung phí dự án để rút ruột, như đường sắt cao tốc dự kiến là 65 tỉ USD, nhưng theo đánh giá chung khả năng phát sinh là 100 tỉ USD, bằng tổng sản lượng quốc gia 1 năm. Họ muốn đẩy mạnh đường sắt cao tốc mặc dù Quốc hội đã bác hồi tháng ông thông qua với lý do báo cáo tiền khả thi trị giá 2 tỉ usd (40 ngàn tỉ VND) chỉ để viết báo cáo.

7.    Kinh tế VN nguy cơ suy sụp là có thật, không 1 chính phủ nào tự tiện in tiền được, đó là lý do vì sao Ireland đi vào khủng hoảng vì họ không tự in Euro được. Chính sách thả nỗi lãi suất là sẽ giết ngành sản xuất của VN rất nhanh. Họ không đua phương án giảm nhập siêu mà cứ ngày này qua ngày nọ, dùng phương án đối phó như cấp giấy phép nhập vàng, cấm bán buôn USD, thả nỗi lãi suất…Đây là những phương án đối phó và khủng hoảng sẽ ngày một trầm trọng, nhìn thị trường chứng khoán sẽ thấy, đầu tư ngoại nội đều bỏ của chạy lấy người.

Hãy xem Ireland thì sao? Chính sách thắt lưng buột bụng của Ireland đã được chính phủ Ireland công khai cho dân biết, còn ở Việt nam thì bọn họ dấu diếm và đối phó một cách manh mún thiếu tính chiến lược khoa học, như các biện pháp cấp giấy phép cho nhập vàng, cấm buôn bán USD tự do, thả nỗi lãi suất v.v… Và hậu quả cuối cùng những biện pháp này đem lại giá cả hàng tiêu dùng thiết yếu tăng phi mã theo cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Vậy mà 86 triệu người VN vẫn đứng yên chịu trận với đảng cộng sản VN.

Nếu người dân Việt nam còn  im lặng mãi, bỏ mặc cho chính phủ tùy tiện giải quyết một cách lúng túng không hiệu quả  thì nền kinh tế và đời sống sẽ đi về đâu trong tương lai gần trước mắt?
.
.
.

No comments: