Sunday, November 28, 2010

DÒNG DÕI CỨNG RẮN MỚI CỦA BẮC HÀN (Newsweek)


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
27.11.2010

Cuộc tấn công chết người vào Nam Hàn báo hiệu một giai đoạn hung hăng kéo dài, bắt nguồn từ sự thay đổi lãnh đạo ở Bình Nhưỡng.

Cuộc tấn công bất ngờ hồi tuần trước của Bắc Hàn vào vùng biên Yeonpyeong của Nam Hàn Quốc đáng lo ngại không chỉ bởi vì nó đánh dấu việc lần đầu tiên thường dân đã bị nhắm mục tiêu và sát hại sau khi chiến tranh kết thúc hơn một thế kỷ rưỡi trước đây. Thực hiện trong bối cảnh nguy hiểm, có tính cách “kề cận chiến tranh” gần đây - vụ đánh chìm tàu Cheonan, gây căng thẳng các xung đột gần biên giới, việc tiết lộ một nhà máy sản xuất hạt nhân bí mật và rõ ràng điều này không còn chỉ là những trò diễn tuồng của vương quốc ẩn dật này nữa.

Tuy nhiên, các quan chức phương Tây và hai bên Triều Tiên tiếp tục nhìn thấy - hoặc hy vọng - rằng sự leo thang mới nhất này là sự vùng vẫy của Bắc Hàn để mong tìm một vị trí tốt hơn tại bàn đàm phán, đặc biệt là, khi đất nước vẫn tiếp tục bị thiếu lương thực trầm trọng. Sự thật khó nghe phải không ? Những gì chúng ta đang nhìn thấy, nhiều khả năng là sự khởi đầu cuộc chuyển dịch của một chính sách cứng rắn, loại chính sách mà thế giới đã từng không nhìn thấy nữa kể từ sau cuộc chuyển quyền mới đây của chế độ kiểu Stalin, khi vị Lãnh tụ Kính yêu, Kim Jong-il, đã nhận dây cương từ Kim Il Sung, cha của mình. Lý do khiến kịch bản này đáng sợ chính là những quyền lực bên ngoài Bắc Hàn, thậm chí cả Trung Quốc, đất nước gần nhất mà Bắc Hàn từng có được trong tính cách là một đồng minh – đã có ít sức bẩy tác động trong việc thay đổi hành vi tâm thần phân liệt của miền Bắc.

Theo như hai quan chức chính phủ cao cấp, những người đã không có thẩm quyền tuyên bố bởi vì họ đang tham gia vào các cuộc thương thảo đang diễn ra, nếu không có gì khác xảy ra, tòa Bạch Ốc đang chấp nhận một thái độ chờ xem, bởi vì các lựa chọn để đối phó với một chế độ Bắc Hàn táo bạo như vậy là có hạn chế. Được phép như thế, Hàng không Mẫu hạm USS Washington đã được điều đến cuộc tập trận bốn ngày với Hải quân Nam Hàn, nhưng động thái này chủ yếu là có tính tượng trưng. Washington đang ở trong một vị trí đặc biệt giới hạn bởi vì bất kỳ nhượng bộ nào, cụ thể là trở lại với cuộc đàm phán lục quốc cũng có thể được xem như là sự khuyến khích loại bắt nạt này, hai viên chức cao cấp đã cho biết.

Thật vậy, cuộc pháo kích hồi tuần trước đã diễn ra trong cùng một vùng biển nơi xảy ra vụ đánh chìm tàu quân sự Nam Hàn Cheonan, sát hại 46 thủy thủ trong tháng này. Tin tức cũng đã xuất hiện vào cuối tháng Mười, từ hai đoàn đại biểu Mỹ trở về nước, rằng chế độ có trang bị vũ khí hạt nhân đã bí mật xây dựng một nhà máy sản xuất hạt nhân thứ nhì, khiến nhiều nhà phân tích nghĩ rằng quân đội Bắc Triều Tiên chẳng bao lâu nữa sẽ tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba .

Bằng chứng ngày càng rõ từ các chuyến bay không ngưới lái và các đe dọa của Bắc Hàn trong những tháng dẫn đến cuộc đột kích gợi ý về một cuộc tấn công có chủ ý. Nhưng động thái trông như hướng vào bên trong nội bộ của họ, cho thấy rằng Kim Jong Un, người con trai thứ ba của Lãnh tụ Kính yêu đã bắt đầu tiến trình đổ bê tông cho cơ sở quyền lực của mình trong một xã hội ưu tiên về quân sự. Người thừa kế có khuôn mặt trẻ con này được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh chìm tàu Cheonan. Những sự cố này tương tự như các trò hề chết người của Kim Jong-il trong những năm đầu tiên của ông ta trong vị trí chờ đợi lên ngôi. Năm 1983, ông dàn dựng một vụ ám sát Tổng thống Nam Triều Tiên, người đã đi du lịch ở Miến Điện. Âm mưu không thành công này đã giết chết 21 người, bao gồm một số thành viên của nội các Nam Hàn. Bốn năm sau, ông bị cáo buộc chủ mưu vụ đánh bom một máy bay chở khách Nam Hàn bay về Hán Thành, theo điệp viên Bắc Hàn Kim hui-Hyon, vụ tấn công đã giết chết tất cả 115 người trên máy bay.

Sự kiện là quay lại với các chiến thuật từ thời Chiến tranh Lạnh đánh dấu sự nổi lên của các tướng lãnh, những người đang củng cố sự kiểm soát của họ đối với chàng Kim non trẻ. Từ năm ngoái, khi những tin đồn thừa kế chuyển quyền bắt đầu rỉ ra, tiếng nói công khai của Bình Nhưỡng đã nổi thành các thang âm ngày càng hiếu chiến của các cơ quan quân sự, chẳng hạn như Ủy ban Quốc phòng và Quân đội nhân dân Triều Tiên hơn là từ Bộ Ngoại giao tương đối chừng mực.

Động lực quyền thế đang thay đổi nhanh chóng: Kim Jong-il trông thấy phải hạ mình trước các tướng lãnh diều hâu của mình - chứ không có cách nào khác, để mà củng cố người con trai còi cọc của mình. Mặc dù anh ta không hề có kinh nghiệm quân sự, Kim trẻ đã được giao cho một hạng tướng bốn sao vào tháng Chín này trong một cuộc họp hiếm có.

Có thể chính là cuộc đấu đá nội bộ này, chứ không phải là sự thôi thúc phải trở lại bàn đàm phán lục quốc, đã đưa đến cuộc xâm lược gần đây. Trong lịch sử, Bắc Triều Tiên chưa bao giờ thương thảo với các nhà lãnh đạo ngoại quốc yếu kém, và cả Washington-với cuộc bầu cử giữa kỳ thảm hại của đảng Dân chủ, và Tokyo-với tỷ lệ ủng Naoto Kan xuống thấp kỷ lục, đều đang có các nhà lãnh đạo vướng bận đấu tranh. Chiến lược hơn, chế độ Bình Nhưỡng có thể cảm nhận được rằng sau năm 2012, họ sẽ không có được một thoản thuận thuận lợi hoặc lâu dài, khi Mỹ, Hàn Quốc, và Nga bầu cử tổng thống của họ và Hồ Cẩm Đào sẽ bước xuống ở Trung Quốc.

Các cuộc đấu đá tranh giành nội bộ có tiềm năng nguy hiểm đảo ngược Bán đảo Triều Tiên vào một cuộc chiến đấu nghiêm trọng hoặc dai dẳng hơn. Mặc dù người Nam Hàn phản pháo lại, phản ứng của họ là chừng mực nếu không muốn nói là yếu. Nhưng lập trường của Seoul đang cứng rắn hơn, với vị tổng thống bảo thủ Lee Myung-bak, người đã ra khỏi “chính sách Ánh dương” từng có từ lâu đời với phía Bắc - đã ra lệnh tăng cường phòng thủ cho bán đảo và các biện pháp tham dự tích cực hơn. Sau cuộc viếng thăm Yeonpyeong của vị chỉ huy quân đội Mỹ tại Nam Quốc vào thứ Sáu, miền Bắc phản ứng bằng một cuộc thực tập pháo binh đáng báo động, và hãng tin chính thức của họ đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng "tình hình bán đảo Triều Tiên nhích gần hơn tới bờ vực của chiến tranh". Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn cũng vừa được thay thế tuần trước khi đối diện với những chỉ trích về phản ứng quân sự mềm mỏng của đất nước. Không phải là không còn phương cách xoay sở, không lâu sau vụ tàu Cheonan bị đánh chìm, Lee đã thôi không đòi hỏi lời xin lỗi chính thức như là một điều kiện tiên quyết để đàm phán và đã từ bỏ ý tưởng sử dụng loa phóng thanh để nguyền rủa lính bảo vệ Bắc Hàn tại khu phi quân sự với các tuyên truyền chống cộng .

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc, đất nước đang ngày càng bực bội với Bình Nhưỡng là kẻ có thể làm thay đổi tình hình. Dù không hề có chia rẽ công khai về chính sách đối với Bắc Hàn, Bắc Kinh không hề muốn một Bình Nhưỡng táo bạo sẽ làm nổi bật lên cuộc đối đầu khiến gây rối cho Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ vào một thời điểm khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo chưa được thử thách kế tiếp của Trung Quốc đang chuẩn bị lên ngôi. Tuần này, tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đang kêu gọi các đối tác Trung Quốc của mình để yêu cầu một lập trường cứng rắn hơn, có thể là bằng cách kêu gọi sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho hành động ngọai giao của Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh đã phải miễn cưỡng gây áp lực đến người hàng xóm bất ổn của mình, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có xem cuộc tấn công mới nhất này như là một sự đe dọa đến hòa bình khu vực, do đó là mối đe dọa lớn hơn sự bất ổn định trong nội tình Bắc Hàn hay không.

Hiện nay, không ai có thể kham nổi một cuộc chiến tranh, có vẻ như khu vực này sẽ phải ở trong một tình trạng dài lâu của các khiêu khích chỉ trỏ mắng chửi nhau mê say, trừ khi Bắc Hàn tấn công vào trong lãnh thổ Đại Hàn. Có vẻ như Kim và đám ngu độn của y lại xoay sở để tối thiểu cũng được trở lại sân khấu trung tâm một lần nữa.
.
.
.

No comments: